Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bỏ túi 7 thông tin quan trọng về viêm da quanh miệng ở trẻ em mẹ cần biết

Bỏ túi 7 thông tin quan trọng về viêm da quanh miệng ở trẻ em mẹ cần biết

Viêm da quanh miệng tuy không phải là loại bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng vùng da quanh miệng lại thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, nước,…nên thường khó chữa hơn các vùng da khác. Bố mẹ nên bỏ túi 7 thông tin hữu ích giúp điều trị viêm da quanh miệng ở trẻ em dưới đây.

Xem thêm:

1. Viêm da quanh miệng ở trẻ em là gì?

Viêm da quanh miệng là một trong nhóm bệnh lý da liễu. Viêm da quanh miệng có thể là dạng phát viêm một lần, hoặc nhiều lần, có thể kéo dài dai dẳng. Tuy không hiếm gặp và khó chữa nhưng viêm da quanh miệng vẫn có thể dẫn tới một số biến chứng hoặc lan rộng hơn qua các vùng da như mũi, mắt.

Viêm da quanh miệng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em mắc bệnh thường cao hơn do sức đề kháng yếu ớt hơn người lớn.

Viêm da quanh miệng của trẻ em
Da khô, bong tróc, sần sùi thấy rõ so với các vùng da xung quanh

2. Triệu chứng, dấu hiệu của viêm da quanh miệng

  • Độ tuổi hay mắc bệnh: Viêm da quanh miệng có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi, tuy nhiên vẫn tập trung ở 2 nhóm tuổi gồm trẻ sơ sinh, trẻ em và nhóm người từ 16-40 tuổi. Ngoài ra bệnh cũng thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ hơn.
  • Dấu hiệu, triệu chứng của viêm da quanh miệng ở trẻ em
    • Nổi mẩn đỏ quanh miệng: Xuất hiện các đốm mẩn đỏ hoặc hồng xung quanh miệng và có thể kéo dài tới phần da ở mũi.
    • Mụn nước, mụn mủ: Có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ tại các phần da quanh miệng. Ngoài ra còn có thể nổi những hạt lớn hơn có nước dịch màu vàng bên trong hoặc nặng hơn là xuất hiện các mụn mủ màu trắng đục hoặc vàng.
    • Vùng da quanh miệng đỏ, ngứa và bị sần: Vùng da quanh miệng khi bị viêm thường có màu đỏ như phát ban, gây ngứa và bị sần. Da thường khô và dễ bong tróc vảy.
Hình ảnh trẻ bị viêm da quanh miệng
Hình ảnh trẻ bị viêm da quanh miệng

Xem các dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh theo từng nhóm bệnh

3. Nguyên nhân gây bệnh

Cũng như các tình trạng viêm da khác, viêm da quanh miệng khởi phát do các nguyên nhân chủ yếu như:

  • Lạm dụng Steroid: Bố mẹ không cẩn thận trong việc lựa chọn và lạm dụng các loại kem bôi có Steroid như mometasone furoate,… trong quá trình điều trị các bệnh da liễu hay viêm mũi do dị ứng,…. Steroid dùng trong thời gian dài có thể để lại nhiều tác dụng phụ như loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, vết thương khó lành, làm mỏng da…. Điều đó làm trẻ dễ mắc bệnh hơn.
  • Dị ứng với thức ăn, hóa chất: Trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thức ăn bất kỳ hoặc một số sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng có chứa hóa chất, chất gây kích ứng,.. khiến da bé bị viêm
  • Thói quen cho ăn của bố mẹ: Khi đút/bón cho trẻ ăn thì bố mẹ thường có thói quen dùng thìa quẹt quanh miệng, thức ăn bám lại lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cùng với việc chà xát ở vùng da miệng nhạy cảm của bé khiến da bị trầy xước, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm.
Thói quen ăn uống khiến trẻ bị viêm da
Thức ăn dính xung quanh tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi
  • Trẻ bị các bệnh về đường hô hấp (viêm mũi, hen suyễn,…): Trẻ bị những bệnh về đường hô hấp thường dễ dị ứng với nhiều tác nhân của môi trường hoặc bất kỳ sự thay đổi nào bên ngoài, gây ra tình trạng viêm da. Ngoài ra việc trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi,….hay dùng tay để quẹt mũi cũng dễ gây nên tình trạng xây xước, viêm nhiễm ở vùng da ngay dưới mũi, lâu ngày gây viêm.
  • Trẻ có thói quen liếm môi nhiều: Khi thời tiết khô hanh thì môi trẻ thường bị khô và bong tróc, tạo cho trẻ thói quen liếm môi. Khi liếm môi quá nhiều, vùng da xung quanh môi sẽ trở nên ẩm ướt và vô cùng nhạy cảm, dễ sưng đỏ, ngứa,…gây ra viêm da quanh miệng ở trẻ em
  • Một số nguyên nhân khác: Do bố mẹ dùng các loại kem bôi, kem dưỡng có chứa các thành phần như paraben, myristate,…hoặc sử dụng kem chống nắng vật lý cho trẻ. Ngoài ra việc dị ứng với kem đánh răng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới viêm da quanh miệng ở trẻ.

