Những hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh khiến mẹ xót xa
Những hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh khiến mẹ xót xa
Viêm da ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý về da liễu, có biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Những hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh dưới đây sẽ khiến nhiều mẹ xót xa nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo các bậc phụ huynh hãy cẩn trọng hơn với căn bệnh này!
Xem thêm:
- Viêm da quanh miệng ở trẻ cần lưu ý những gì?
- Mẹo nhỏ điều trị viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi
- Viêm da ở trẻ 3 tuổi – Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị
1. Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh
1.1. Hình ảnh bé bị viêm da ở đầu
1.2. Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh trên mặt
1.3. Hình ảnh viêm da toàn thân ở trẻ sơ sinh
1.4 Hình ảnh bé bị nhiễm trùng da
2. Các dạng viêm da ở trẻ sơ sinh
Theo thống kê của Bộ Y Tế, hiện nay có 5 loại viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mỗi loại có những biểu hiện đặc trưng riêng, mẹ có thể nhận biết khi quan sát bằng mắt thường.
2.1. Viêm da mủ
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là tình trạng da xuất hiện những triệu chứng như da tấy đỏ, mọc các nốt đỏ li ti như rôm sảy hoặc các nốt mụn nhỏ.
Sau vài ngày, các nốt mụn bắt đầu mưng mủ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc và ngủ không sâu giấc. Ở một số trẻ còn có biểu hiện sốt cao khiến nhiều bà mẹ lo lắng.
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở vùng quanh miệng hoặc ở những vùng có nếp gấp như rốn, kẽ bẹn, kẽ cổ, kẽ sau tai, kẽ mông…
2.2. Viêm da dầu
Viêm da dầu hay (còn được gọi là viêm da tiết bã hoặc chàm da mỡ) là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ em. Vị trí viêm da dầu thường xuất hiện ở mặt, đầu, ngực và vùng liên bả vai. Viêm da dầu ở vùng đầu của trẻ sơ sinh còn có tên gọi dân gian là “cứt trâu” với biểu hiện là những mảng vảy da dày, dính, nhờn, khó bong.
Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng viêm da dầu lan tỏa toàn thân khiến cho da đỏ, nhiều vảy tiết, vảy da vàng, dính, ẩm, nhờn. Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh do viêm da dầu thường xuất hiện những dát đỏ bong chóc khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy.
2.3. Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm thể tạng, là chứng bệnh xuất hiện hầu hết ở các bé dưới 1 năm tuổi. Ban đầu trên da của trẻ bị ngứa, đỏ, sưng và nứt da. Sau đó, vùng da bị viêm dày lên, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước, gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh thường phát ở các vị trí má, trán, cằm. Nếu không được điều trị kịp thời các mụn nước vỡ ra tràn dịch khắp bề mặt và lây sang các vùng xung quanh.
2.4. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một hiện tượng phát ban, xung huyết, dát, xuất hiện mụn nước và ngứa do cơ thể tiếp xúc với một chất lạ. Các nốt phát ban thường nổi lên ở những vùng da dễ tiếp xúc với chất kích thích như mặt, cổ, cánh tay, bàn tay, bàn chân… Với những trường hợp nặng, những nốt này có thể gây bọng nước và kết hợp thành từng mảng. Khi bọng nước vỡ sẽ xuất hiện việc đóng vảy.
2.5. Viêm da do côn trùng cắn
Khi bị côn trùng cắn, trẻ thấy ngứa, rát bỏng tại chỗ. Sau 6-12 giờ sẽ xuất hiện các vết đỏ, kích thước từ 1-5cm, rộng 3-4mm. Từ 1-3 ngày sau xuất hiện mụn nước trên nền da đỏ, lấm tấm bọng nước và bọng mủ. Lúc này, trẻ có cảm giác đau, kèm theo sốt, mệt mỏi, khó chịu, nổi hạch.
3. Nguyên nhân gây viêm da ở trẻ sơ sinh
Những năm tháng đầu đời da của trẻ sơ sinh rất non nớt nên trẻ rất dễ mắc phải các bệnh về da. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này:
- Nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh.
- Cơ địa: Nếu cha hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì bé cũng có nhiều khả năng mắc phải bệnh lý này hơn.
- Do gen di truyền, nếu cha hoặc mẹ bị viêm da thì bé có nguy cơ mắc phải bệnh lý này là rất cao. Những bé sinh đôi mà có bé còn lại bị viêm da thì có đến 85% trẻ có nguy cơ bị viêm da.
