Xử lý vết côn trùng cắn như thế nào để tránh bị nặng thêm?
Xử lý vết côn trùng cắn như thế nào để tránh bị nặng thêm?
Xử lý vết côn trùng cắn nhanh chóng là việc làm rất cần thiết để vết thương không lan rộng và mau lành. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể có đủ kinh nghiệm và hiểu biết để điều trị các vết thương. Vậy xử lý vết đốt côn trùng như thế nào là đúng cách? Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.
Xem thêm:
- Bé sơ sinh bị côn trùng cắn – Mách mẹ cách xử lý
- Mẹ nên làm gì khi bé bị côn trùng cắn mưng mủ ?
- Bé bị côn trùng cắn đau nhức nên điều trị như thế nào ?
1. Dấu hiệu nhận biết vết côn trùng cắn
Để xử lý khi côn trùng cắn, trước hết bố mẹ phải xác định được tác nhân gây ra vết thương, có phải côn trùng cắn không? Bố mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu như sau:
1.1.Vết đốt ong bắp cày, ong vàng, kiến lửa..
- Thường gây đau rát
- Sưng tấy
- Đỏ loét…
- Một số trẻ có phản ứng mạnh có thể dẫn đến chóng mặt, ói mửa, ngất xỉu…
- Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có thể bị sốc phản vệ với các biểu hiện không bắt được mạch; huyết áp tụt gây trụy tim mạch, suy hô hấp; dẫn đến tử vong nếu không sơ cứu hoặc cấp cứu kịp thời.
1.2. Vết cắn của muỗi, bọ chét, chấy, rận, ghẻ, bọ, ve…
- Ngứa ngáy
- Đau rát
- Khó chịu…
- Trường hợp nặng có thể dẫn đến một số bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét…
Vết cắn nếu không được xử lý kịp thời có thể để lại sẹo
2. Cách xử lý vết côn trùng cắn
Nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ rằng vết cắn nhỏ rất nhanh sẽ hết, không cần phải làm gì cả. Đó là một suy nghĩ sai lầm. Bởi nếu không xử lý ngay, vết đốt có thể nhiễm trùng hoặc lây lan sang vùng da khác. Để lại sẹo thâm hoặc những trường hợp nguy hiểm khác. Vì vậy xử lý các vết côn trùng cắn ngay khi phát hiện là việc làm rất cần thiết.
2.1. Phản ứng nhanh ngay khi bị cắn
- Bố mẹ hãy nhanh tay lấy côn trùng ra khỏi cơ thể bé: Dùng nhíp, dao hoặc kim để lấy nhẹ nhàng theo phương thẳng đứng, tránh kẹp nát bét côn trùng.
- Làm sạch vùng da tổn thương: Làm sạch bằng nước sạch, xà phòng, nước lạnh, sử dụng thêm chất khử khuẩn.
- Băng vết thương.
- Bạn có thể chườm đá lạnh để giảm đau và sưng tấy.
Lưu ý: Hạn chế cho trẻ gãi vào vùng bị thương bởi điều đó không những không làm giảm vết sưng đỏ mà còn tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
2.2. Dùng thuốc bôi xử lý vết côn trùng cắn
Để giảm sưng tấy, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc dân gian hoặc kem bôi chức năng:
2.2.1. Dùng các loại thuốc dân gian trị côn trùng cắn
Trong trường hợp bị nhẹ, phát hiện ngay khi bị côn trùng đốt. Mẹ có thể sơ cứu vết thương bằng các phương pháp dân gian, dễ kiếm ở trong nhà hoặc vườn như là:
- Lô hội: Gel lô hội có tính chống viêm, làm dịu vết ngứa nhanh chóng. Mẹ lấy gel lô hội trực tiếp xoa lên vết đốt.
- Tinh dầu trà: Dùng tăm bông thấm 2-3 giọt tinh dầu trà rồi thoa lên vết đốt.
- Hành tây: Tinh chất trong hành tây có khả năng kháng nấm, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mẹ lấy 1 lát hành tây đắp lên vết đốt, để trong vài phút và rửa lại với nước sạch.
- Lá bạc hà: Lá bạc hà chứa tannin có khả năng chống viêm, làm lành vết thương nhanh chóng. Lấy lá bạc hà xay nhuyễn rồi đắp lên vết đốt trong vài phút.
- Giấm: Xử lý bị côn trùng cắn bằng cách ngâm khăn vào hỗn hợp nước lạnh, giấm sau đó chườm lên vết đốt.
- Chanh: Lấy lát chanh mỏng đắp lên vết đốt sẽ giảm đau, ngứa nhanh chóng
- Kem đánh răng: Bôi 1 lớp mỏng kem đánh răng lên vết đốt. Tinh chất bạc hà trong kem đánh răng sẽ làm dịu vết ngứa và chống viêm.
- Soda: Dùng bông gòn thấm soda rồi thoa lên vết đốt.
- Đá lạnh: Dùng khăn bọc đá lạnh và chườm lên vết đốt, hơi lạnh sẽ làm tê và giảm ngứa nhanh chóng.
2.2.2. Dùng kem bôi chức năng để điều trị
Các loài thuốc dân gian tuy có làm giảm ngứa nhưng lại không có nhiều tác dụng trong việc diệt khuẩn. Thậm chí một số chất có thể gây kích ứng dẫn đến tình trạng viêm tấy, làm rối loạn thân nhiệt. Lúc này, mẹ có thể xử lý vết côn trùng cắn bằng cách sử dụng kem bôi chức năng để điều trị.
Một trong những sản phẩm chức năng được rất nhiều bà mẹ tin dùng hiện nay là Kem EmBé. Với những ưu điểm quan trọng dưới đây, kem EmBé sẽ là cánh tay phải của mẹ trong quá trình chăm sóc con yêu.
-
Thành phần là thảo dược tự nhiên, nhẹ dịu với làn da trẻ:
- Tinh nghệ nano (Nano curcumin)
- Tinh chất Cúc la mã
- Tinh dầu hạnh nhân
- Vitamin E…
-
Phát huy tác dụng nhanh chóng:
- Làm giảm nhanh cơn đau nhức, ngứa ngáy do bị muỗi đốt, côn trùng cắn.
- Kháng viêm, ngừa thâm sẹo
- Kích thích tái tạo tế bào da, lành vết trầy xước.
-
Cách sử dụng đơn giản:
- Mẹ chỉ cần làm sạch vùng da bị tổn thương
- Sau đó thoa kem lên vết đốt.
- Mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.
Kem EmBé đã được Cục an toàn thực phẩm Bộ Y Tế chứng nhận hoàn toàn không gây kích ứng da và rất an toàn cho trẻ nhỏ.
3. Cần làm gì khi trẻ phản ứng dị ứng với vết cắn của côn trùng?
Nếu mẹ xử lý vết côn trùng cắn bằng các phương pháp có sẵn nhưng vẫn thấy vết đốt sưng to. Xuất hiện một vài dấu hiệu bị nặng như:
- Sưng tấy
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy
- Chóng mặt
- Mệt mỏi, nằm li bi
- Mạch đập nhanh
- Đổ mồ hôi liên tục
- Buồn nôn
- Sốt cao..
Thì hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
4. Cách phòng tránh để không bị côn trùng cắn
Phòng tránh hơn chữa bệnh, để trẻ không bị côn trùng cắn, bố mẹ cần lưu ý:
- Hạn chế sử dụng nước hoa và tránh cho bé mặc quần áo sáng màu để tránh bị ong đốt.
- Tránh đứng gần các ổ nước ứ đọng, bởi đây là nơi dễ dàng thu hút muỗi. Không đứng gần đống rác hoặc nơi mà côn trùng sinh sôi nảy nở.
- Khi đi vào những nơi nhiều côn trùng, mẹ nên cho bé mặc áo, quần dài tay để tránh bị chúng tấn công bất ngờ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên dọn dẹp khu vực nơi mình sinh sống. Kiểm tra các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo để tránh các con bọ chét bám vào.
- Bôi thuốc chống côn trùng cho bé nếu nhà ở gần các ao hồ.
- Hạn chế cho bé ra ngoài vào buổi tối.
- Nên che đậy thức ăn, đồ uống cẩn thận.
- Tắm rửa và vệ sinh các bé sạch sẽ.
Xử lý vết côn trùng cắn có vai trò rất quan trọng, nếu để lâu không được giải quyết sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Ngay khi thấy trên da bé có vết côn trùng cắn, mẹ hãy áp dụng ngay các biện pháp trên đây nhé.