[Hỏi – Đáp] Bị chàm sữa có nên tiêm phòng?
[Hỏi – Đáp] Bị chàm sữa có nên tiêm phòng?
Bé bị chàm sữa có nên tiêm phòng không là thắc mắc của mẹ Mai Phương và rất nhiều bà mẹ trẻ hiện nay. Vậy thực hư của vấn đề này là như thế nào? Hãy theo dõi câu trả lời của bác sĩ ngay sau đây.
Câu hỏi:
“Chào bác sĩ. Hiện nay bé nhà em được 4 tháng tuổi, bé chuẩn bị tiêm phòng một số mũi vắc xin theo định kỳ. Tuy nhiên, hiện tại bé lại đang bị chàm sữa. Em rất lo lắng và hoang mang vì không biết bé bị chàm sữa thì có nên tiêm phòng hay không và việc tiêm phòng có gây ảnh hưởng gì đến bé cũng như bệnh chàm sữa không ạ? Em xin cảm ơn!” (mẹ Mai Phương – Hà Nội).
Chàm sữa là bệnh da liễu trẻ dễ mắc phải
Trả lời:
Chào Mai Phương. Để giải đáp thắc mắc của bạn, trước tiên bạn cần hiểu chàm sữa là bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi khi trẻ 2-3 tuổi.
Xem thêm:
- Cách ngăn ngừa chàm sữa để lại sẹo ở trẻ em mẹ cần biết
- Chàm sữa có tự khỏi được nếu bố mẹ làm 5 điều sau đây
- 6 thông tin về chàm sữa ở lông mày bố mẹ cần lưu ý
Về câu hỏi “bé bị chàm sữa có nên tiêm phòng không” thì các chuyên da da liễu giải thích như sau:
1. Giải đáp câu hỏi bị chàm sữa có nên tiêm phòng
“Bé bị chàm sữa có nên tiêm phòng hay không?”, câu trả lời là bé bị chàm sữa vẫn có thể tiêm phòng đúng lịch. Tuy nhiên việc tiêm phòng hay không phụ thuộc vào tình trạng chàm sữa của trẻ.
Theo đó, đối với trẻ bị chàm sữa nhẹ, không sử dụng thuốc điều trị hoặc chỉ sử dụng các loại thuốc bôi có công dụng làm dịu da thì mẹ hoàn toàn có thể đưa bé đi tiêm phòng theo lịch. Ngược lại nếu bé bị chàm sữa mức độ nặng, chàm sữa kèm bội nhiễm có nghĩa là bé đã sử dụng thuốc điều trị như corticoid thì nên hoãn lịch tiêm phòng lại. Việc tiêm phòng nên thực hiện sau khi hết đợt điều trị hoặc ngưng điều trị thuốc từ 3-5 ngày.
Đặc biệt mẹ cần lưu ý, trong trường hợp bé đang bị chàm sữa thì không nên tiêm các loại vắc xin phòng ngừa thủy đậu bởi có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu, rất nguy hiểm.
Như vậy, để đảm bảo an toàn cho bé thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra quyết định có nên tiêm phòng cho con hay không.
2. Một số cách điều trị chàm sữa nhanh để bé có thể tiêm phòng
Trẻ bị chàm sữa ở giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ thì khả năng chữa khỏi rất cao. Lúc này mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian hoặc kem bôi chuyên dụng mà không cần đến thuốc điều trị. Sau một vài ngày chàm sữa sẽ biến mất và bé có thể tiêm phòng bình thường.
Chàm sữa nhẹ chỉ dát đỏ, chưa có mụn nước
2.1. Bị chàm sữa có nên tiêm phòng bằng việc sử dụng phương pháp dân gian
Một số mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng. Việc sử dụng phương pháp chữa trị này thì trẻ vẫn có thể đi tiêm phòng bình thường tuy nhiên cần theo dõi kỹ diễn biến để kịp thời xử lý.
- Sử dụng dầu dừa:
mẹ dùng một lượng nhỏ dầu dừa thoa nhẹ nhàng một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh của bé. Sau đó đợi từ 15-20 phút cho dầu dừa khô bớt thì sử dụng giấy thấm dầu để thấm phần dầu còn thừa trên da bé. Nên thực hiện liên tục vào mỗi tối, trong khoảng 2-3 tuần tình trạng chàm sữa sẽ giảm đi trông thấy.
- Sử dụng lá sim:
Sử dụng 200g lá sim tươi, rửa sạch rồi cho vào đun với 1.5l nước. Đun nhỏ lửa đến khi dung dịch cô lại đặc sánh dạng cao lỏng thì tắt bếp, để nguội rồi bôi lên vùng da đang bị bệnh của con. Với cách làm này nên thực hiện kiên trì, liên tục trong 10 ngày bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.
- Sử dụng lá trà xanh:
Sử dụng một nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi thì cho một ít muối hạt vào thì tắt bếp. Sau đó chắt lấy nước rồi dùng khăn sạch thấm nước lau vào vùng da bị bệnh của bé. Mẹ cũng có thể thực hiện cách này để tắm toàn thân hoặc ngâm mình cho bé để phòng ngừa chàm sữa lây lan toàn thân.
