Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Để chữa hăm cho trẻ sơ sinh có rất nhiều cách khác nhau, tuy nhiên thay vì sử dụng các loại thuốc kem bôi có chứa hóa chất hay chất bảo quản thì các mẹ có thể tham khảo một vài mẹo chữa hăm tã vừa đơn giản, hiệu quả lại dễ dàng sử dụng dưới đây.

1. Hăm tã là hiện tượng diễn ra phổ biến ở trẻ

Sở dĩ hiện nay tỷ lệ trẻ bị hăm tã nhiều là do tần suất sử dụng tã bỉm giấy nhiều, đặc biệt trong quá trình dùng tã bỉm thì các mẹ lại không chú ý thay thường xuyên, thậm chí có khi phát hiện thì tã đã đầy phân và nước tiểu, tạo điều kiện dẫn tới hăm da. Ngoài ra việc dùng các loại tã giấy chất lượng kém, khả năng thấm hút và chống trào ngược kém nên rất dễ bị hăm, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc do đau rát và ngứa ngáy.

2. Các cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh

2.1. Mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh tã bằng lá khế

Theo đông y thì lá khế có tính mát, có khả năng sát khuẩn cực tốt, đặc biệt lá khế lại lành tính nên có thể dùng để tắm hoặc đun nước uống khi bị nóng. Bên cạnh đó do có tính mát nên lá khế còn được dùng nhiều để chữa hăm cho trẻ sơ sinh, dị ứng, mẩn ngứa rất an toàn.

Chính vì thế nếu như bé nhà bạn mà bị hăm tã thì có thể dùng một nắm lá khế đem rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng tầm 15 phút cho hết bụi bẩn rồi cho vào nồi nấu sôi cùng 1 lít nước. Khi sôi thì tắt bếp đợi bớt nóng rồi cho trẻ tắm hàng ngày. Sau khi tắm xong thì rửa qua với nước ấm sạch, giúp làm dịu tổn thương và nhanh hết hăm.

chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế

2.2. Mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh

Trà xanh là loại thảo dược có chứa nhiều vitamin C cùng các kháng thể tốt cho da, chính vì vậy sử dụng trà xanh chữa hăm cho trẻ sơ sinh sẽ rất an toàn. Các mẹ chỉ cần dùng trà xanh vài ngày là tình trạng hăm của bé sẽ giảm đáng kể.

Theo đó các mẹ lấy một nắm trà xanh rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước để nguội rồi đem tắm cho bé, ngày tắm 1-2 lần sẽ giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng hăm tã. Lưu ý trong quá trình tắm thì mẹ nên lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước da, tắm xong thì dùng khăn mềm sạch lau khô người, có thể rửa 3 – 4 lần 1 ngày để hiệu quả nhanh hơn.

2.3. Mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Lá trầu không được biết tới là loại thảo dược có chứa các hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế sự xâm nhập và phát triển của các loại vi khuẩn có hại cho vùng da của bé, nhất là khả năng chống nấm mạnh. Để chữa hăm cho trẻ sơ sinh thì các mẹ có thể dùng 3 – 4 lá to, rửa sạch bằng nước muối loãng, không lấy lá quá già hoặc quá non. Đun cùng 1-2 lít nước, đun sôi vài phút rồi để nguội đem tắm. Các mẹ có thể lấy khăn mềm thấm nước trầu không thấm vào vùng da bị hăm của bé khoảng 3 – 4 lần, thực hiện kiên trì khoảng 3 – 4 ngày là các triệu chứng hăm tã sẽ sớm biến mất.

2.4. Mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Dầu dừa nguyên chất cực kỳ an toàn và tốt cho sức khỏe. Trong dầu dừa có chứa nhiều tinh dầu, chất béo, nhất là các vitamin E, có tác dụng chống viêm, giảm đau và sát trùng cực tốt. Đồng thời có tinh dầu cao, cung cấp độ ẩm giúp mượt tóc, dưỡng da và chống rạn da, có tác dụng trị hăm cho trẻ rất hiệu quả mà lại còn an toàn.

Theo đó các mẹ có thể dùng dầu dừa để massage vùng da bị hăm của trẻ, massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút để dầu dừa thấm sâu vào da, đặc biệt không nên mặc tã ngay để vùng da bị hăm được thông thoáng, thoải mái để vùng da tổn thương sớm bình phục, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Chữa hăm da bằng dầu dừa cho bé

3. Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng Kem EmBé

Kem EmBé– giải pháp hoàn hảo để chữa hăm da cho trẻ sơ sinh và bảo vệ làn da bé toàn diện được chiết xuất hoàn toàn từ nano curcumin – tinh nghệ siêu thẩm thấu và các thảo dược thiên nhiên được tinh chiết từ cúc la mã, dầu hạnh nhân, vitamin E… giúp dễ dàng len lỏi sâu vào các tế bào da, tăng khả năng đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy.

Sản phẩm không chỉ có tác dụng kháng viêm, chống hăm mà còn có thể sử dụng trong các trường hợp da trẻ bị mẩn ngứa do viêm hoặc côn trùng đốt giảm nhanh các triệu chứng sưng ngứa mà còn ngăn ngừa không để lại sẹo, thâm trên da bé tạo điều kiện cho làn da bé luôn khỏe mạnh, hồng hào.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…