Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh – Hiểu để điều trị đúng cách

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh – Hiểu để điều trị đúng cách

Chắc chắn khi nhìn thấy từng mảng “cứt trâu” hay còn gọi là viêm da tiết bã trên đầu bé mẹ sẽ thấy khó chịu và muốn “đánh bay” chúng ngay tức thì. Nhưng mẹ hãy từ từ, những mảng bám do viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh cần tìm đúng nguyên nhân để trị tận gốc.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh còn được gọi là viêm da dầu hay “cứt trâu”. Viêm da dầu khiến trẻ gặp phải các tổn thương cơ bản như các mảng dát đỏ, có vảy cứng và thường xuất hiện ở những khu vực chứa nhiều tuyến tiết dầu như đầu, mặt, trước ngực….

Các nguyên nhân được biết đến có thể gây viêm da tiết bã nhờn ở trẻ bao gồm:

  • Trong thai kỳ, tuyến bã nhờn của trẻ tăng hoạt động do tác dụng của hormon androgen truyền từ mẹ sang bé
  • Một số loại vi khuẩn, vi nấm như Nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur), vi khuẩn P. acne
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh viêm da tiết bã( viêm da dầu) ở trẻ sơ sinh

2. Dấu hiệu và triệu chứng

2.1. Dấu hiệu, triệu chứng của viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Để nhận biết bé có phải bị viêm da tiết bã nhờn hay không, mẹ có thể dựa vào các triệu chứng dưới đây. Ở mỗi vị trí khác nhau, biểu hiện viêm sẽ xuất hiện cục bộ từng vùng:

  • Trên đầu:
    • Thời gian đầu trên da đầu có nhiều gàu do các lớp vảy bong ra.
    • Sau khi bị bong nhiều lần, da đầu trở nên đỏ với các nang lông các vùng trán, sau tai, cổ…bị giãn rộng.
  • Ở mặt: Các dát đỏ với vảy da thường xuất hiện ở vùng chữ T như giữa hai lông mày, rãnh mũi má, cằm.
  • Trên người:
    • Đầu tiên các sẩn đỏ xuất hiện cùng vảy mỡ.
    • Sau đó, các nốt sẩn liên kết với nhau tạo thành một mảng giống như cánh hoa và vảy mỏng ở giữa.
  • Tại các nếp gấp trên thân người như trước ngực và liên bả vai, nếp gấp nách, bẹn, dưới vú hay hậu môn…. biểu hiện viêm thường là viêm kẽ, đỏ da với vảy mỡ ở phía trên.
Hình ảnh trẻ bị viêm da tiết bã nhờ trên mặt
Hình ảnh trẻ bị viêm da tiết bã nhờ trên mặt

2.2. Phân biệt bệnh viêm da tiết bã với bệnh vảy nến

Phụ huynh cần thận trọng trong việc xác định bệnh cho con. Trên thực tế, các triệu chứng lâm sàng của viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh khá giống với viêm da vảy nến nhưng nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị lại khác nhau. Do vậy, tốt nhất phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra chính xác.

  • Với viêm da tiết bã: Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy mô bệnh học có hiện tượng á sừng, tăng lớp tế bào gai và xốp bào nhẹ. Dát đỏ hồng, không phân biệt danh giới rõ ràng với vùng da lành
  • Với vảy nến: Lớp sừng có dày sừng và á sừng, mất lớp hạt, tăng gai, thâm nhiễm viêm. Các dát đỏ ở vùng tỳ đè, phân biệt ranh giới với vùng da lành, dát phủ vảy trắng dễ bong, ấn kính mất màu, sờ mềm, không thâm nhiễm, không đau
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh bệnh vảy nến ở trẻ

3. Biến chứng và dấu hiệu bệnh cần đi gặp bác sĩ

3.1. Biến chứng của bệnh viêm da tiết bã

  • Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh là một bệnh mãn tính và có xu hướng nặng lên khi người bệnh căng thẳng, stress kéo dài.
  • Bệnh có thể tiến triển sang biến chứng đỏ da toàn thân và trở nên khó chẩn đoán, điều trị khi trẻ mắc kèm các bệnh viêm da khác như viêm da cơ địa hoặc vảy nến.
  • Bệnh chuyển biến nặng, bội nhiễm, gây nhiễm trùng da, lở loét, chảy mủ
Biến chứng của viêm da tiết bã đối với trẻ sơ sinh
Biến chứng của viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