- Vệ sinh không đúng cách có thể khiến vi khuẩn cư ngụ, xâm nhập gây viêm da.
- Sử dụng các sản phẩm sữa tắm có độ kiềm cao khiến da của trẻ bị kích ứng, khô da, nứt da tạo “khe hở” cho vi khuẩn gây bệnh.
- Yếu tố môi trường như khói bụi, hóa chất, lông thú…cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý này ở trẻ sơ sinh.
- Do sức đề kháng của trẻ còn yếu, cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện để có thể chống lại các yếu tố xâm nhập từ bên ngoài.
- Trẻ dị ứng với một số loại thực phẩm.
- Việc tắm quá lâu, tắm nước nóng hoặc lạnh quá cũng ảnh hưởng đến độ ẩm của làn da dẫn đến khô da.
- Thay đổi thời tiết đột ngột.
4. Cách xử lý viêm ra ở trẻ sơ sinh
Những hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh là minh chứng cho thấy viêm da khiến làn da của trẻ bị tổn thương, nứt nẻ, khó chịu, thậm chí trẻ còn quấy khóc liên tục do bị đau rát. Do đó, mẹ cần phải chú ý để điều trị kịp thời cho trẻ và tránh được những biến chứng nghiêm trọng.
Để làm được điều này, mẹ nên:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho da của trẻ
- Dưỡng ẩm da với các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như Kem EmBé
- Ngoài ra, cần tránh các tác nhân gây ra dị ứng ở trẻ.
- Tránh trẻ gãi vào vết viêm da dễ gây bội nhiễm
- Giảm ngứa cho trẻ bằng cách đánh lạc hướng trẻ với những trò chơi
- Sau 2 ngày khi áp dụng các phương pháp chăm sóc mà bệnh không có tiến triển , mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sỹ để nhận được sự tư vấn và cách điều trị tốt nhất cho bé.
Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ có thể thực hiện những việc sau để giúp bé sớm khỏi bệnh:
4.1. Vệ sinh đúng cách
- Việc tắm rửa và vệ sinh đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng để điều trị chứng viêm da ở trẻ sơ sinh.
- Khi tắm cho trẻ, mẹ nên chọn loại xà phòng chuyên dụng, không gây kích ứng cho da.
- Không để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu và lúc lau người cho trẻ nên sử dụng loại khăn mềm.
- Sau khi tắm nên dùng kem dưỡng ẩm như Kem EmBé để duy trì độ ẩm của làn da, ngăn ngừa khô da, nứt da.
4.2. Để da thông thoáng
- Mẹ nên chọn những bộ quần áo được làm từ vải cotton và tránh sử dụng các loại vải len hoặc vải cứng vì chúng có thể gây xước da hoặc gây kích ứng da.
- Đừng mặc quá nhiều đồ cho trẻ, vì điều này sẽ làm trẻ bị nóng và tiết ra nhiều mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập khiến cho tình trạng bệnh trở lên nặng hơn.
- Đảm bảo giặt sạch vết bẩn và xà phòng còn dư trên quần áo. Phơi quần áo ở nơi khô thoáng, dưới ánh nắng
4.3. Loại bỏ nguyên nhân dị ứng
- Đối với trường hợp viêm da dị ứng, mẹ hãy tìm hiểu kỹ nguyên gây ra tình trạng này ở trẻ là gì, và loại bỏ chúng ra khỏi chế độ sinh hoạt của trẻ.
- Như thay đổi thực phẩm, sử dụng loại xà phòng khác, không đeo trang sức cho trẻ…
- Nếu không phát hiện ra nguyên nhân gây dị ứng, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sỹ để có có phương án xử lý
4.4. Giảm ngứa cho trẻ
- Vệ sinh sạch sẽ bàn tay của trẻ, không để móng tay trẻ dài.
- Đánh lạc hướng sự tập trung chú ý của trẻ khi trẻ đang ngứa và gãi nhiều, như chơi trò chơi, xem TV,…
- Đắp ẩm hoặc sử dụng băng ướt cho vùng da tổn thương.
- Sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh theo kê đơn theo bác sỹ
4.5. Tái khám khi cần thiết
Trong quá trình điều trị cho trẻ, cha mẹ thấy tình trạng bệnh không tiến triển và có xu hướng nặng hơn thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra lại để có phác đồ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Hy vọng khi xem những hình ảnh trên các bậc cha mẹ sẽ không chủ quan với căn bệnh này vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.