Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Một số điều cần biết về bệnh hăm da

Một số điều cần biết về bệnh hăm da

Hăm da là tình trạng diễn ra hầu hết đối với các bé đặc biệt là trẻ mới sinh. Các vùng bị ảnh hưởng nhiều  nhất như: nách, bụng, cơ quan sinh sản, háng, bẹn…sẽ để lại cho trẻ những cảm giác vô cùng bứt rứt. Nếu kéo dài có thể tăng nguy cơ tổn thương da nghiêm trọng. Vì thế muốn chăm sóc con cái luôn được khỏe mạnh, mẹ hãy trang bị cẩm nang kiến thức thật dày dặn về bệnh hăm da nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm da

– Không thay bỉm thường xuyên, để nhiều giờ, lạm dụng tã, bỉm 24/24 trong ngày tăng nguy cơ viêm nhiễm da từ vi khuẩn.

Bệnh hăm da có thể do sự cọ xát giữa da và quần áo trẻ mặc trên người gây đau, xót cho vùng bị thương

– Thời tiết nắng nóng mùa hè và mưa nhiều, nồm độ ẩm, nhiệt độ tăng dẫn tới biến đổi sinh lí, sự trao đổi lưu thông không khí không được ổn định làm bé bị hăm.

– Các loại kem, thuốc bôi có thành phần chứa chất độc hại, dị ứng không phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.

– Trẻ ăn quá nhiều các loại thức ăn cứng

– Trẻ bị chàm bội nhiễm, dùng kháng sinh liều cao.

– Trẻ bị tiêu chảy kéo dài khiến da tiếp xúc với phân và nước tiểu gây ngứa ngáy, dị ứng, hăm da.

– Quá trình vui chơi, hoạt động làm bé tiết ra mồ hôi quá nhiều, cơ thể không được khô ráo, sạch sẽ.

– Đại đa số bé bị hăm là những trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu các chất trong cơ thể nhất là can xi và chất béo để phát triển toàn diện.

bệnh hăm da

Bệnh hăm da là bệnh lý phổ biến ở trẻ

2. Triệu chứng nhận biết bệnh hăm da

Hăm da là sự viêm nhiễm tại các nếp gấp da trên toàn thân trẻ ở tại các bộ phận khác nhau điển hình là kẽ ngón tay, chân, nách, cổ, háng, bẹn. Hăm da hầu hết gặp ở tất cả các bé nhưng không có truyền nhiễm, lây lan. Dấu hiệu của trẻ nếu bị hăm da là: Bị mẩn đỏ; phồng rộp; bong tróc; Ngứa ngáy; mất ăn, mất ngủ; ứ dịch, lở loét; quấy khóc, sợ đi vệ sinh

Tùy theo cơ địa phản ứng của mỗi người mà mức độ ảnh hưởng về hăm sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu phát hiện được sớm thì thời gian để điều trị không mất nhiều. Ở cấp độ nhẹ, chúng ta đã có thuốc để bôi lành vết thương nhanh chóng nhưng nếu nặng sẽ làm trẻ mắc các bệnh nguy hiểm về da liễu như chàm, ung thư, hoại tử da. Sự quan tâm kịp thời của bố mẹ là việc làm thiết yếu giúp trẻ không có khả năng cao mắc bệnh hăm da.

bênh hăm da

Triệu chứng của bệnh hăm da khiến trẻ quấy khóc

 

3. Cách ngăn ngừa bệnh hăm da

Để giảm thiểu tình trạng hăm tã cho con, người lớn cần hết sức lưu ý một số thói quen sinh hoạt sau:

– Tránh cho con mặc trang phục có chất vải dày, cứng, chật chội nên mặc thoải mái các loại sản phẩm làm từ cotton mềm mịn.

– Sau khi tắm, phải dùng khăn mềm lau khô, giữ da bé được khô, không ẩm ướt. Đồng thời, hạn chế mặc bỉm trong thời gian dài cho bé

– Không đưa trẻ ra ngoài trời trong mùa hè nhất là buổi trưa khoảng thời gian từ 11h đến 2h chiều. Bật điều hòa trong phòng ngủ của bé với nhiệt độ trung bình luôn là 28 độ c.

– Chọn lựa tã, bỉm siêu thấm, hút tốt có nguồn gốc từ tự nhiên, thương hiệu rõ ràng, phù hợp với độ nhạy cảm da trẻ.

–  Sử dụng các loại thuốc chiết xuất từ thảo dược an toàn thay thế kháng sinh, để nâng cao hệ miễn dịch.

– Cung cấp đầy đủ một số chất quan trọng và cần thiết trong thực đơn hàng ngày của bé đặc biệt là rau, củ, quả xanh, trái cây, vitamin,khoáng chất, nước lọc.

– Cần đưa bé đi thăm khám theo định kì xác định tình hình sức khỏe, thực hiện theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, hạn chế tự ý dùng thuốc tại nhà khi không có hiểu biết sâu sắc về nó.

Về tổng thể, bệnh hăm da không nguy hiểm và có thể hoàn toàn điều trị khỏi ngay sau vài ngày nếu biết cách chữa. Mẹ hãy luôn lắng nghe những vấn đề về sức khỏe của trẻ để nếu không may bé nhà mình bị hăm thì sẽ không còn phải bỡ ngỡ nhé! Chúc các mẹ chăm con thành công trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…