3.2. Khi nào trẻ cần phải đi đến cơ sở y tế?

Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng viêm da tiết bã có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé. Vì vậy, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé có những dấu hiệu dưới đây:

  • Bé khó chịu đến mất ngủ, hay quấy khóc ban đêm và bỏ ăn, uể oải, lười hoạt động.
  • Các vết thương hở bị loét rộng, lâu không khỏi, mẹ nghi ngờ các vết tổn thương có thể nhiễm trùng
  • Bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi điều trị tại nhà.

4. Cách điều trị bệnh viêm da dầu ở đầu cho trẻ

Theo các bác sĩ, viêm da tiết bã không khó điều trị. Mẹ có thể áp dụng các phương pháp phổ biến như mẹo dân gian, kem bôi ngoài da, thuốc uống theo hướng dẫn từ bác sĩ. Kết hợp với đó là chế độ dinh dưỡng phù hợp, cho trẻ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, nâng cao chất lượng của bé.

4.1. Điều trị bằng phương pháp dân gian

Ưu điểm của phương pháp này là các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, dễ làm và khá an toàn.

4.1.1. Dầu dừa

  • Công dụng: Trong dầu dừa có chứa nhiều Vitamin E, các enzyme có khả năng khử khuẩn và giữ ẩm cho da rất tốt. Hơn nữa dầu dừa còn giúp làm bong các vảy đóng mảng của viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
  • Cách dùng:
    • Mẹ chỉ cần lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa đều lên vùng da bị viêm của con.
    • Sau một thời gian, các lớp vảy sẽ bị bong, da sẽ bớt đỏ và không để lại thâm sẹo.
Dầu dừa giúp làm mềm những dát vảy của viêm da
Dầu dừa giúp làm mềm những dát vảy của viêm da

4.1.2. Mật ong

  • Công dụng: Mật ong giàu enzyme tự nhiên, có tính kháng khuẩn cao và giữ ẩm cho da cực tốt.
  • Cách dùng:
    • Mẹ hãy lấy một chút mật ong nguyên chất, thoa một lớp mỏng lên vùng da bị viêm của bé
    • Sau đó đợi khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

4.1.3. Lá trầu không

  • Công dụng: Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, tính ấm và mùi thơm hắc có tác dụng sát trùng, tiêu viêm và kháng khuẩn.
  • Cách sử dụng lá trầu không điều trị viêm da tiết bã nhờn cũng rất đơn giản:
    • Bước 1: Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch với nước
    • Bước 2: Bỏ lá đã sạch vào nồi, thêm nước và một chút muối hạt, đun sôi.
    • Bước 3: Đợi nước chuyển ấm thì lấy tắm hoặc làm sạch vùng da bị viêm bã nhờn là được.
    • Duy trì thực hiện mỗi ngày đến khi bệnh được giải quyết.
  • Chú ý:  Có 3 điểm cần chú ý khi điều trị viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp này
    • Không sử dụng nước trầu không quá đặc
    • Không cho muối vào nước tắm
    • Không tắm khi nước còn nóng.
Tắm bằng lá trầu không giúp trẻ nhanh khỏi bệnh
Tắm bằng lá trầu không giúp trẻ nhanh khỏi bệnh

4.1.4. Nha đam

  • Công dụng:
    • Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện nha đam có khả năng chống oxy hóa nhờ thành phần enzym và 19 loại acid amin khác nhau. Vì vậy nha đam có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kích thích vết thương mau lành và làm dịu các tổn thương trên da.
    • Nha đam được sử dụng như một vị thuốc điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả.
  • Cách sử dụng như sau:
    • Bước 1: Lấy vài lá nha đam mang đem rửa sạch và loại bỏ hết toàn bộ phần vỏ xanh bên ngoài
    • Bước 2: Cắt nha đam thành những khúc nhỏ và thêm một chút muối tinh
    • Bước 3: Rửa sạch vùng da bị viêm với nước và dùng khăn bông mềm lau khô
    • Bước 4: Lấy hỗn hợp nha đam, muối thoa nhẹ lên vùng da bị viêm, đợi đến khô thì rửa sạch lại với nước.
  • Cách điều trị này cho hiệu quả điều trị sau 1 vài tháng sử dụng đều đặn.
Nha đam dưỡng ẩm, làm lành vết thương nhanh chóng
Nha đam dưỡng ẩm, làm lành vết thương nhanh chóng

