Trị côn trùng cắn cho bé an toàn nhất
Trị côn trùng cắn cho bé an toàn nhất
Côn trùng cắn làm bé cảm thấy đau rát, ngứa ngáy rất khó chịu. Vết đốt có thể để lại sẹo thâm rất xấu xí. Mẹ hãy áp dụng ngay các cách trị côn trùng cắn cho bé sau đây để xua tan cảm giác khó chịu, làm vết đốt nhanh lành.
Xem thêm:
- 11+ loại dầu trị côn trùng cắn mà mẹ nên sử dụng
- Nhận dạng và xử lý vết côn trùng cắn hiệu quả nhất
- Bé sơ sinh bị côn trùng cắn phải xử lý như thế nào?
1. Dấu hiệu, triệu chứng bị côn trùng cắn
1.1. Dấu hiệu, triệu chứng
Sau khi bị côn trùng cắn, trên da xuất hiện một số vết ửng đỏ. Trẻ còn có thể gặp phải tình trạng ngứa, sưng tấy nhẹ. Những dấu hiệu này sẽ tự khỏi sau một vài ngày.
Tuy nhiên, một số bé bị côn trùng cắn do cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với chất độc của côn trùng có thể sẽ gặp thêm nhiều biểu hiện khác từ nhẹ đến nặng như sưng đỏ, phù nề, xuất huyết trên da, sốc phản vệ,… Trường hợp này mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
1.2. Hình ảnh bị côn trùng cắn
2. Cách điều trị côn trùng cắn cho bé
2.1. Xử lý nhanh khi bé bị côn trùng cắn
- Đầu tiên mẹ nên dù nhíp và lấy côn trùng ra khỏi cơ thể bé bằng cách kéo thật nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng, dứt khoát. Tránh kẹp nét bét côn trùng vì sẽ khiến chất độc, dịch của côn trùng lan ra các vùng da khác của bé.
- Tiếp theo mẹ cần làm sạch vùng da đã bị tổn thương của bé bằng cách dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch xà phòng chuyên dụng để rửa qua vết thương, sau đó dùng bông gòn tiệt trùng lau khô miệng vết thương lại.
2.2. Dùng thuốc bôi
2.2.1. Dùng các loại thuốc dân gian trị côn trùng cắn
Một số trường hợp nhẹ có thể trị côn trùng cắn cho bé bằng các loại thuốc dân gian đơn giản, dễ tìm như sau:
Lô hội
- Chuẩn bị: 1 nhánh lô hội
- Cách dùng: Lô hội đem rửa sạch sau đó dùng dao tách bỏ phần vỏ, lấy chất gel bên trong để bôi lên đốt côn trùng cắn của bé khoảng 20 phút thì rửa sạch.
- Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi da nổi lên các vết ửng đỏ do côn trùng cắn.
Sữa mẹ
- Chuẩn bị: 1-2 thìa cà phê sữa mẹ
- Cách dùng: Dùng bông gòn tiệt trùng chấm sữa mẹ lên các vùng da bị côn trùng cắn.
- Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi phát hiện dấu hiệu sưng, đỏ đầu tiên trên da.
Khoai tây
- Chuẩn bị: 1/2 củ khoai tây
- Cách dùng: Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ sau đó cho vào nồi hấp cách thủy để hấp chín sau đó đem tán nhuyễn sau đó đắp lên da khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
- Thời gian dùng: Bôi khoai tây tán nhuyễn lên các vùng da bị côn trùng cắn khi thấy dấu hiệu sưng đỏ hoặc khi muốn làm mờ vết thâm sẹo do côn trùng cắn.
Tinh dầu trà
- Chuẩn bị: 2-3 giọt tinh dầu trà.
- Cách dùng: Dùng tăm bông sạch chấm tinh dầu trà lên các vùng da bị côn trùng cắn của bé.
- Thời gian dùng: Dùng khi phát hiện các vết đốt của côn trùng trên da bé.
Hành tây và Tỏi
- Chuẩn bị: 1 khoanh mỏng hành tây và 1 tép tỏi
- Cách dùng: Xay nhuyễn hành tây và tỏi đã chuẩn bị để đắp lên các nốt sưng viêm do côn trùng cắn khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
- Thời gian dùng: Khi da bé có dấu hiệu bị sưng do côn trùng cắn, đắp hành tây và tỏi để sát khuẩn và giảm sưng hiệu quả.
Lá bạc hà
- Chuẩn bị: 10g lá bạc hà tươi
- Cách dùng: Đem lá bạc hà rửa sạch sau đó xay nhuyễn để đắp lên các vết côn trùng cắn cho bé khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch.
- Thời gian dùng: Khi vừa xuất hiện những vết côn trùng cắn.
Giấm
- Chuẩn bị: 1-2 muỗng giấm ăn nguyên chất.
