Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Những sai lầm của người lớn khi trị hăm cho bé

Những sai lầm của người lớn khi trị hăm cho bé

Một trong những bệnh lí mà trẻ nhỏ ngày nay thường hay mắc phải đó là hăm tã. Thực tế việc tìm ra nguyên nhân và cách để trị hăm không phải là quá khó đối với các mẹ. Tuy nhiên, điều trị như thế nào mới là đúng để tránh hiện tượng bệnh lại ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Vì thế khi trị hăm cho bé chúng ta cần tránh mắc những lỗi sai khi chăm sóc trẻ.

1. Sử dụng không đúng sản phẩm thuốc

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều những loại thuốc có thể trị hăm cho bé nhưng không phải thuốc nào cũng như nhau. Việc cha mẹ tự ý đi mua các sản phẩm không lành tính, không an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ đã gây ra những hệ lụy vô cùng xấu. Khi tiếp xúc với chúng vết hăm của trẻ không những không khỏi mà còn bị lở loét, viêm nhiễm nặng hơn. Trẻ ngày càng khó chịu, mất ngủ, sụt cân. Chỉ cần một vài sự thay đổi của thời tiết trẻ lại dễ bị hăm trở lại. Bên cạnh đó làn da của trẻ sẽ không còn được mịn màng, hồng hào như lúc mới sinh. Vì thế tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ trao đổi các triệu chứng bé nhà mình đang gặp phải để lựa chọn những sản phẩm thuốc cho em bé phù hợp nhất.

Những sai lầm của người lớn khi trị hăm cho bé

Sử dụng thuốc trị hăm cần có nguồn gốc rõ ràng

2. Lạm dụng khi dùng phấn rôm cho trẻ

Phấn rôm là loại thuốc quen thuộc của trẻ nhỏ nhưng khi lạm dụng nó trị hăm da cho bé quá nhiều cũng không hề tốt. Theo sự khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì không nên dùng nhiều phấn bột này khi trẻ đang bị hăm. Các chất trong bột phấn làm bệnh lí diễn ra nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện cho nấm và các loại vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh những ảnh hưởng xấu về bề mặt da bên ngoài chúng còn tấn công vào các cơ quan bên trong cơ thể của trẻ nhỏ như: phổi, khí quản, hệ hô hấp,… làm chậm quá trình phát triển của trẻ.

trị hăm cho bé là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm

Lạm dụng phấn rôm có thể gây hăm da cho trẻ

3. Vệ sinh cho trẻ không đúng cách

Vấn đề vệ sinh hàng ngày là điều rất cần thiết đặc biệt là khi trẻ đang bị bệnh. Chúng ta nên hạn chế tối đa việc dùng các loại xà phòng chứa các chất hóa học để  trị hăm cho bé. Thường xuyên thay tã, bỉm để giữ vệ sinh. Vì việc dùng tã là nguyên nhân chính gây hăm da ở trẻ nhỏ. Không nên chà mạnh lên vùng da bị tổn thương, sử dụng khăn sạch và nước ấm thấm lên nơi bị hăm.

Cũng không nên sử dụng giấy ướt hoặc dụng cụ có cồn, propylen để tránh việc da trẻ bị kích ứng với chúng. Sau mỗi lần thay tã người lớn nên rửa tay sạch sẽ, và lau khô cho trẻ để không cho nấm có điều kiện phát triển. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm chứa dầu hoặc oxit kẽm, chúng có thể giảm ngứa và đỏ. Ngoài ra có thể sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu, sữa nguyên chất nhất là sữa mẹ để làm dịu da, nhanh chóng chữa lành vết thương và dưỡng ẩm cho trẻ.

4.Chữa hăm tã từ các liệu pháp dân gian

Việc trị hăm cho bé từ các phương pháp dân gian đôi khi cũng không tốt cho con. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường, các chất thải độc hại xả ra làm cho nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề khiến cho tất cả những thảo dược từ tự nhiên không còn an toàn cho sức khỏe của bé nữa. Khi nguồn nước, đất trồng cây bị bẩn thì hiệu quả chữa bệnh của chúng sẽ không còn mang tính tuyệt đối.

Hiện trạng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích có chứa trong các loại lá phổ biến sẽ làm giảm công dụng trị hăm. Chính vì thế giờ đây lấy lá khổ qua, trà xanh, búp ổi non, lá trầu không,… để tắm cho bé nhiều khi không khỏi bệnh mà còn làm vùng bị hăm lở loét, viêm nhiễm nặng hơn. Người lớn cần trị hăm tã đúng cách cho bé yêu và chọn lựa cho con liệu pháp dân gian phù hợp, tự nhiên nhất để có thể đảm bảo cho sức khỏe của trẻ.

Dù chỉ là bệnh lý phổ biến mà hầu hết trẻ nhỏ đều mắc phải nhưng việc phòng bệnh và tìm ra các phương thức để trị hăm cho bé vẫn là việc làm cần thiết cho mỗi ông bố, bà mẹ. Mong rằng bài viết sẽ giúp mọi người có thể tìm ra những lỗi sai của mình từ đó tránh lặp lại và chăm sóc trẻ được tốt hơn.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…