Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Phải làm gì nếu bé bị hăm tã?

Phải làm gì nếu bé bị hăm tã?

Hăm tã là tình trạng da có những vấn đề khác lạ: ngứa ngáy, mẩn đỏ, dị ứng, gây cảm giác khó chịu. Bệnh lí này rất phổ biến với lứa tuổi sơ sinh. Cùng tìm hiểu những điều mẹ cần nên làm nếu con yêu bị hăm nhé!

1. Không nên dùng phấn rôm khi trẻ bị hăm tã

Mặc dù phấn rôm mang đến nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng sẽ không tốt nếu bé bị hăm mà lại thoa phấn rôm lên vùng da bị thương. Nếu chúng ta đã, đang có ý định dùng sản phẩm này cho con thì tốt nhất nên dừng lại ngay lập tức nha! Hăm tã xuất hiện nhiều ở vùng háng, bẹn, vậy khi rắc phấn rôm vào vùng cơ quan sinh sản nhất là các bé gái tăng nguy cơ ung thư, giảm khả năng sinh sản sau này. Phấn rôm khi thoa quá nhiều phát tán đi vào bên trong buồng trứng không hề tốt cho sức khỏe của trẻ. Viêm nhiễm, ngứa có thể xảy ra, làm bít tắc giãn nở các cơ quan, không thoát mồ hôi.

Trẻ nhỏ khi hít phải phấn rôm, khả năng đường hô hấp bị cản trở rất lớn. Trong phấn rôm có mùi thơm và các chất muối calci, kẽm, bột talc, kích thích li ti len lỏi tích tụ trong phổi làm trẻ thiếu oxi. Mùa nắng nóng, tuyệt đối không bôi phấn rôm nhất là những trẻ sinh non trong lồng kính, sức đề kháng kém, làn da nhạy cảm. Khi có sự chỉ định của bác sĩ, mẹ hãy ngưng sử dụng phấn rôm để bảo vệ sức khỏe của bé.

không nên bôi phấn rôm khi bé bị hăm

Không nên bôi phấn rôm khi bé bị hăm tã

2. Chú ý việc đóng tã, bỉm

Tã, bỉm là nguyên nhân chủ yếu làm bé bị hăm tã cho nên chúng ta cần hết sức để ý quan sát. Nếu loại tã trẻ đang dùng không mạng lại hiệu quả thoải mái, lập tức thay đổi, lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da của trẻ. Đặc biệt khi tã bẩn hoặc sau khi trẻ đi vệ sinh xong phải thay ngay, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn tập trung tấn công.

Tuyệt đối không dùng lại bỉm cũ. Đây là thói quen của nhiều bà mẹ cho con mặc bỉm cả ngày vô cùng nguy hại. Sau 2-3 tiếng nên thay tã cho trẻ, nhiều nhất là 4 tiếng. Thị trường có đa dạng các loại tã, điều quan trọng mẹ phải biết được kích thước, chất liệu không gây kích ứng đối với bé. Thỉnh thoảng, hãy thả rông để trẻ được hít thở không khí thoáng mát, khô ráo.

3. Vệ sinh cho bé

Thói quen lau rửa, tắm mát hàng ngày sẽ phần nào giúp trẻ hạn chế tối đa tình trạng hăm tã. Khi trẻ bị hăm, hãy dùng nước ấm thay cho các loại hóa chất xà phòng độc hại hoặc sữa tắm có mùi thơm. Quá trình vệ sinh không được chà mạnh, gây đau xót, lở da. Dùng khăn mềm tắm cho bé.

Sau khi tắm xong, lau khô mình tránh để người ướt. Mỗi lần mặc quần áo hay đóng tã, bỉm người lớn cần rửa tay sạch sẽ để không gây hại da bé. Cắt móng tay khi thấy dài vì đây là nguyên nhân khiến bé làm xây xát da vào vết thương. Vệ sinh các bộ phận trên cơ thể: mắt,mũi, tai bằng nước muối sinh lí. Phòng ngủ của bé cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, các dụng cụ sinh hoạt của bé phải đảm bảo an toàn.

cần vệ sinh sạch sẽ hi trẻ bị hăm tã

Cần vệ sinh sạch sẽ hi trẻ bị hăm tã

4. Sự thờ ơ của bố mẹ

Người lớn không được chủ quan khi trẻ bị hăm. Hãy chú ý quan sát trẻ bất cứ lúc nào. Khi điều trị, cần tìm hiểu kĩ về triệu chứng, mức độ ảnh hưởng của bệnh để kịp thời đưa ra giải pháp xử lí. Đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Tuyệt đối, phụ huynh không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

5. Thuốc trị hăm

Cơ thể trẻ nhỏ đang trong thời gian phát triển nên không được dùng hoặc phải rất cẩn trọng trong dùng thuốc cho bé. Chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Người lớn trước khi bôi thuốc hăm tã cần biết tác dụng của thuốc,liều lượng, tác dụng phụ và cách uống thuốc. Nói không với kem chứa coroticoid, Paraben. Chọn loại thuốc, kem bôi có chứa lanolin, petrolatum, tinh dầu hoa cúc tự nhiên, dexpanthenol.

Hăm tã rất dễ chữa, vì thế mẹ cũng không cần phải đặt quá nhiều áp lực lên bản thân mình. Chỉ cần chú ý một chút chắc chắn việc điều trị vùng hăm da sẽ hết trong ngắn ngày. Chúc các mẹ thành công.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…