Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Một số biểu hiện của hăm da là gì và cách điều trị

Một số biểu hiện của hăm da là gì và cách điều trị

Với những gia đình có trẻ nhỏ, chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với bệnh hăm. Da trẻ vốn dĩ dễ chịu ảnh hưởng của các tác nhân khác. Tình trạng hăm da ở trẻ thường xảy ra vào lúc giao mùa nóng lạnh, cơ thể trẻ toát nhiều mồ hôi gây tắc lỗ chân lông. Vậy hăm da là gì? Biểu hiện của nó ra sao và khi trẻ bị hăm da các mẹ phải làm gì để có thể bảo vệ sức khỏe thật tốt cho các con.

1. Biểu hiện của hăm da là gì?

Trẻ sơ sinh thường được mẹ đóng bỉm quấn tã cả ngày. Bởi tính tiện lợi, dễ dàng sử dụng trong việc chăm sóc cho trẻ. Tuy tiện lợi là vậy nhưng sử dụng các loại sản phẩm đó rất dễ gây nên hăm ở vùng dưới của bé. Điều đó làm cho các bé khó chịu và quấy khóc. Theo nghiên cứu, có đến 50% trẻ sinh da bị hăm da.

Biểu hiện của tình trạng này là cổ, nách đặc biệt là háng, mông bị đỏ, nổi mụn đỏ gây đau rát vùng da bị hăm đó hơn so với các vùng khác. Nó thậm chí có thể chảy máu hoặc mưng mủ làm cho trẻ đau khi đi tiểu tiện trẻ hay bực bội và cảm thấy khó chịu.

Trẻ sơ sinh thường đi tiểu rất nhiều lần trong ngày khiến cho vùng hậu môn và háng luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đặc biệt, nếu các mẹ không chú ý thay tã đúng thời gian hoặc quên không thay tã, vi khuẩn trong tã sẽ có điều kiện phát triển, sinh sôi, nảy nở. Tình trạng hăm của bé sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn ở khu vực nhạy cảm này.

Có nhiều biểu hiện để nhận ra bé bị hăm. Những trẻ dễ mắc hăm là các bé thường đi tiểu quá nhiều, không được thay tã thường xuyên. Các trẻ thường tiêm thuốc kháng sinh cũng có nguy cơ bị hăm. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ mà mẹ phải uống thuốc kháng sinh, nguy cơ hăm da cũng tăng lên. Trẻ có làn da nhạy cảm. Bé bị hăm phổ biến là từ 4 -15 tháng nhưng nhiều nhất là giai đoạn từ 8-10 tháng khi trẻ đang bắt đầu tập ăn.

hăm da là gì

2. Biện pháp trị hăm da là gì?

Việc tìm ra các giải pháp để chữa trị bệnh hăm là điều hết sức quan trọng và cấp bách. Khi phát hiện bé bị hăm da, mẹ nên sử dụng các sản phẩm điều trị hăm uy tín, có nguồn gốc tự nhiên để tránh gây kích ứng da trên cơ thể bé. Cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng mát, tránh việc mặc đồ quá chật cho bé dễ gây cọ xát làm da trẻ tiết ra mồ hôi. Luôn giữ cho vùng dưới của bé được sạch sẽ, thoáng mát. Phải thường xuyên thay tã cho trẻ, không được cho trẻ mặc các loại tã ướt, bẩn, hàng hết hạn sử dụng.

Hăm da là bệnh phổ biến nhưng may mắn là bệnh có thể để điều trị được. Bệnh sẽ khỏi sau 3 đến 4 ngày nếu mẹ biết cách phòng tránh đúng cho bé.

cách trị hăm da là gì

Vậy là cũng không quá khó khăn để giải thích cho các mẹ về hăm da là gì phải không nào? Ở mức độ nhẹ bệnh lý này chỉ gây ra những thương tổn cơ bản về vùng da ở bên ngoài của bé nhưng nếu nặng hẳn nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng cho bé. Người lớn nên thường xuyên đưa bé đi khám sức khỏe thường xuyên và chú ý quan sát sự thay đổi của bé trong sinh hoạt hàng ngày để có thể sớm phát hiện và chữa bệnh cho bé khi bị hăm.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…