- Cách dùng: Dùng bôi gòn tiệt trùng bôi giấm lên các vùng da bị côn trùng cắn của bé khoảng 30-45 phút.
- Thời gian dùng: Nên dùng khi phát hiện những vết sưng, đỏ do côn trùng cắn trên da của bé.
Chanh
- Chuẩn bị: 1 thìa cà phê nước cốt chanh nguyên chất.
- Cách dùng: Dùng tăm bông sạch chấm nước cốt chanh lên các vùng da bị côn trùng đốt của bé vào mỗi buổi tối sau đó rửa sạch vào sáng hôm sau.
- Thời gian dùng: Khi thấy da bé bị sưng đỏ do côn trùng cắn.
Kem đánh răng
- Chuẩn bị: Kem đánh răng có thành phần bạc hà giúp làm dịu da.
- Cách dùng: Bôi trực tiếp lên vùng da bị côn trùng cắn của bé khoảng 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Thời gian dùng: Dùng khi phát hiện những vết côn trùng đốt trên da bé.
Soda
- Chuẩn bị: 1-2 thìa cà phê soda.
- Cách dùng: Dùng bông gòn thấm soda sau đó đắp lên các vùng da bị côn trùng cắn của bé, sau 15 phút rửa lại bằng nước sạch.
- Thời gian dùng: Dùng khi bé vừa bị côn trùng cắn để giảm ngứa, đỏ hiệu quả.
Đá lạnh
- Chuẩn bị: 3-4 viên đá lạnh, 1 chiếc khăn sạch.
- Cách dùng: Dùng khăn bọc lấy các viên đá lạnh sau đó chườm lên vùng da bị côn trùng cắn của bé.
- Thời gian dùng: Dùng mỗi ngày khoảng 3-4 lần khi bé bị sưng, đau do côn trùng cắn.
2.2.2. Dùng kem bôi để điều trị
Kem EmBé
- Kem EmBé là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong nhiều gia đình có con nhỏ. Sản phẩm này được nhiều người tin dùng do được chiết xuất từ những thành phần thiên nhiên lành tính, không chứa hóa chất độc hại như: vitamin E, tinh nghệ nano (Nano curcumin), tinh chất Cúc la mã…
- Kem EmBé giúp sát khuẩn, giảm sưng đỏ, làm dịu da và ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả. Đã được Cục an toàn thực phẩm Bộ Y Tế chứng nhận an toàn và thân thiện với làn da của cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Cách dùng: Làm sạch sau đó bôi Kem EmBé lên vùng da cần điều trị côn trùng cắn cho bé mỗi ngày từ 2-3 lần.
- Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi vừa có dấu hiệu côn trùng đốt.
Kem bôi Muhi
- Kem bôi Muhi có chứa tinh dầu được chiết suất từ cây bạc hà mang đến công dụng giảm sưng viêm, ngứa và các vết mẩn đỏ trên da khi bị côn trùng đốt.
- Cách dùng: Sau khi vệ sinh vùng da sạch, dùng kem bôi Muhi trực tiếp lên vùng da bị côn trùng cắn của bé.
- Thời gian dùng: Khi phát hiện các vết sưng đỏ do côn trùng cắn trên da bé.
Kem Chicco
- Sản phẩm này chứa thành phần chiết xuất từ cây hoa tiêu mang đến hiệu quả trong việc làm dịu đi các tổn thương do bị côn trùng gây ra trên da của người sử dụng.
- Cách dùng: Dùng Chicco để lăn trực tiếp lên những vùng da bị côn trùng cắn. Ngoài ra để nâng cao thời gian điều trị, bạn có thể lăn lại sau 30 phút.
- Thời gian dùng: Dùng ngay khi cha mẹ phát hiện da bé xuất hiện các vết sưng đỏ do côn trùng cắn.
3. Không chủ quan với vết cắn của côn trùng
Khi bé bị côn trùng cắn kèm theo một số dấu hiệu chuyển biến nặng như: Sưng tấy, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, chóng mặt, uể oải, tim đập nhanh, đổ mồ hôi…. mẹ hãy lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị côn trùng cắn cho bé kịp thời.
4. Cách phòng tránh để không bị côn trùng cắn
- Nên cho bé mặc quần áo dài tay và đội mũ, mang vớ,… khi tiếp xúc với môi trường nhiều côn trùng.
- Vào mùa mưa nên để cho để bé ngủ trong màn che để tránh bị côn trùng cắn trong lúc ngủ.
- Nên thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh các loại đồ chơi và các vật dụng mà bé thường sử dụng để phòng tránh côn trùng cắn cho trẻ.
Trên đây là một số cách xử lý an toàn giúp trị côn trùng cắn cho bé hiệu quả. Bố mẹ có thể xem xét tình hình vết cắn của bé để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.