4.2. Dùng dầu gội, kem bôi ngoài da

4.2.1. Dầu gội y tế

Với vùng da đầu không dễ chăm sóc và làm sạch như các bề mặt da bình thường khác, mẹ cần lựa chọn sản phẩm dầu gội chuyên biệt để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

  • Dầu gội Nizoral: Dược chất trong dầu gội này là Ketoconazole có tác dụng chống nấm và điều trị các trường hợp bị nhiễm trùng da như nhiễm nấm hoặc viêm da tiết bã nhờn. Ngoài ra, trong dầu còn chứa  protein lúa mì và dầu mầm lúa mì giúp bảo vệ tóc khỏi tình trạng khô và hư hỏng. Nizoral được chỉ định cho trẻ em trên 12 tuổi. Dưới độ tuổi này, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Dầu Selsun Blue: Với hoạt chất chính là 1% Selenium sulfide và tinh dầu bạc hà, Selsun Blue giúp khắc phục hiệu quả tình trạng ngứa da đầu, bong tróc da đầu và khắc phục tình trạng đỏ da đầu.
  • Dầu gội Neutrogena T / Sal: Hoạt chất chính là 3% Axit Salicylic có tác dụng ngăn ngừa tình trạng bong tróc da và bám mảng trên đầu. Sản phẩm khá an toàn vì không không chứa chất tạo màu, hương thơm hóa học hay chất bảo quản. Neutrogena T / Sal có tác dụng làm chậm quá trình thay đổi của da cho hiệu quả tốt với người viêm da tiết bã nhờn trung bình đến nặng.
Dầu dội hỗ trợ điều trị viêm da bã nhờn
Dầu dội hỗ trợ điều trị viêm da bã nhờn

4.2.2. Kem bôi ngoài da

Ngoài tác dụng chống viêm giảm ngứa, các loại kem bôi còn có tác dụng giữ ẩm cho da, từ đó ngăn chặn phản xạ gãi gây tổn thương, nhiễm trùng da. Mẹ nên chọn các sản phẩm đảm bảo an toàn, lành tính với chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Kem EmBé để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

  • Công dụng:
    • Chống viêm ngứa, kháng khuẩn,
    • Giúp vùng da bị viêm nhanh phục hồi và ngăn ngừa thâm sẹo.
    • Giữ cho da luôn mềm mịn, kháng khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
    • Dưỡng ẩm, giúp da không còn bị khô, nứt nẻ.
    • Chất Kem EmBé thấm nhanh, không nhờn dính, không bí lỗ chân lông, ngăn ngừa và điều trị viêm da hữu hiệu.
  • Cách dùng:
    • Làm sạch vùng da bị bệnh
    • bôi một lớp mỏng kem lên da
    • Bôi 2-3 lần/ngày
Kem EmBé được các mẹ tin dùng bởi tính an toàn, hiệu quả
Kem EmBé được các mẹ tin dùng bởi tính an toàn, hiệu quả

4.3. Điều trị bằng đường thuốc uống

  • Thuốc sử dụng bằng đường uống là nhóm thuốc có tác dụng điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn của cơ thể. Điển hình nhất là Isotretinoin.
    • Liều dùng được chỉ định là: 0,5mg/kg/ngày.
    • Thời gian uống thuốc: Liên tục trong 8 tháng
  • Ngoài ra, các bác sĩ có thể phối hợp thêm các loại vitamin và khoáng chất để tăng miễn dịch và hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn như  vitamin B3, vitamin B6, vitamin H hay kẽm.
  • Với bất cứ loại thuốc nào, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không nên tự ý thay đổi loại thuốc hay liều lượng.

