Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Những lưu ý trong cách trị hăm cho bé

Những lưu ý trong cách trị hăm cho bé

Những vết hăm tã làm trẻ đau rát khiến trẻ quấy khóc, ăn không ngon và ngủ không yên giấc. Nhưng đừng nóng vội, hãy bình tĩnh xử lý nhé, bé sẽ khỏi trong vòng 3-4 ngày thôi. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách trị hăm cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà mà mẹ nên biết.

1. Lập tức ngừng đóng tã, bỉm cho bé

Khi thấy bé xuất hiện những triệu chứng bị hăm đầu tiên như: ửng đỏ, căng da (tập trung nhiều ở vùng xung quanh hậu môn) sau đó các vết đỏ đậm hơn làm bé đau rát, mẹ cần bỏ bỉm, tã để vùng mông bé được thông thoáng.

Việc đóng tã, bỉm khiến các vật này dễ bị cọ sát vào phần bị hăm gây đau đớn, thậm chí làm vết thương của bé nặng hơn. Chính vì vậy cách trị hăm cho bé hiệu quả là dừng ngay việc đóng tã, bỉm cho bé.

trị hăm cho bé

Dừng ngay việc đóng bỉm là cách trị hăm cho bé hiệu quả nhất

2. Vệ sinh sạch sẽ

Mẹ cần nhanh chóng rửa vùng kín và khu vực đóng tã cho bé bằng nước ấm, sạch rồi thấm khô bằng khăn bông mỗi lần bé đi vệ sinh, thay tã mới. Khi rửa cần phải nhẹ nhàng, tránh làm bé đau hoặc xây xước da.

3. Áp dụng các phương pháp trị hăm cho bé tại nhà

Nếu bé bị hăm chưa nghiêm trọng thì mẹ nên áp dụng các bài thuốc trị hăm cho bé bằng các loại lá. Kiên trì thực hiện, xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn.

3.1. Trị hăm bằng lá khế

Đây là cách trị hăm cho bé được rất nhiều mẹ áp dụng. Cách thực hiện rất đơn giản mẹ chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, giã nát với một chút muối, rồi đun sôi và để nguội. Tiếp theo, mẹ chỉ cần lấy khăn mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé. Thực hiện đều  3-4 ngày sau cho hiệu quả đầy bất ngờ.

trị hăm cho bé bằng lá khế

Trị hăm cho bé bằng lá khế an toàn và hiệu quả

3.2. Trà xanh hoặc chè tươi

– Trà xanh/chè tươi là một trong những thảo dược trị hăm cho bé vô cùng hiệu quả. Nếu túi trà thì mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hay bỉm của trẻ để tinh chất tannin có trong trà giúp hút ẩm, tạo cho da bé khô thoáng và phục hồi các vùng da bị tổn thương do hăm. Còn với trà xanh mẹ rửa sạch lá trà rồi đun sôi để nguội rồi rửa vết hăm cho bé.

3.3. Lưu ý khi sử dụng kem trị hăm cho bé

Sử dụng kem trị hăm cho bé thì các bậc phụ huynh chỉ cần tìm hiểu các thành phần có trong kem chống hăm để chọn cho bé một sản phẩm thích hợp và hiệu quả nhất. Mẹ không nên dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì tuyệt đối không dùng lại ngón tay đó để lấy kem mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem cho bé

3.4. Loại bỏ ngay các thứ này khỏi thực đơn của bé

Thực chất, thực phẩm hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã, bởi nó làm thay đổi thành phần phân của bé. Đứng đầu phải kể đến một số loại trái cây có tính axit cao như: Trái cà chua, cam, mâm xôi, việt quất… Khi bé có dấu hiệu hăm tã, mẹ cần loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn dặm của bé ngay nhé.

4. Những nguyên tắc cần nắm rõ khi trị hăm cho bé

Nếu bạn lựa chọn cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng các bài thuốc dân gian thì cần phải nằm lòng những vấn đề sau:

– Phải đảm bảo rằng những nguyên liệu bạn sử dụng để trị hăm  cho bé có nguồn gốc đảm bảo, được rửa sạch để loại trừ vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn và sâu bọ.

– Khi sử dụng các bài thuốc dân gian mà nhận thấy vết hăm tã có dấu hiệu bị kích ứng (lan rộng, tấy đỏ, mẩn đỏ) thì phải dừng ngay lại và đưa bé đến các cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.

– Không nên kết hợp cùng lúc các bài thuốc này với những cách trị hăm da khác như (kem bôi, phấn rôm, sữa tắm) để trị hăm cho bé, vì sẽ rất dễ khiến da bé bị tổn thương, khiến tình trạng hăm tã nặng hơn.

– Song song với đó, trong cách trị hăm cho bé cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ, nhất là mỗi lần bé đi tiểu tiện, đại tiện; thường xuyên thay tã hoặc bỉm, nên mặc cho bé tã lót, quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi, tránh chà sát hoặc làm tổn thương vùng da trẻ bị hăm,…

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…