Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Những điều không nên làm khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Những điều không nên làm khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Tình trạng hăm da diễn ra phổ biến ở trẻ, hăm da làm cho trẻ khó chịu, quấy khóc ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nuôi con nhỏ của người lớn. Vậy nên làm gì khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh? Sau đây sẽ là một vài kiến thức hăm da cho chúng ta tham khảo

1. Đóng tã nhiều

Nguyên nhân gây nên tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh chính là do sử dụng bỉm. Các loại bỉm, tã không có xuất xứ nguồn gốc đảm bảo, hết hạn sử dụng hoặc không phù hợp với làn da của con đã vô tình làm cho bé bị hăm nhiều hơn. Vì vào mùa nóng nực mẹ thường xuyên đóng bỉm, tã liên tục mà không để cho vùng bẹn của bé được thoáng mát nên các nốt mần đỏ sẽ xuất hiện trên da trẻ. Khi bé bị hăm tã thường có các biểu hiện như: ngứa, đốm nốt đỏ li ti mọc lên một chỗ hoặc nhiều chỗ tập trung ở mông, đùi, bẹn và cơ quan sinh dục.

Vì thế để giúp bé không bị hăm mẹ cần giữ cho da trẻ luôn được sach sẽ, thay đổi tã khi tã đã bẩn hoặc những khi bé vừa đi vệ sinh xong để tránh tình trạng vi khuẩn tấn công. Mẹ nên thay tã sau 2-4h đồng hồ và dùng nhiều vào ban đêm khi trẻ đi ngủ thì cách 4 tiếng lại chịu khó thay cho bé 1 lần.

chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Đóng bỉm nhiều có thể gây hăm da cho bé

2. Sự thờ ơ với hăm da của cha mẹ

Trẻ nhỏ chịu sự tác động lớn nhất từ người lớn và khi bị hăm thì cha mẹ chính là người có thể chữa trị cho chúng. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại cho rằng hăm da chỉ là một tình trạng nhẹ, phổ biến, hầu hết trẻ nhỏ nào cũng sẽ đều mắc phải và có thể điều trị được. Nhưng chính vì sự chủ quan đó mà khi để tình trạng hăm kéo dài mới phát hiện thì lúc đó mới hốt hoảng giật mình. Đúng là nếu ở mức độ nhẹ, hăm da có thể chữa được tại nhà.

Nếu khi hăm da lan ra toàn bộ cơ thể thì rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Lúc này da trẻ dễ có nguy cơ về các bệnh da liễu, viêm da, loét da,… Trong trường hợp không mong muốn như thế chúng ta nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để sớm điều trị kịp thời. Thế nên việc cẩn thận đề phòng hăm da ngay từ những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày là điều người lớn không được bỏ qua khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh.

chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Khi bé bị hăm da cần ngay bôi ngay thuốc

3. Sử dụng phấn rôm khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Chúng ta không nên dùng bột phấn rôm để thoa lên vùng da hăm tã vì nó sẽ làm bít lỗ chân lông, gây kích ứng cho da của trẻ. Phấn rôm thường được dùng cho trẻ chống ẩm ướt khi tắm xong. Nhưng nhiều người chưa hiểu rõ về việc sử dụng nó. Trên thực tế phấn rôm sẽ gây hại cho trẻ khi bé hít vào, làm viêm da nặng hơn. Thành phần của phấn có kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm dễ gây ảnh hưởng cho đường thở, sức khỏe của con nhất là các bé gái khi thoa phấn rôm vào vùng bẹn sẽ có thể ảnh hưởng đến buồng trứng về sau.

4. Chú ý không gian phòng ngủ

Mẹ có biết rằng phòng ngủ của trẻ rất quan trọng trong quá trình điều trị tình trạng hăm da hay không? Hoạt động ngủ là nhu cầu thiết yếu, rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của bé. Nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng khoảng 28 độ c, không quá cao hoặc thấp so với nền nhiệt ngoài trời để con dễ dàng thích nghi khi đi ra ngoài. Nếu thời tiết xấu, môi trường xung quanh bị ô nhiễm nên đóng cửa sổ, cửa ra vào cho bé giữ độ ẩm.

Vào mùa hè cần tạo cho trẻ có chút ánh sáng từ tự nhiên để khô thoáng phòng hơn. Người lớn cũng có thể đặt chậu nước sạch trong phòng ở một vị trí nào đó. Ngoài ra tất cả không gian, đồ đạc phải thoáng mát , dễ chịu cho con khi ngủ. Thường xuyên giặt chăn ga, thảm lót sàn để loại trừ nguy cơ xâm nhập của các loài vi khuẩn tới vùng hăm da.

Trong quá trình chữa hăm cho trẻ sơ sinh các mẹ cần đặc biệt tránh xa ba điều không nên đã nói trong bài viết trên để có thể sớm trị hăm hiệu quả cho con. Hi vọng các mẹ sẽ luôn thành công trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con trẻ.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…