5. Cách chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã

Để hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ simh nhanh đạt hiệu quả, mẹ hãy lưu ý những điều sau trong quá trình chăm sóc bé.

5.1. Cách tắm, gội

  • Hãy dùng ngón tay hoặc khăn mềm xoa nhẹ nhàng, tuyệt đối không được cọ xát mạnh vùng bị bệnh của trẻ.
  • Sử dụng dầu gội an toàn cho trẻ nhỏ và dùng một bàn chải lông mềm để làm tróc vảy đã khô trên da đầu của bé trước khi xả sạch dầu gội.
  • Với những vảy chưa chịu bong, mẹ chỉ cần dùng vài giọt dầu ăn hoặc dầu khoáng rồi thoa lên vùng da đầu đó. Sau vài phút hoặc vài giờ mẹ có thể chải và gội đầu cho bé như bình thường.
  • Với những trường hợp vảy đã biến mất hoàn toàn, mẹ duy trì thói quen gội đầu vài ngày một lần để ngăn chặn vảy trở lại.
Cách tắm cho trẻ bị viêm da tiết bã
Cách tắm cho trẻ bị viêm da tiết bã

5.2. Thức ăn

  • Vitamin B là nhóm dưỡng chất quan trong cho làn da khỏe mạnh của bé. Do vậy, trong quá trình mang thai, mẹ cần chú ý tăng cường bổ sung loại vitamin này.
  • Khi bé bị viêm da tiết bã nhờn, mẹ cũng nên tăng cường khẩu phần ăn có chứa vitamin B nếu vẫn đang cho con bú hoặc chủ động bổ sung thực phẩm có vitamin này vào khẩu phần của con.
  • Nếu mẹ muốn bổ sung trực tiếp vitamin B cho con, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Các loại hạt giàu vitamin nhóm B
Các loại hạt giàu vitamin nhóm B

5.3. Quần áo, môi trường

  • Đảm bảo em bé của mẹ có một môi trường sống thoáng khí, khô ráo và sạch sẽ, ít bụi bẩn.
  • Bố mẹ không nên để bé tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc lá, nước hoa hoặc sử dụng các loại nước xịt phòng quá nhiều.
  • Các sản phẩm quần áo cho bé nên có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt để hạn chế cọ xát hoặc làm da bị bí bách, khó chịu.
  • Vệ sinh cơ thể và thay quần áo, tã bỉm thường xuyên, tuyệt đối không được để da bé bị bẩn. Không được sử dụng các chế phẩm hóa học không rõ nguồn gốc và tác dụng lên da của con.

6. Cách phòng tránh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Mẹ cần lưu ý những thông tin dưới đây để ngăn ngừa viêm da tiết bã trở lại:

  • Làm sạch da đúng cách: Không lau rửa quá nhiều lần sẽ gây mất độ ẩm tự nhiên của da. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm bình thường cho bé hay dùng nước nóng sẽ gây khô da.
  • Có biện pháp giúp bé hạn chế thói quen gãi hoặc dụi lên vùng da bị viêm.
  • Che kín cần thận khi đưa bé ra ngoài, hạn chế để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào da trong thời gian dài sẽ gây kích ứng da.
  • Cho con uống đủ nước. Với trẻ dưới 6 tháng thì cần phải bú đủ cữ.
  • Bổ sung trực tiếp hoặc gián tiếp các loại vitamin và dưỡng chất tốt cho da như vitamin C, E và Omega-3….
Cách phòng tránh viêm da ở trẻ sơ sinh
Cách phòng tránh viêm da ở trẻ sơ sinh

7. Tư vấn Bác sĩ

Nếu mẹ không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của con hoặc khi áp dụng nhiều liệu pháp điều trị mà con không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý kịp thời. Ngoài ra, mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng các cách điều trị viêm da cho trẻ

Đưa trẻ đi khám bác sỹ khi thấy những dấu hiệu bất thường
Đưa trẻ đi khám bác sỹ khi thấy những dấu hiệu bất thường

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, mẹ chỉ cần để lại thông tin và câu hỏi, chuyên gia trả lời trực tiếp cho mẹ!

Xem thêm về bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em để hiểu về các dấu hiệu cũng như điều trị và phòng bệnh.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…