Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tổng hợp triệu chứng viêm da ở trẻ em phân loại theo bệnh

Tổng hợp triệu chứng viêm da ở trẻ em phân loại theo bệnh

Triệu chứng viêm da ở trẻ em có nhiều dạng biểu hiện, tuỳ vào bệnh khác nhau mà có những dấu hiệu khác nhau. Sau đây là tổng hợp các dấu hiệu viêm da ở trẻ em theo bệnh, mẹ không thể bỏ qua.

Xem thêm:

1. Triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa (chàm da, chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng. Bệnh có thể xảy ra do di truyền (bố hoặc mẹ từng bị bệnh thì bé cũng bị), do cơ địa của trẻ hoặc do sự thay đổi của thời tiết.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ thông thường bao gồm:

  • Bé bị ngứa, vùng da ngứa xuất hiện các mảng đỏ và khô nẻ hơn so với các vị trí khác.
  • Các bọc nước bị vỡ gây ra các tổn thương hở sau đó đóng vảy.
  • Vùng da tổn thương có màu đậm hơn sau khi lành
  • Vị trí xuất hiện thường ở vùng mặt, da đầu, cánh tay và chân. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể lan rộng toàn thân.
viêm da cơ địa ở trẻ em
Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em

2. Triệu chứng bệnh viêm da ở trẻ em do tiếp xúc dị ứng

Viêm da dị ứng xảy ra khi bề mặt da tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng (côn trùng, lông động vật, hóa chất tẩy rửa…). Trẻ bị viêm da dị ứng có các triệu chứng sau:

  • Ngứa: Toàn bộ vùng da tiếp xúc với nguyên nhân có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu làm trẻ gãi và gây sứt xát vùng da đó.
  • Da bị khô, đỏ hoặc phồng rộp ngứa và hơi khó chịu.
  • Triệu chứng ngứa và rát da kéo dài liên tục trong 24 – 36 tiếng sau đó xuất hiện các nốt rộp. Khi nốt rộp bị vỡ sẽ chảy nước sau đó da đóng vảy và sưng.

Khi phát hiện các dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ không nên gãi vùng dị ứng để tránh bị nhiễm trùng.

Viêm da ở trẻ em do dị ứng
Trẻ em bị viêm dạ dị ứng

3. Triệu chứng viêm da ở trẻ em có mủ

Viêm da có mủ ở trẻ em xảy ra khi các tạp khuẩn trên da tăng sinh, tăng độc tố cùng với các điều kiện như vệ sinh kém, sức đề kháng yếu, da bị trầy xước… khiến vi khuẩn xâm nhập vào da gây tổn thương, viêm nhiễm.

Khi trẻ bị viêm da có mủ, mẹ sẽ gặp các triệu chứng viêm da điển hình như sau:

  • Da tấy đỏ, có mụn nhọt, rôm sảy. Sau đó vài ngày các nốt mụn mưng mủ. Khi mụn vỡ ra, đóng vảy vàng hoặc nâu đen.
  • Trẻ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy, liên tục dùng tay gãi vào vết mụn. Đôi khi trẻ còn bị sốt cao, quấy khóc đêm, khó ngủ, bỏ bú bỏ ăn.
  • Ngoài da trẻ còn bị chốc lây, chốc loét, hăm kẽ, chốc mép, viêm quầng…
triệu chứng viêm da mủ ở trẻ nhỏ
Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ nhỏ

4. Triệu chứng bệnh viêm da dầu (viêm da tiết bã)

Hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh do tiết bã hay (dân gian còn gọi là “cứt trâu”) chính là tình trạng viêm da tạm thời và thường biến mất hoàn toàn sau khi trẻ được 3 tuổi. Đây là một trong những dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến.

Khi bị viêm da tiết bã, mẹ sẽ gặp các triệu chứng viêm da đầu ở trẻ em không điển hình như:

  • Mảng da vùng bị viêm thường dày, khô và có vẩy hơi vàng
  • Vị trí: Thường xuất hiện trên da đầu hoặc thỉnh thoảng có ở mí mắt, tai, mũi.

