Bé bị côn trùng cắn sưng mắt các mẹ phải hết sức cẩn thận
Bé bị côn trùng cắn sưng mắt các mẹ phải hết sức cẩn thận
Bé bị côn trùng cắn sưng mắt có thể gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân như nổi mề đay, sưng phù nề, co thắt phế quản, và nhiều biểu hiện nguy hiểm khác, thậm chí là đe dọa tới tính mạng. Chính vì vậy khi bé bị côn trùng cắn sưng mắt các mẹ phải hết sức cẩn thận.
Xem thêm:
- Triệu chứng và cách trị côn trùng cắn cho bé an toàn nhất
- Top 11+ loại dầu trị côn trùng cắn mà mẹ không nên bỏ qua
- Xử lý vết côn trùng cắn như thế nào để tránh bị nặng thêm ?
1. Triệu chứng bé bị côn trùng cắn sưng mắt
1.1. Những biểu hiện cần lưu ý
Tùy thuộc vào loại côn trùng cắn là loại nào mà các triệu chứng sau sẽ khác nhau. Thông thường côn trùng cắn và đốt được chia thành 2 nhóm là nhóm có độc tố và nhóm không chứa độc tố trong vết cắn.
Đối với nhóm có độc tố thì sau khi bị cắn, trẻ sẽ có những biểu hiện như:
- Cảm giác châm chích hoặc đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ.
- Ngứa thường không phải là mối quan tâm
- Có thể có cảm giác nhói, phản ứng dị ứng trầm trọng (sốc phản vệ) trong trường hợp bị dị ứng với nọc độc của con trùng.
- Một số loại côn trùng đốt gây phù nề, khó thở, ngứa phát ban.
Đối với nhóm côn trùng không gây độc, trẻ sẽ có các biểu hiện như:
- Ngứa nhiều
- Khó chịu cường độ cao như nổi sẩn mề đay
Tuy nhiên thông thường sau khi bị côn trùng cắn trẻ thường có các biểu hiện chung như:
- Đỏ rõ rệt trong khu vực vết cắn và xung quanh cả hai mắt
- Cảm giác đau đớn
- Sưng phù mắt
- Sự xuất hiện của mủ trong mắt bị ảnh hưởng
1.2. Hình ảnh bé bị côn trùng cắn sưng mắt
2. Côn trùng cắn sưng mắt có nguy hiểm không?
Mắt là phần rất quan trọng và chỉ một vài sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến mắt của trẻ. Vậy nên bố mẹ cần phải thận trọng khi xử lý, cần phải điều trị nhanh chóng để tránh gây nhiễm trùng.
Những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra:
- Gây phù nề mạnh: vùng da mắt rất mỏng và có nhiều dây thần kinh tập trung. Chỉ một chút nọc độc nhỏ cũng có thể gây phù nề mạnh và sưng đỏ.
- Làm đỏ và tăng khối lượng mô trong mí mắt có thể lớn và thậm chí đóng hoàn toàn mắt, làm mất đi cơ hội nhìn thấy trẻ;
- Vết cắn gây ngứa, cố gắng gãi khu vực bị ảnh hưởng, có thể gây nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn có thể tổn hại đến giác mạc.
- Xé rách do kích ứng niêm mạc mắt.
- Chất độc, virus, vi khuẩn từ côn trùng cắn vào mắt có thể gây ảnh hưởng đến mắt, thậm chí gây hỏng mắt hoặc ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe.
3. Xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng mắt
3.1. Xử lý ngay lập tức khi bị cắn
- Loại bỏ côn trùng ra khỏi vết cắn
Mẹ dùng kẹp nhỏ hoặc tăm bông, dụng cụ y tế chuyên dụng nhẹ nhàng lấy côn trùng ra khỏi vết đốt. Tuyệt đối không được bóp, vỗ, đập mạnh vào côn trùng. Vì lúc này vòi của công trùng vẫn đang cắm vào da, các tác động đó có thể làm cho nọc độc hoặc nước bọt côn trùng đi sâu vào da hoặc lan ra xung quanh khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng.
- Rửa sạch vết cắn bằng nước sạch
Mắt là vị trí rất quan trọng nên mẹ tuyệt đối không dùng xà phòng hay nước muối, nước chanh. Mẹ hãy lấy khăn hoặc bông tăm nhúng vào nước sạch và nhẹ nhàng làm sạch vết cắn.
- Không tự ý điều trị khi chưa hỏi bác sĩ
Sau khi xử lý mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp, nhất là khi bị ong đốt, rệp cắn, kiến cắn…
3.2. Đưa đi khám bác sĩ
- Đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất
Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ nhanh chóng xử lý, tránh vết đốt lan rộng và các tác hại nguy hiểm đến mắt.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị
Mỗi loại côn trùng cắn sẽ có cách xử lý khác nhau. Vì thế, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về những cách định dùng để điều trị. Bác sĩ sẽ tư vấn rõ ràng dựa trên tình trạng vết đốt, thể trạng và cơ địa của bé.
Bé bị côn trùng cắn sưng mắt sẽ rất nguy hiểm nếu mẹ không xử lý đúng cách và kịp thời. Vì vậy mẹ hãy thận trọng khi gặp trường hợp này và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chữa trị.