Bé bị muỗi đốt sưng đỏ, mẹ phải làm gì để bé hết sưng?
Bé bị muỗi đốt sưng đỏ, mẹ phải làm gì để bé hết sưng?
Làn da mỏng manh của bé dễ nằm trong “tầm ngắm” của lũ muỗi đáng sợ. Bé bị muỗi đốt sưng đỏ, ngứa, nổi rõ lên. Thậm chí vết đốt có thể sưng to hơn và lâu khỏi nếu miệng vết đốt bị vỡ và tiếp xúc với bụi bẩn.
Xem thêm:
- Những vấn đề cần biết về trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ
- Bé bị muỗi đốt bôi dầu tràm – Công dụng & cách dùng
- Top 6 loại thuốc bôi cho bé khi bị muỗi đốt các mẹ cần biết
1. Bé bị muỗi đốt sưng đỏ có nguy hiểm không?
Bé bị muỗi đốt có thể không nguy hiểm nhưng cũng để lại các vết đỏ sưng tấy trên da. Còn trường hợp nguy hiểm là bé bị mắc các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét.
Nếu bị mắc phải trường hợp này thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để điều trị kịp thời. Với trường hợp không nguy hiểm nhưng bị sưng đỏ, mẹ nên biết cách chăm sóc để da bé dần phục hồi và không để lại sẹo, vết thâm.
2. Cách xử lý khi bé bị muỗi đốt sưng đỏ
2.1. Để tự khỏi
Trẻ em có một làn da nhạy cảm và lớp bảo vệ kém hơn so với người lớn. Thế nên, khi bé bị muỗi đốt thì da sẽ bị đỏ và sưng. Nếu không được bảo vệ kịp thời thì sẽ các tổn thương da do bị muỗi đốt trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn có thể bị ửng mũ.
Thêm vào đó, da các bé còn yếu nên không có nhiều khả năng tự phục hồi như người lớn. Vì vậy, cách xử lý này không nên áp dụng với da em bé.
2.2. Dùng phương pháp dân gian
Cách xử lý muỗi đốt bằng phương pháp dân gian có thể có hiệu quả với những vết đốt của muỗi thường, vết đốt mới, chưa sưng đỏ, chưa bị vỡ. Vì vậy mẹ cần phải cân nhắc cẩn thận khi sử dụng.
Một số phương pháp dân gian như bôi kem đánh răng, giấm, xà bông khô, bột nở,… đôi khi không làm vết thương không khỏi mà còn có nguy cơ nhiễm trùng. Cách làm này vô tình làm tổn thương da của em bé mặc dù nó có thể trị bớt sưng đỏ.
2.3. Dùng sản phẩm từ thiên nhiên
Phần lớn mẹ dùng cách này khi bé bị muỗi đốt sưng đỏ vì các sản phẩm từ thiên nhiên an toàn và lành tính. Các sản phẩm ưa dùng như mật ong, chanh, khoai tây, tỏi, hành,… có thể trị sưng đỏ. Nhưng mẹ không nên bôi bừa bãi mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Vì nồng độ axit trong chanh rất cao hay trong các sản phẩm khác có những chất không phù hợp với da của bé.
2.4. Dùng sản phẩm kem bôi
Ngoài 3 phương pháp trên, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm kem dưỡng da trẻ em có chiết xuất từ thiên nhiên theo lời khuyên của bác sĩ. Mẹ nên chọn sản phẩm có thành phần lành tính và an toàn cho da em bé như:
- Tinh chất Cúc la mã (Chamomilla): Trong Cúc la mã có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Chất alpha-bisabolol có khả năng sát trùng, kháng viêm. Acid chlorogenic và acid caffeic có thể kháng vi khuẩn, chống viêm ngứa, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn lên vết thương. Tinh chất Cúc la mã còn làm mềm và phục hồi da, giảm nhanh các vết sưng đỏ.
- Tinh nghệ Nano (Nano Curcumin): có tác dụng gấp nhiều lần so với tinh nghệ thông thường. Nano Curcumin giúp vết thương nhanh lành, làm mềm da, ngăn ngừa sẹo, vết thâm.
- Kẽm Oxyd: làm săn da, kháng khuẩn và chữa lành vùng da bị tổn thương.
- Tinh dầu hạnh nhân, Vitamin E: duy trì độ ẩm và sự mềm mại của làn da.
Quan trọng nhất là thành phần sản phẩm không được có Paraben, Corticoid – những chất gây kích ứng da.
3. Cách phòng tránh cho bé không bị muỗi đốt
Phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho bé. Mẹ chỉ cần chú ý đến một vài chi tiết nhỏ là có thể phòng được muỗi.
- Mặc quần áo sáng màu cho bé như vàng, cam… để hạn chế “thu hút” muỗi.
- Cho bé ở những nơi thoáng mát, sáng sủa, phòng ốc sạch sẽ, ngăn nắp.
- Nên cho giăng mùng thật kỹ càng cho bé khi đi ngủ để muỗi không tiếp xúc được với bé.
- Thường vệ sinh sạch sẽ cho các bé để không bị muỗi đốt cũng như bảo vệ sức khỏe khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
Chủ động phòng tránh là cách ngăn ngừa bé bị muỗi đốt sưng đỏ hiệu quả nhất. Ngoài những lưu ý trên đây, mẹ hãy chuẩn bị sẵn một vài sản phẩm như Kem EmBé, dầu dừa, tinh dầu tràm… để giảm đau, giảm ngứa.