Xem thêm về bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em để có phương pháp phòng bệnh hợp lý cho trẻ.

4. Ảnh hưởng của viêm da quanh miệng đối với trẻ

Viêm da quanh miệng là bệnh không hiếm gặp, có thể nói là rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh cũng có thể tự khỏi nếu bố mẹ biết phòng ngừa, chăm sóc và chữa trị đúng cách.

  • Tuy vậy viêm da quanh miệng cũng gây mất thẩm mỹ, với những vùng da ửng đỏ, sưng ngứa, sần, bong vảy ở vùng xung quanh miệng.
  • Ngoài ra nếu để lâu và không điều trị kịp thời thì khả năng cao sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng tới vẻ ngoài của trẻ khi lớn lên.
  • Khi bị viêm da quanh miệng, trẻ sẽ cảm thấy khô nẻ, sưng ngứa.
  • Đặc biệt là khó khăn trong việc ăn uống. Trẻ cũng dần cảm thấy sợ ăn, sợ uống, luôn trong trạng thái khó chịu. Về lâu dài dễ bị sụt cân, căng thẳng, chậm lớn.
  • Một số biến chứng khác: Viêm da quanh miệng nếu để lâu cùng với các thói quen như liếm môi, gãi,….sẽ làm vùng da bị xây xước, tăng nguy cơ bội nhiễm các loại vi khuẩn gây lở loét, sưng mủ, chảy dịch,….
Trẻ biếng ăn vì viêm da quanh miệng
Trẻ kém ăn, biếng ăn do miệng bị đau rát

5. Cách điều trị viêm da quanh miệng ở trẻ em

Vùng da quanh miệng là một vị trí cần cẩn trọng khi chữa trị. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm an toàn, dịu nhẹ và dùng theo chỉ định của bác sĩ.

5.1. Dùng kem bôi ngoài da

Dùng kem bôi ngoài da là một trong những cách phổ biến và có tác dụng nhanh chóng thường được nhiều bố mẹ lựa chọn.

  • Một số kem bôi dạng mỡ cortisone loại hoạt tính yếu ví dụ như Hydrocortisone 1% có thể làm giảm các hiện tượng như dị ứng, phát ban, nổi mẩn hoặc các triệu chứng sưng, ngứa thông thường. Hydrocortisone 1% thường được dùng để trị các hiện tượng về viêm da dị ứng, mề đay, chàm, côn trùng đốt,…
  • Bôi kháng sinh khi cần thiết (Metronidazole và Erythromycine): có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả mà lại không gây nhiều tác dụng phụ.
Kem bôi trị viêm da quanh miệng ở trẻ
Kem bôi trị viêm da quanh miệng ở trẻ

Tuy nhiên, hơn hết là mẹ nên chọn sản phẩm kem bôi ngoài da có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ.

Kem EmBé chiết xuất từ tinh chất Nano curcumin, Cúc la mã giúp chống viêm ngứa, giảm sưng đỏ, tái tạo và phục hồi vùng da bị viêm nhiễm, ngăn ngừa thâm sẹo. Kẽm Oxyd kháng khuẩn nhẹ, tạo lớp màng bảo vệ da không bị vi khuẩn xâm nhập, giúp làn da của bé nhanh phục hồi. Vitamin E, tinh dầu hạnh nhân dưỡng ẩm da dịu nhẹ, giữ cho làn da luôn mịn màng, giảm đau ngứa, khô da.

Chất kem mỏng nhẹ, mát lành, thẩm thấu nhanh giúp bé hết đau ngứa, ngăn ngừa và điều trị viêm da hiệu quả. Đặc biệt, Kem EmBé không chứa corticoid, paraben nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi dùng cho bé.

Kem EmBé trị viêm da quanh miệng
Kem EmBé trị viêm da quanh miệng

5.2. Thuốc đường uống trị viêm da quanh miệng ở trẻ em

Với một số trường hợp nặng, không đạt kết quả khi sử dụng thuốc thì bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho trẻ sử dụng các loại kháng sinh đường uống như azithromycin, erythromycin và clarithromycin. Với tác dụng mạnh hơn, hỗ trợ điều trị nhanh hơn bệnh viêm da quanh miệng. Tuy nhiên bắt buộc phải hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc uống cho trẻ.