Sử dụng trà xanh để làm việc chữa chàm sữa cho bé
>> Xem thêm: Chi tiết các bước trị chàm sữa ở trẻ bằng lá trà xanh
- Sử dụng lá trầu không:
Sử dụng một nắm lá trầu tươi, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước. Sau đó sử dụng nước cốt lá trầu không để thoa lên vùng da bị chàm sữa của bé. Thực hiện 1-2 lần/ngày tình trạng bệnh sẽ cải thiện đáng kể.
- Sử dụng khoai tây:
Lấy 4 củ khoai tây, rửa sạch rồi thái thành lát mỏng, giã nát. Sau đó lọc lấy nước cốt thoa đến vùng da bị chàm sữa của bé.
Ngoài các cách làm trên thì có thể sử dụng lá ổi, trái khổ qua,… cũng đem lại hiệu quả điều trị chàm sữa mức độ nhẹ khả quan.
Lưu ý: sau khi áp dụng các cách trên mẹ nên lau/tắm lại cho bé bằng nước sạch ấm và hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa từng bé.
Việc áp dụng các phương pháp dân gian này giúp bé vừa dễ chịu mà hoàn toàn có thể đi tiêm phòng các căn bệnh khác trong thời gian điều trị chàm sữa.
2.2. Sử dụng Kem EmBé
Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kem EmBé được chiết xuất hoàn toàn các thảo dược thiên nhiên, không chứa paraben, không corticoid nên không gây kích ứng da. Kem EmBé thích hợp trong điều trị các bệnh da liễu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong đó có bệnh chàm sữa.
Thành phần bao gồm:
- Nano curcumin và tinh chất Cúc La Mã là bộ đôi chống viêm thảo dược, có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa và ngăn ngừa không để lại sẹo thâm trên da bé.
- Kẽm Oxyd có khả năng thẩm thấu nhanh, giữ được độ mềm mịn tốt hơn. Ngoài ra thành phần kẽm oxyd có trong sản phẩm còn giúp săn chắc da, kháng khuẩn nhẹ, tạo lớp màng bảo vệ da, giúp làm dịu và chữa lành vùng da bị tổn thương.
- D-panthenol & Allatonin, Vitamin E có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo làn da nhanh chóng, đồng thời giúp duy trì độ ẩm cho làn da bé. Nhờ vậy làn da của bé sẽ hồi phục nhanh chóng hơn.
- Lanolin, dầu hạnh nhân có tác dụng làm mềm và bảo vệ da bé mà không gây nhờn dính hay bít lỗ chân lông.
Cách sử dụng sản phẩm để điều trị chàm sữa hiệu quả sẽ thực hiện theo 2 bước rất đơn giản như sau:
- Bước 1: làm sạch vùng da bị tổn thương của bé.
- Bước 2: sau khi đã làm sạch vùng da bị bệnh thì tiến hành thoa kem lên vùng da tổn thương ngày 2 – 3 lần.
Lưu ý: Dùng ngay khi có dấu hiệu tổn thương da, liên tục 2 – 3 lần/ngày, giúp ngăn ngừa viêm, ngứa, nhiễm trùng và sự lan rộng của các tổn thương da.
Hình ảnh sản phẩm kem em bé
3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa tiêm phòng
Đối với trẻ bị chàm sữa tiêm phòng theo định kỳ thì cần các mẹ cần lưu ý cách chăm sóc con ở 2 giai đoạn là trước khi tiêm phòng và sau khi tiêm phòng để giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng xảy ra sau tiêm.
Theo như nhiều chuyên gia khi bé bị chàm sữa có nên tiêm phòng những bệnh khác để tránh bé bị lây nhiễm những căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ như ho gà, uốn ván
>> Xem thêm: Chàm sữa có nguy hiểm không, gây ngứa không?
3.1. Trước khi trẻ tiêm phòng
- Giữ cho cơ thể và vết chàm sữa thoáng mát, tránh cho cơ thể đổ mồ hôi hay ẩm ướt bởi đó là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, nảy nở khiến chàm sữa nặng hơn.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị, đặc biệt là các loại kháng sinh liều cao. Nếu sử dụng thuốc điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, tốt nhất là điều trị theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
- Tránh cho trẻ ăn thức ăn gây kích ứng như trứng, thực phẩm đến men, lạc, hải sản… vì chúng có thể kích ứng da, gây dị ứng, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Nên dừng điều trị cho bé trước khi tiêm phòng 2 – 3 ngày.
3.2. Sau khi trẻ tiêm phòng
- Chú ý biểu hiện của trẻ sau khi tiêm phòng để kịp thời phát hiện những bất thường sau tiêm phòng, từ đó có hướng xử lý kịp thời.
- Chú ý vết chàm sữa của trẻ sau khi tiêm phòng với mục đích xem vắc xin có phản ứng tiêu cực với bệnh chàm sữa hay không. Nếu có cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Kết luận, với câu hỏi “bị chàm sữa có nên tiêm phòng” thì tùy vào tình trạng chàm sữa của trẻ là nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn cho mẹ. Vì thế mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi đến thời điểm tiêm phòng của trẻ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải sau tiêm.