Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Viêm da ở trẻ 3 tuổi – Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị theo từng bệnh

Viêm da ở trẻ 3 tuổi – Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị theo từng bệnh

Viêm da ở trẻ 3 tuổi có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân và dấu hiệu khác nhau, khác với viêm da ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ lớn. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm da ở trẻ em 3 tuổi theo từng bệnh cụ thể.

Xem thêm:

1. Viêm da cơ địa ở trẻ 3 tuổi

1.1. Dấu hiệu, triệu chứng viêm da cơ địa

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em 3 tuổi đặc trưng bởi những dấu hiệu như sau:

  • Da khô, phát ban đỏ: Vị trí tập trung ở vùng da mặt, da đầu, cánh tay, chân hoặc vùng sau tai. Với trẻ 3 tuổi, vùng da quanh đầu gối, khu vực cổ tay, khuỷu tay và vùng mắt cá chân dễ bị hơn do đây là khu vực hay tiếp xúc với bên ngoài. Một số trường hợp nặng bé có thể bị phát ban, nổi mẩn ở toàn bộ cơ thể trẻ.
  • Da bị ngứa ngáy dữ dội: Điều này khiến trẻ hay gãi làm da bị trầy xước, phỏng rộp, có thể chảy nước, đóng vảy do nhiễm trùng. Điều này sẽ khiến trẻ khó chịu, khóc đêm đặc biệt khi trời nóng do mồ hôi thấm vào các vết thương. 
  • Vùng da bé 3 tuổi bị sần sùi, đậm màu hơn: Thường gặp khi bé mắc bệnh dài ngày.
viêm da cơ địa ở trẻ 3 tuổi
Viêm da cơ địa ở trẻ 3 tuổi tại vùng khuỷu tay

1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh mãn tính mà trẻ có thể mắc phải do người thân có tiền sử từng mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như hen, viêm xoang, dị ứng, mề đay. 

Bên cạnh đó, bệnh cũng xuất hiện khi lớp bảo vệ ngoài cùng của da ở trẻ bị hư tổn. Khi hàng rào da bị hư tổn, lượng nước thoát ra ngoài quá mức gây khô da và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm da cơ địa. 

Ngoài ra, ở trẻ 3 tuổi, bé hiếu động dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây dị ứng từ môi trường như bụi nhà, phấn hoa, côn trùng…

1.3. Cách điều trị viêm da ở trẻ 3 tuổi

Viêm da cơ địa sẽ khiến bé ngứa ngáy và khó chịu, thậm chí có thể để lại sẹo cho bé tự gãi. Để điều trị viêm da cơ địa hiệu quả cho bé, bạn cần thực hiện một số phương pháp sau đây

  • Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? Lúc này, da bé khá khô, vì vậy nên không nên tắm cho bé bằng nước nóng mà chỉ nên dùng nước ấm để giữ độ ẩm cho da. Có thể dùng các loại lá như lá trầu không, lá xả… để nấu nước tắm cho bé.
  • Sử dụng một số loại sữa tắm riêng cho trẻ 3 tuổi để phù hợp với làn da đang khá nhạy cảm. Bạn có thể thay thế sữa tắm bằng dầu dừa, dầu oliu vì chúng có tác dụng diệt khuẩn tốt, phù hợp với da đang bị tổn thương của bé.
  • Bôi các loại kem dưỡng ẩm để giữ nước và tăng cường vai trò bảo vệ của hàng rào bảo vệ da. Nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có tính thẩm thấu tốt, hạn chế sử dụng các loại kem gây bết dính khiến bé khó chịu. Bạn có thể chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như Kem EmBé để đảm bảo an toàn, dịu nhẹ.
kem em bé cho trẻ 3 tuổi
Kem EmBé dịu nhẹ với làn da của trẻ 3 tuổi
  • Kem EmBé có chứa bộ đôi Nano curcumin, Cúc la mã có tác dụng giảm viêm ngứa, tái tạo vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo. Kẽm Oxyd, Vitamin E, tinh dầu hạnh nhân duy trì và phục hồi độ ẩm cho làn da, tạo màng bảo vệ da khỏi vi khuẩn. Nhờ đó, bé hết đau ngứa, ngăn ngừa và điều trị viêm da hiệu quả.
  • Sử dụng một số thuốc bôi ngoài da để các vết mẩn ngứa nhanh lành lại. Sử dụng thuốc kháng Histamin như diphenhydramine (Benadryl), hydroxyzine (Atarax), Loratadine (Claritin)…. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con sử dụng mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

1.4. Cách phòng tránh bệnh

Để phòng tránh viêm da cơ địa, phụ huynh cần cung cấp đủ nước cho cơ thể bé, đặc biệt là vào mùa hè. Bên cạnh đó, bạn có thể cho bé ăn nhiều các thực phẩm hay trái cây chứa nhiều nước, vitamin C như dưa hấu, cam, quýt vv…

Cho bé chơi trong môi trường mát mẻ, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và sử dụng sữa tắm phù hợp cũng hạn chế khả năng bé 3 tuổi bị viêm da hơn.

2. Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ 3 tuổi

2.1. Dấu hiệu, triệu chứng 

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em hay viêm da dị ứng thường có các triệu chứng như da khô, đỏ, có dấu hiệu phỏng rộp da, ngứa và hơi khó chịu. Ở trẻ 3 tuổi, cơn ngứa rát kéo dài từ 24 – 36 tiếng, các nốt rộp có dấu hiệu chảy nước kèm theo da đóng vảy và sưng. Vùng da bé bị sưng đỏ và thâm, đặc biệt ở vùng mắt và bẹn khiến bé ngứa ngáy khó chịu nhất là khi trời nóng. 

Với trẻ 3 tuổi bị viêm da tiếp xúc dị ứng do côn trùng thì các vết đỏ, sưng phồng thường là mụn nước, có thể là mụn có kích cỡ to hoặc nhiều chấm li ti tập trung lại. 

hình ảnh viêm da dị ứng
Hình ảnh viêm da dị ứng ở trẻ 3 tuổi

2.2. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ 3 tuổi thường xảy ra do các nguyên nhân như

  • Tiếp xúc với các loại côn trùng mang nọc độc như ong, muỗi, bọ chét, rận vv..
  • Bé bị viêm da dị ứng thời tiết
  • Mang trang sức hoặc vàng có chứa niken
  • Đeo các loại găng tay bằng cao su 
  • Tiếp xúc với nước hoa, mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa hóa chất gây dị ứng cho da
  • Tiếp xúc với chất độc có trong cây sồi hoặc cây thường xuân.

Viêm da dị ứng thường hay gặp nhưng không phải ai cũng bị dị ứng với các dấu hiệu trên. Ngoài ra viêm da tiếp xúc dị ứng còn do các nguyên nhân tiếp xúc với một số hoá chất độc hại hay ánh sáng mặt trời. Việc dị ứng còn tuỳ thuộc vào cơ địa da của bé nên bố mẹ cần hết sức lưu ý.

2.3. Cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ 3 tuổi

Viêm da tiếp xúc ở trẻ 3 tuổi thường kéo dài từ 2 tuần đến 4 tuần, tùy trường hợp có thể kéo dài lâu hơn. Để điều trị viêm dạ dị ứng tiếp xúc, trước tiên mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến con bị dị ứng và loại bỏ các nguyên nhân đó. 

Mẹ cần vệ sinh nhẹ nhàng vùng da bị dị ứng cho bé, có thể tắm cho trẻ bằng bột yến mạch. Trong các trường hợp nhẹ, có thể kết hợp dưỡng da bằng kem dưỡng để làm giảm triệu chứng ngứa rát, dị ứng.

Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể cho bé sử dụng một số loại thuốc bôi và điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng như thuốc kháng viêm, thuốc kháng histamin giảm các triệu chứng ngứa rát cho trẻ 3 tuổi.

Xem thêm: Thận trọng với viêm da dị ứng ở trẻ em

3. Viêm da dầu ở trẻ 3 tuổi

3.1. Dấu hiệu, triệu chứng

Bệnh viêm da dầu hay còn được gọi là viêm tiết bã thường xuất hiện trên vùng da đầu của trẻ nhỏ. Tuy vậy, đây là một bệnh viêm da không phổ biến ở trẻ 3 tuổi. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là có các vùng da bị tróc vảy nhờn, có thể dày có màu vàng. Thường tập trung chủ yếu ở các vùng da nhiều tuyến bã như ở mặt và vùng thân trên cơ thể, đặc biệt là vùng da đầu.  

Lớp vảy mảnh còn có thể xuất hiện ở các vị trí như giữa lông mày, vùng trán giữa trán giữa 2 lông mày, sau tai, rãnh sau tai, ống tai ngoài, nếp gấp dưới mũi và má vv…

Các lớp vảy viêm da ở trẻ 3 tuổi khiến da bé bị nổi sần như da gà, có thể gây ngứa ngáy, đặc biệt là khi trời nắng nóng, tiết mồ hôi nhiều khiến bé vô cùng khó chịu.

viêm da dầu ở trẻ 3 tuổi
Hình ảnh viêm da dầu vùng má ở trẻ 3 tuổi

3.2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân có thể là do vi nấm Malassezia furfur (Pityrosporum ovale). Đây là loại vi nấm ái mỡ thường sinh sống và tồn tại ở các tuyến bã nhờn. Bên cạnh đó, sự tác động của môi trường cũng như yếu tố gen cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm da dầu. 

3.3. Cách điều trị viêm da dầu ở trẻ 3 tuổi

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của viêm da dầu, bố mẹ có thể nhanh chóng làm sạch da đầu trẻ bằng các loại dầu gội chống tiết bã nhờn như pyrithione zinc hay selenium sulfide nồng độ nhẹ 0.5-2%. Dầu gội có đặc tính kháng nấm như ketoconazole cũng rất hiệu quả với trường hợp này.

Với vùng da khác bị viêm da, bạn nên tắm và vệ sinh bằng các loại dầu chuyên dụng cho trẻ em. Dầu dừa hay dầu oliu cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng hiệu quả cho da.

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng các loại thuốc trị ngứa ngoài da cho trẻ em 3 tuổi nhằm giảm các triệu chứng ngứa cho con.

3.4. Cách phòng tránh bệnh

Hãy luôn giữ vệ sinh, giữ khô thoáng cho cơ thể, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Ở lứa tuổi lên 3, các bé thường rất hiếu động và đi chơi nhiều. Khi trẻ vừa vui chơi ngoài nắng về, nếu cơ thể ra nhiều mồ hôi thì nên làm sạch và vệ sinh thân thể cho bé nhanh chóng. Hạn chế để bé đi ngủ khi tóc chưa khô.

4. Viêm da mủ – loại viêm da ở trẻ 3 tuổi thường gặp nhất

4.1. Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn

4.1.1. Dấu hiệu, triệu chứng 

Với bệnh viêm da mủ do tụ cầu ở trẻ 3 tuổi thường xuất hiện các triệu chứng tập trung tại vùng lỗ chân lông của bé.

  • Viêm nang lông nông:

Xuất hiện tại ngay vị trí lỗ chân lông sẽ khiến vùng này sưng đỏ và đau có thể chuyển thành các mụn mủ nhỏ. Khi mụn mủ khô sẽ để lại vảy trắng trên da sau đó sẽ tự bong ra và không để lại sẹo. Viêm nang lông nông thường gây ngứa ngáy khó chịu cho bé.

  • Viêm nang lông sâu:

Lỗ chân lông bị viêm sẽ bị sưng tấy và xuất hiện mụn mủ xung quanh. Các mụn mủ có thể tập trung hoặc xuất hiện rải rác, mụn có màu đỏ. Mụn nổi lên trên bề mặt và cứng, khi nặn có mủ chảy ra. Viêm nang lông sâu không chỉ gây ngứa ngáy cho trẻ mà còn có nguy cơ viêm nhiễm và để lại sẹo. 

  • Nhọt:

Nhọt viêm da ở trẻ 3 tuổi thường gây sưng đau. Bên trong mụn nhọt thường có mủ và có độc tính cao. Mụn nhọt thường sưng khá to, kéo dài nhiều ngày gây khó khăn cho bé trong việc sinh hoạt hằng ngày.

Viêm da do tụ cầu ở trẻ 3 tuổi
Hình ảnh viêm da do tụ cầu tại vùng cằm ở bé lên 3

4.1.2. Cách điều trị viêm da mủ do tụ cầu khuẩn

Khi bị viêm da mủ các vùng da bị nổi mụn thường sẽ đau rát và bạn cần hạn chế việc cho bé gãi vì có thể gây trầy xước và vùng da bị nhiễm trùng.  

Đối với trẻ 3 tuổi, bạn có thể dùng một số dung dịch sát khuẩn nhẹ để làm sạch các vùng bị nổi mủ. Nên dùng nước ấm, hạn chế dùng sữa tắm vì có thể gây nhiễm trùng da cho bé. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp nhất. 

4.1.3. Cách phòng tránh bệnh

Để phòng tránh bệnh viêm da mủ tụ cầu, phụ huynh cần luôn giữ cho cơ thể trẻ được khô thoáng. Cho bé mặc các trang phục có vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi. Khi lau người cho trẻ nên chọn các loại khăn vải mềm để không gây cọ xát và tổn thương cho da. 

4.2. Viêm da mủ do liên cầu khuẩn ở trẻ 3 tuổi

Căn bệnh viêm da ở trẻ 3 tuổi đặc biệt nguy hiêm khi bệnh do liên cầu khuẩn gây ra. Bệnh rất dễ lây lan da các vùng da khác do trẻ bị ngứa ngáy khó chịu gãi nhiều.

4.2.1. Dấu hiệu, triệu chứng 

  • Chốc lây: Là tình trạng trẻ bị rỉ dịch, tiết mủ vàng tạo thành từng đám, bết dính, da trợt đỏ. Chốc lây thường xảy ra ở gặp nhất là đầu, chân tay và cổ, có thể nổi hạch và lây nhiễm
  • Chốc loét: Làn da bé 3 tuổi xuất hiện các vết phỏng nước hoặc phỏng mủ, vùng da xung quanh bị loét, tím tái và thường gặp nhất là cẳng tay, chân  có giãn tĩnh mạch và để lại sẹo.
  • Hăm kẽ: Thường gặp ở những trẻ dư cân và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Vùng da nếp cổ, bẹn mông sẽ bị đỏ, trợ, rỉ dịch, phía ngoài có viền da đau rát. 
  • Chốc mép: Là kẽ mép bị nứt, rớm dịch và đóng vảy vàng.

4.2.2. Nguyên nhân gây viêm da ở trẻ 3 tuổi do tụ cầu

Do tuyến mồ hôi của bé hoạt động mạnh nên mồ hôi dễ bị “kẹt” lại tại các vùng nếp nhăn trên da không thể thoát ra được. Kết hợp với bụi bẩn, vi khuẩn từ đó gây viêm nhiễm.

viêm da ở trẻ 3 tuổi do liên cầu
Hình ảnh viêm da do liên cầu ở trẻ 3 tuổi

4.2.3. Cách điều trị viêm da mủ do liên cầu khuẩn

Bạn có thể tắm cho bé bằng các loại lá làm mát, sát khuẩn như nước chè tươi, mướp đắng hoặc sài đất. Để tránh khiến các vết mụn mủ bị nhiễm khuẩn, không nên để trẻ làm vỡ các vết mụn mủ và làm xước da khiến vùng da bị mụn lây lan rộng hơn. Tốt nhất bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp. 

4.2.4.Cách phòng tránh bệnh

  • Giữ cơ thể bé luôn khô thoáng sạch sẽ mỗi ngày
  • Không sử dụng chung các dụng cụ cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm
  • Tăng cường bổ sung nước và vitamin cho cơ thể bé
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ cay nóng, chứa hàm lượng đường cao

5. Viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn

5.1. Dấu hiệu, triệu chứng 

Bệnh viêm da này không đặc trưng ở trẻ 3 tuổi, không có triệu chứng và dấu hiệu báo trước. Khi trẻ 3 tuổi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn, da trẻ thường xuất hiện những vết mụn hơi sưng, có thể có mụn mủ, các vết mụn có thể rải rác hoặc tụ lại thành từng đám nhỏ. Vùng da bị côn trùng cắn hơi đau nhức và tê buốt và ngứa rát. Có thể lên mụn nước và xẹp sau vài ngày. 

viêm da ở trẻ 3 tuổi do côn trùng cắn
Viêm da do côn trùng cắn khiến trẻ ngứa rát

5.3. Cách điều trị viêm da ở trẻ 3 tuổi do côn trùng cắn

Bạn cần xác định loại côn trùng đó là gì để lấy nọc độc ra khỏi vết thương. Tiếp theo, bạn có thể bôi một 1 ít dầu dừa hay dầu oliu lên vết thương để kháng viêm, hạn chế nhiễm trùng. Đồng thời nên cho trẻ để cơ sở y tế để được bác sĩ chữa trị bằng phương pháp chuyên dụng.

5.4. Cách phòng tránh bệnh

Khi bé ngủ phụ huynh cần mắc màn kín để hạn chế sự xâm nhập của côn trùng. Khi thấy côn trùng chạm vào trẻ, bạn nên xua đuổi khẽ, không nên dùng tay hoặc vật khác đạp mạnh vì có thể làm độc tố của côn trùng lan rộng.

Khi bé 3 tuổi ra ngoài đường thì nên mặc áo dài tay, che chắn cẩn thận. Hạn chế vui chơi gần nơi có nhiều côn trùng sinh sống như bụi rậm, sông ngòi, ao hồ…

Hy vọng với những thông tin trên đây đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích các chứng viêm da ở trẻ 3 tuổi. Hãy chữa trị ngay khi thấy những dấu hiệu trên để bảo vệ làn da bé luôn mịn màng, không thâm sẹo.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…