Sử dụng thuốc uống trị viêm da quanh miệng
Sử dụng thuốc uống trị viêm da quanh miệng

6. Cách chăm sóc trẻ bị viêm da quanh miệng

Trẻ bị viêm da thường rất khó chịu, hay bứt rứt, do đó khi chăm sóc trẻ, ba mẹ nên lưu ý một vài điều sau đây.

  • Bố mẹ cần vệ sinh vùng da bị viêm mỗi ngày, đặc biệt vào các thời điểm sau khi cho trẻ ăn uống. Dùng khăn mềm, ẩm và hơi ấm để vệ sinh vùng quanh miệng, nhẹ nhàng lau, tuyệt đối không được kỳ cọ hay chà xát mạnh. Tiếp sau đó thì bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ để vùng da này không bị khô nứt và bong tróc.
  • Cắt móng tay sạch sẽ cho trẻ, đeo bao tay cho trẻ trong khi đi ngủ để tránh trẻ gãi và tác động mạnh vào vị trí da bị viêm.
  • Không cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều axit, thức ăn quá mặn hoặc cay vì dễ gây kích ứng cho vùng da bị viêm quanh miệng.
  • Tập cho trẻ bỏ thói quen liếm môi, lau mũi bằng cách phân tán sự chú ý bằng những hoạt động vui chơi giải trí khác, để vùng da bị viêm quanh miệng có thời gian phục hồi
  • Sau khi điều trị từ 2-3 ngày tại nhà mà không thấy có tiến triển hoặc có biểu hiện nặng hơn (vùng da đỏ hơn, bị tổn thương, chảy nước,…) thì bố mẹ phải ngưng mọi phương pháp và mang trẻ đi khám ngay để nhận được hướng điều trị kịp thời từ bác sỹ.
Vệ sinh quanh miệng trẻ bằng khăn ấm giúp giảm tình trạng viêm da
Vệ sinh quanh miệng bằng khăn ấm sau khi ăn giúp giảm tình trạng viêm da ở trẻ em

7. Cách phòng tránh bệnh viêm da quanh miệng ở trẻ

Phòng tránh viêm da khá đơn giản và dễ dàng. Chỉ cần chú ý một vài điều nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày là mẹ đã giúp bé tránh xa khỏi căn bệnh này.

  • Vệ sinh vùng da quanh miệng của trẻ sau mỗi lần ăn uống bằng khăn mềm ấm
  • Dùng khăn gạc có thấm nước ấm, có thể dùng nước muối pha loãng để vệ sinh bên trong miệng và vùng da bên ngoài miệng cho bé hàng ngày.
  • Tìm loại kem đánh răng phù hợp và tạo cho trẻ thói quen đánh răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày
  • Ghi nhớ các loại thức ăn, thành phần gây nên tình trạng dị ứng ở trẻ
  • Không lạm dụng các sản phẩm có chứa Steroid
  • Không sử dụng dầu gội, sữa tắm,… có chất tẩy rửa mạnh, chất gây kích ứng
  • Không dùng các loại kem bôi không rõ nguồn gốc hoặc các thành phần, liều lượng thành phần không phù hợp với làn da của trẻ
  • Giặt các vật dụng của trẻ như chăn gối thường xuyên, không sử dụng các loại bột giặt có tính tẩy mạnh, nước xả vải có mùi, tạo bọt,….
  • Hạn chế tối đa việc chà xát, tiếp xúc mạnh với vùng da đang bị viêm
Cách phòng tránh viêm da quanh miệng ở trẻ
Cách phòng tránh viêm da quanh miệng ở trẻ

Sử dụng các loại kem bôi chuyên dùng cho trẻ với các thành phần từ thiên nhiên để tăng khả năng kháng viêm, giảm sưng ngứa cũng như cấp ẩm và ngăn ngừa việc thoát nước qua da, giúp da trẻ mịn màng, không bị khô nẻ và bong tróc.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm da quanh miệng ở trẻ em mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Viêm da quanh miệng là bệnh về da phổ biến và hoàn toàn không khó chữa trị. Tuy nhiên bố mẹ vẫn cần có hiểu biết nhất định về loại bệnh này để điều trị dứt điểm nhanh chóng cho trẻ, hạn chế các biến chứng không đáng có thể xảy ra.

Xem thêm:

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…