Do nhiều nguyên nhân, bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài đến khi bé hơn 3 tuổi. Lúc này, các triệu chứng mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:

  • Da đầu bị đóng vảy màu trắng, dễ tróc thành gàu. Da tiết nhiều dầu khiến gàu bị dính chặt.
  • Da đầu đỏ nhẹ, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và có thể xuất hiện tổn thương nếu gãi nhiều.
  • Rụng tóc
Viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ
Triệu chứng viêm da tiết bã thể nặng ở trẻ nhỏ

5. Triệu chứng bệnh viêm da ở trẻ em do công trùng cắn

Viêm da do côn trùng cắn thường do kiến ba khoang gây ra. Các biểu hiện viêm da ở trẻ em do côn trùng cắn thường có những đặc điểm sau:

  • Vùng da tổn thương, bị viêm, khiến trẻ cảm thấy bỏng rát tại chỗ
  • Vết viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như cổ, tay, chân, gáy, tai… là nơi mà các loại côn trùng dễ tiếp cận bé
  • Tổn thương xuất hiện dát đỏ, thành vệt, đám theo chiều tay quệt
  • Xuất hiện mụn nước, mụn mủ li ti ở vùng bị viêm
Viêm da do côn trùng cắn
Triệu chứng viêm da ở trẻ em do côn trùng cắn

6. Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

6.1. Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Ưu điểm của bài thuốc dân gian là an toàn, dễ thực hiện, không tốn chi phí. Tuy nhiên, những cách này thường chưa có nghiên cứu khoa học chính xác nên chỉ được khuyến khích áp dụng trong các trường hợp triệu chứng viêm da ở trẻ có mức độ nhẹ. Mẹ có thể tham khảo một số cách như là:

Lá trầu không trị viêm da cơ địa ở trẻ em

  • Công dụng: Theo y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, tính ấm cho tác dụng sát trùng, kháng khuẩn…
  • Cách sử dụng:
    • Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá trầu không rồi vò nát.
    • Bước 2: Làm sạch vùng da bị viêm rồi đắp lá trầu không đã nát lên.
  • Áp dụng liên tục 2-3 lần/ ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Lá trầu
Lá trầu giúp giảm viêm da ở trẻ nhỏ

Lá khế chữa viêm da

  • Công dụng: Lá khế có tính mát, có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng và săn se các vết tổn thương hở. Do vậy, lá khế được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa lựa chọn khi con có vấn đề về da.
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Rửa sạch một năm lá khế tươi
    • Bước 2: Vò nát lá khế để tinh chất thoát ra ngoài .
    • Bước 3: Cho lá khế đun sôi với nước sạch rồi thêm một chút muối hạt để tăng tác dụng.
    • Khi nước nguội bớt thì mẹ có thể dùng để làm sạch vùng da bị viêm cho con.
  • Thực hiện trong 1 tuần là có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
lá khế
Tắm lá khế giúp điều trị viêm da ở trẻ

6.2. Điều trị bằng kem bôi

Khi trẻ bị viêm da, mẹ nên lựa chọn các loại kem bôi có nguồn gốc thiên nhiên để đảm bảo an toàn, dịu nhẹ, làm giảm những triệu chứng viêm da ở trẻ em nhanh chóng. Nên chọn kem bôi có chứa:

  • Nano curcumin: Chiết xuất tối ưu từ củ nghệ giúp tái tạo da nhanh hơn và phục hồi tổn thương do viêm da gây ra. Nano Curcumin nên kết hợp cùng tinh chất Cúc la mã để làm dịu cảm giác ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ giúp bé giảm bớt khó chịu.
  • Kẽm Oxyd: Là hoạt chất quan trọng có tác dụng giữ cho da luôn mềm mịn, làm săn da và kháng khuẩn. Kẽm oxyd giúp tạo lớp màng bảo vệ da và ngăn chặn vùng da tổn thương bị nhiễm khuẩn.
  • D-panthenol & Allatonin, Vitamin E: Bộ ba hoạt chất này có tác dụng tái tạo da tổn thương tốt hơn đồng thời duy trì độ ẩm cho da.
  • Lanolin, tinh dầu hạnh nhân: Làm mềm da bé một cách tự nhiên mà không gây nhờn, bí, tắc lỗ chân lông.

Một số sản phẩm như Kem EmBé có chứa các thành phần trên và đặc biệt không có corticoid và không paraben. Chất Kem EmBé mát lành giúp bé giảm bớt khó chịu, ngăn ngừa và điều trị viêm da hiệu quả, không để lại thâm sẹo.

Kem EmBé làm giảm những triệu chứng viêm da ở trẻ em
Kem EmBé làm giảm những triệu chứng viêm da ở trẻ em hiệu quả

Hy phọng bài viết đã cung cấp tới các bạn những kiến thức bổ ích để nhận ra các triệu chứng viêm da ở trẻ em hiệu quả, có căn cứ và bằng chứng chẩn đoán chính xác. Hãy để lại số điện thoại để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn về bệnh nhé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…