Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cách xử lý khi trẻ bị côn trùng đốt hiệu quả

Cách xử lý khi trẻ bị côn trùng đốt hiệu quả

Trẻ bị côn trùng đốt sưng đỏ, trẻ bị côn trùng cắn sưng to các mẹ nên bình tĩnh làm theo cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn bằng mẹo dân gian hoặc nặng thì đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu trẻ bị côn trùng đốt

Cần biết mức độ nặng nhẹ để tự chăm sóc hay nhờ đến thầy thuốc. Biểu hiện nhẹ sau khi bị côn trùng đốt như: đau nhức tại vết cắn mức độ vừa phải, sau đó giảm dần, các vết hồng ban phẳng mặt da hay sưng nề kèm theo chỗ, ngứa nhiều. Với độ nặng: nổi mề đay toàn thân, khó thở, sốc phản vệ, mạch nhanh tay chân lạnh, mạch nhẹ…, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị.

Những dấu hiệu cơ bản khi trẻ bị côn trùng đốt thường đa dạng và phức tạp. Có trẻ em có thể bị ngứa, sưng tấy nhẹ và tự khỏi. Một số trẻ có cơ địa mẫn cảm thì nơi vết côn trùng cắn đốt có thể sưng đỏ và phù nề, đôi khi xuất hiện mụn nước, bóng nước, gây đau do cơ thể phản ứng các dị nguyên từ vết cắn, ngòi, lông của côn trùng.

Tùy vào loại côn trùng và cơ địa trẻ mà các thương tổn trên da của mỗi bé sẽ khác nhau. Kiến, ruồi, muỗi, rệp cắn thì trên da xuất hiện vết hồng ban, hơi sưng, cảm giác ngứa châm chích. Với vết cắn của kiến lửa thì xuất hiện thêm triệu chứng sưng phù và mụn nước, gây đau nhức.

bị côn trùng đốt

Trẻ bị côn trùng đốt không xử lý kịp thời rất nguy hiểm

2. Cách xử lý khi bị côn trùng đốt

2.1. Cách xử lý khi trẻ bị ong đốt

Nếu bị ong mật đốt, lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra, sau đó rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm và có thể chườm đá đỡ sưng.

Trong trường hợp bị ong vò vẽ, rết, bò cạp đốt, nọc độc của chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó ngay sau khi xử trí bước đầu như: rửa các vết ong đốt bằng xà phòng hoặc chất kiềm nhẹ rồi chườm lạnh; sau đó chuyển nhanh em bé đến cơ sở y tế để được xử trí và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

2.2 Bé bị sâu róm đốt

Sâu róm khi chạm vào da trẻ em gây dị ứng làm ngứa rát, mẩn ngứa, nổi mề đay vùng da tiếp xúc. Cần nhanh chóng dùng găng tay hay que cây gạt sâu róm ra, dùng vắt cơm nguội lăn vào chỗ sâu tiếp xúc để lấy hết lông sâu ra, sau đó rửa sạch da bằng xà phòng, chườm đá giảm sưng – ngứa và giảm đau, tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da.

2.3. Bé bị kiến cắn sưng to

Với ruồi, muỗi, kiến, thường gây sẩn ngứa, nổi phồng trên da rất khó chịu. Trước tiên cần rửa kỹ vết đốt bằng xà phòng, sau đó có thể giảm nốt sẩn ngứa bằng cách lấy một cục đá chườm lên da khoảng 5 phút. Bọ chét, chấy rận, ve chó, thường sống ký sinh ở trên lông các vật nuôi trong nhà nên rất gần gũi với trẻ em. Khi cắn, chúng hút máu và gây ngứa khó chịu. Và khi cắn, chúng bám rất chắc vào da, do đó trước tiên cần bắt chúng kéo từ từ ra khỏi da để răng chúng không sót lại ở chỗ cắn, sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng.

3. Những mẹo hay trị côn trùng đốt cho bé

Mẹ cũng có thể tận dụng một số loại thuốc hay thực phẩm trong gian bếp nhà mình để chữa khi bé bị côn trùng đốt nếu các loại thuốc đặc trị không có sẵn trong nhà mình như:

3.1. Sử dụng kem đánh răng

Kem đánh răng không chỉ có tác dụng làm sạch răng mà còn giúp bạn thoát khỏi tình trạng ngứa và sưng tấy do bị côn trùng đốt bé. Bạn chỉ cần bôi 1 ít kem vào vùng da trẻ bị côn trùng cắn và lưu ý nên sử dụng kem đánh răng có tinh chất bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà,để có kết quả tốt nhất.

trẻ bị côn trùng đốt

Kem đánh răng sử dụng khi bé bị côn trùng đốt vô cùng hiệu quả

3.2. Sử dụng rượu

Để giảm kích ứng trên da và hạn chế sự phát triển vết cắn khi trẻ bị côn trùng đốt, bạn có thể sử dụng rượu để xoa vào vết cắn. Thật đơn giản, bạn chỉ cần thao tác là sử dụng một miếng bông và nhúng vào rượu và xoa lên các vùng trẻ bị côn trùng cắn giảm sưng ngứa hiệu quả

3.3. Sử dụng nước đá

Sử dụng nước đá để chữa khi trẻ bị côn trùng đốt cũng là một cách tuyệt vời bởi tác dụng làm giảm viêm và cảm giác tê buốt ở vùng da bị ảnh hưởng .

Cách thứ 1: Bạn cũng có thể ngâm vùng da bị côn trùng cắn dưới nước lạnh hay sử dụng một chai nước lạnh, rau quả hoặc trái cây đông lạnh đặt vào vết cắn.

Cách thứ 2: Bạn đặt một cục nước đá trong một chiếc khăn ròi cuốn lại, sau đó chườm trên vùng da bị cắn khoảng 10-15 phút. Cách này sẽ làm giảm ngứa và sưng nhanh chóng.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…