
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt thì phải làm sao?

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt thì phải làm sao?
Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch và sức đề kháng cơ thể còn yếu nên dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công gây bệnh, trong đó tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt hay ở đầu khiến các mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về biện pháp khắc phục và phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân khiến trẻ trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt và các điều trị

Nhiều trẻ sơ sinh có hiện tượng nổi mẩn đỏ 2 bên má hoặc trên đầu khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt và ở đầu phải làm sao? Dưới đây là những bệnh thường gặp khiến cho trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt và đầu, các mẹ tham khảo để tìm ra giải pháp chữa trị cho bé yêu.
Do bị phát ban đỏ
Cha mẹ không cần quá sốt ruột, lo lắng khi con bị hiện tượng mảng da đỏ trên mặt và đầu với những mảng da đỏ với các đốt nhỏ lấm chấm tựa như nốt muỗi chích, trên đầu mỗi đốt có đầu mủ vàng. Không tự ý dùng tay nặn hoặc cạy các đốt này ra, việc làm này sẽ gây đau đớn và tổn thương cho làn da của bé. Vì các nốt phát ban này sẽ nhanh chóng tự hết chỉ sau 7-10 ngày sau sinh mà không để lại dấu vết nào.
Do chàm sữa
Dấu hiệu bé bị chàm sữa
Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, và là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ có liên quan đến tiền căn cá nhân, gia đình bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng.
Chàm sữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi bú mẹ, khoảng 6 tháng tuổi. Biểu hiện của bệnh chàm sữa ở trẻ như sau:
- Xuất hiện những mẩn đỏ ở mặt, hai bên má của trẻ, ít gặp ở chi và thân mình.
- Những mẩn đỏ này sau đó trở thành mụn nước nhỏ li ti, rịn nước, da khô, đóng mài và tróc vảy.
- Chàm sữa sẽ làm cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không yên giấc hay quấy khóc.
Cách điều trị chàm sữa ở trẻ em
- Việc điều trị chàm sữa tùy thuộc vào mức độ tổn thương của mỗi trẻ:
Trẻ bị chàm nhẹ có thể dùng thuốc chống dị ứng và chăm sóc vết chàm thật tốt bằng cách: dùng sữa Cetaphil để tắm cho bé và lau rửa vết chàm 2 lần/ngày.
Trẻ bị chàm nặng hơn phải kết hợp dùng kem có chứa corticosteroid, mẹ lưu ý là phải có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì có thể làm bé nặng hơn.
- Mẹ lưu ý hạn chế tắm bé bằng xà phòng có chất tẩy rửa cao.
- Nếu bé cào gãi nhiều hay cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm các mụn nước vỡ ra, chảy máu thì bệnh sẽ dễ nhiễm trùng. Vì vậy, các mẹ nên lưu ý cắt ngắn móng tay và cho bé đeo bao tay thường xuyên nhé.
Chế độ ăn của bé bị chàm sữa như sau:
- Cần kiêng các thực phẩm, hải sản mà bé hay dị ứng.
- Nếu trẻ còn bú mẹ, người mẹ lưu ý cũng phải kiêng ăn trứng, cá biển, nội tạng động vật, trứng vịt lộn,… đồng thời tránh các tác nhân gây dị ứng trên.
Do mụn

Mụn ở bé sơ sinh là bệnh về da khá phổ biến ở trẻ, bệnh thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần tuổi, với dấu hiệu là những nốt sưng tấy xuất hiện trên má, trán và thái dương của bé giống những cái nhọt. Chúng không gây bất kỳ sự đau đớn nào cho bé, nếu được cha mẹ giữ vệ sinh tốt thì chúng thường tự biến mất trong vòng vài tuần sau đó, nên cha mẹ không cần thiết phải chữa trị những vết mụn này, cũng không cần phải dùng loại kem hoặc gel bôi đặc biệt cho bé.
Do rôm sảy
Rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện, khiến mồ hôi không có đường thoát ra, gây bít tắc. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nắng nóng nhưng đôi khi do trẻ mặc quá nhiều quần áo, hoặc hoạt động với cường độ cao.
Rôm sảy ở trẻ chủ yếu ở đầu, cổ, vai, ngực, lưng và thường sẽ tự hết sau 7-10 ngày nếu bố mệ biết cách vệ sinh da bé đúng cách. Tuy nhiên trẻ nổi rôm sảy ở mặt là khu vực khá nhạy cảm, bố mẹ cần hết sức cẩn thận trong việc chăm sóc cho bé.
Do trẻ bị tăng tiết bã nhờn
Bệnh thường khởi phát khi bé được khoảng 1 tháng tuổi, khi đó xuất hiện những nốt nhọt thường nhỏ hơn nốt mụn trứng cá, kèm theo mủ, xuất hiện ở những vùng da có lông và tóc như trên da đầu, lông mày. Sau đó, những nốt mụn này cũng có xu hướng lan xuống cổ và khuỷu tay. Các mẹ cũng không nên quá lo lắng, những nốt mụn do tăng tiết bã nhờn có khả năng tự biến mất hoặc được điều trị bằng một loại kem bôi đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt hay ở đầu thì phải làm sao cũng như biết được nguyên nhân và cách chữa trị bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ con bạn để trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng
