Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

6 thông tin về chàm sữa ở lông mày bố mẹ cần lưu ý

6 thông tin về chàm sữa ở lông mày bố mẹ cần lưu ý

Chàm sữa ở lông mày tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm bởi đây là vị trí gần mắt. Trẻ nhỏ lại hay có thói quen lấy tay gãi làm cho vùng bị bệnh bị trầy xước, ngứa và lan rộng hơn. Bởi thế bố mẹ không nên bỏ qua những lưu ý hết sức quan trọng sau đây.

Xem thêm: 

1. Nguyên nhân bé bị chàm sữa ở lông mày

Cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính xác có thể gây ra bệnh chàm sữa nói chung và chàm sữa ở lông mày nói riêng là gì. Tuy nhiên theo nghiên cứu, quan sát và thống kê trên nhiều trẻ em cho thấy bệnh thường xuất phát do nguyên nhân di truyền kết hợp với các yếu tố kích hoạt trong cơ thể hay ngoài môi trường.

Chàm sữa ở vị trí lông mày

Vị trí chàm sữa sát với lông mày

Cụ thể chúng ta tạm thời chia thành 2 nhóm nguyên nhân kích hoạt như sau.

1.1. Nguyên nhân bên trong gây chàm sữa ở lông mày

  • Rối loạn tiêu hóa có thể là yếu tố kích thích từ bên trong làm cho bé bị chàm.
  • Rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể.
  • Bé vẫn còn bú mẹ và bị dị ứng với nguồn thực phẩm mà mẹ ăn vào.

1.2. Nguyên nhân bên ngoài

  • Không khí mùa đông quá khô và ít độ ẩm có thể làm cho da bé bị khô và dễ bị chàm hơn.
  • Môi trường sống ẩm ướt, không sạch sẽ thông thoáng, nhiều vi khuẩn.
  • Bé tiếp xúc với lông động vật như chó, mèo.
  • Đồ chơi của bé không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Bé tiếp xúc trực tiếp với một số tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, bụi bặm, khói thuốc lá, chất tẩy rửa như xà phòng, nước hoa…
  • Bé bị nóng và đổ mồ hôi nhiều cũng có nguy cơ bị chàm cao hơn các bé còn lại.
  • Vải may quần áo, may mũ đội đầu cho bé có chất liệu không phù hợp (quá bí, quá thô ráp…) cũng có thể làm cho bé dễ bị chàm hơn.

2. Biểu hiện của chàm sữa ở lông mày bố mẹ cần biết

Các biểu hiện của chàm sữa ở lông mày trên mỗi trẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhiễm bệnh hay tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ. Tuy nhiên đa phần bệnh có những biểu hiện chung như sau:

  • Xuất hiện đám mẩn đỏ ở lông mày có thể chỉ một vùng nhỏ hoặc toàn bộ vùng bao quanh lông mày.
  • Trên đám mẩn đỏ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti bên trong có chứa dịch từ trắng trong đến vàng nhạt.
  • Bé có biểu hiện bị ngứa ở phần lông mày: bé thường lấy tay gãi vào vùng lông mày, nhất là vào ban đêm, đồng thời thường có cảm giác khó chịu thậm chí quấy khóc.
  • Bé bị chàm sữa lâu sẽ có biểu hiện: nứt da, rịn nước hoặc đóng mài và tróc vảy (với bé da khô)
  • Phần xung quanh lông mày có thể sưng nhẹ kèm đỏ ửng.
  • Da khô, dễ bị kích ứng.

Trong tất cả những biểu hiện trên thì có 3 biểu hiện điển hình giúp các bố mẹ có thể khẳng định được gần như chính xác là con mình đang bị chàm sữa chứ không phải một bệnh viêm da nào đó khác đó chính là: Da vùng lông mày đỏ ửng lên, trên vùng đỏ đó có các nốt mụn nhỏ li ti và trẻ có biểu hiện ngứa vùng lông mày.

Chàm sữa ở khu vực má và lông mày

Vùng da bị chàm khác hẳn với vùng da khác

3. Các giai đoạn của chàm sữa ở lông mày

Căn cứ vào các mức độ biểu hiện bệnh lý khác nhau của bệnh, các nhà khoa học tạm thời phân chia bệnh chàm sữa ở lông mày của trẻ ra làm 5 giai đoạn chính. Bắt đầu từ giai đoạn đỏ tấy cho đến giai đoạn da của trẻ bị đóng vảy, bong tróc. Cụ thể như sau:

  • Tẩy đỏ

Vùng da giữa và xung quanh lông mày bắt đầu đỏ ửng lên và ngứa.

Trên bề mặt vùng da đỏ có xuất hiện các hạt mụn nhỏ li ti màu trắng, sau tạo thành mụn nước.

  • Nổi mụn nước

Có nhiều mụn nước nổi rõ trên vùng da giữa và xung quanh lông mày thậm chí lan ra các vùng xung quanh trên mặt bé. Đôi khi các mụn nhỏ gần nhau sẽ tạo thành 1 mụn lớn. Mật độ các mụn mọc dày chi chít nhau.

Bên trong các mụn nước trên có chứa dịch trong suốt.

  • Chảy nước

Các mụn trên có thể do tác động tự nhiên hoặc do bé gãi dẫn đến vỡ dập và chảy nước.

Vùng da bệnh xuất hiện nhiều vết xước.

Trẻ ngứa ngáy, khó chịu và thường hay quấy khóc.

  • Da nhẵn

chàm sữa da nhẵn

Chàm sữa da nhẵn

Sau khi mụn nước vỡ ra, trên da còn lại lớp huyết tương làm cho da đóng vảy và cứng lại, sau khi lớp vảy đó bong ra thì để lại một lớp da mỏng và nhẵn bóng.

  • Do bong vảy

Sau giai đoạn 4, các lớp da non bắt đầu hình thành phía bên dưới, đồng thời đẩy lớp da nhẵn bóng ở trên vỡ ra rồi bong tróc thành từng mảng to hoặc thành từng đám vụn nhỏ.

4. Cách điều trị chàm sữa ở lông mày

Không giống với những trường hợp chàm sữa ở các vị trí khác, chàm sữa ở lông mày là vị trí gần với mắt nên cần hết sức chú ý. Một số cách điều trị điển hình như sau:

4.1. Sử dụng thuốc tây 

Vì đây là một bệnh liên quan đến cơ địa nên sẽ không thể trị dứt điểm mà sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên. Bởi vậy mà đa phần các trường hợp chúng ta sẽ chỉ sử dụng thuốc bôi da hỗ trợ cho bé và sẽ chỉ cho bé sử dụng thuốc tây trong trường hợp bệnh nặng, cấp tính.

Các loại thuốc tây dùng trong trường hợp này thường chủ yếu là các loại thuốc hỗ trợ điều trị như Histamin giúp trẻ giảm ngứa và các loại corticoid giúp giảm viêm da.

Tuy nhiên do có nhiều tác dụng phụ nên các bố mẹ cũng đặc biệt lưu ý không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trên hay bất kỳ loại thuốc nào khi chưa cho bé đi khám và có bác sĩ chỉ định.

4.2. Sử dụng các sản phẩm bôi nguồn gốc thảo dược

Như trên đã nói, đa phần các trường hợp chàm sữa sẽ chỉ sử dụng các thuốc bôi ngoài da hỗ trợ cho bé chứ không nên sử dụng thuốc tây nếu không cần thiết.

Một mặt vì đặc thù của bệnh, mặt khác nữa là các loại kem bôi này rất an toàn kể cả với trẻ sơ sinh nên có thể dùng lâu dài mà không lo bị tác dụng phụ như thuốc tây. 

Kem Em Bé Derma là sản phẩm kem bôi khá phổ biến và hiệu quả mà các bố mẹ có thể tham khảo. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên vô cùng lành tính và chuyên dành để hỗ trợ điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh.

Sản phẩm Kem Em Bé Derma

  • Thành phần của kem em bé:

Thông đỏ Pháp, Trầu không, Kim ngân hoa có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên giúp giảm tối đa viêm da. 

Dầu dừa, Bơ shea, Lô hội giúp làm mềm và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da nhanh chóng phục hồi trở lại. 

  • Công dụng:

Đồng thời giúp tái tạo vùng da bị chàm, nhanh lành vết thương và ngăn ngừa thâm sẹo.

Chất kem mát lành làm dịu nhanh sự khó chịu, ngứa ngáy đồng thời “đánh bay” chàm sữa ở lông mày hiệu quả, trả lại cho bé làn da trắng hồng.

Làm mềm và bảo vệ làn da, không nhờn dính, không bít lỗ chân lông.

  • Cách sử dụng:

Hàng  ngày mẹ vệ sinh vùng da bị chàm bằng nước ấm, sau đó bôi 1 lớp mỏng Kem EmBé 2-3 lần mỗi ngày. Các vết chàm sẽ khỏi sau 5-7 ngày sử dụng (tùy cơ địa từng bé).

Kem EmBé bảo vệ làn da trẻ luôn mềm mát, mịn màng

4.3. Sử dụng mẹo dân gian

Lá xanh chữa trị chàm sữa

Lá trà xanh trị chàm sữa

Ngoài 2 phương pháp điều trị trên, nhiều bố mẹ còn truyền tai nhau áp dụng một số mẹo dân gian như sử dụng một số loại thảo dược, lá cây như lá kinh giới, lá khế hay lá trà xanh rồi vò ra lấy nước và bôi lên da cho trẻ…

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, bác sĩ thì các bố mẹ nên hạn chế áp dụng các mẹo này vì nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

5. Lưu ý khi trẻ bị chàm sữa ở lông mày

Bố mẹ nên quan sát bé thường xuyên để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Phát hiện càng muộn thì bệnh càng khó chữa và làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết, bệnh chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát nên trong quá trình điều trị và chăm sóc cho bé, các bố mẹ cần lưu ý:

  • Không nên tắm cho bé quá lâu và dùng nước quá nóng để tắm sẽ gây kích ứng không tốt lên vùng da bệnh gây tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng các loại xà phòng tắm có tính tẩy rửa mạnh hay các loại lá tắm dân gian để điều trị bệnh cho bé.
  • Sau khi tắm nên dùng khăn mềm và sạch để lau thật khô cho da bé.
  • Có thể sử dụng các loại kem làm ẩm da lành tính để bôi cho bé sau khi tắm và lau khô.

>> Xem thêm: Chàm sữa có ngứa không?

6. Phòng tránh chàm sữa

Phòng tránh bệnh chàm sữa bằng những phương pháp đơn giản giúp bố mẹ yên tâm làm việc.

tiếp xúc với thú cưng là nguyên nhân gây chàm sữa

Tiếp xúc với lông thú cưng cũng là nguyên nhân gây chàm sữa

  • Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, nước hoa, phấn hoa, bụi bặm, khói thuốc lá…
  • Khi đội mũ cho trẻ thì lưu ý chọn mũ có chất liệu êm, mịn, không quá bí.
  • Khi tắm cho bé không nên tắm quá lâu, tắm với nước quá nóng hay sử dụng những loại xà phòng tắm có tính tẩy rửa mạnh, có nhiều bọt và để bọt tiếp xúc với vùng da xung quanh lông mày.
  • Môi trường sống của trẻ không được để quá nóng hay quá lạnh mà phải thông thoáng mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nếu thời tiết quá hanh khô và độ ẩm thấp thì có thể dùng thêm máy tạo độ ẩm.
  • Cắt móng tay thường xuyên cho bé vào đeo bao tay (chọn loại vải mềm, êm) để bé không cào xước vùng da bệnh.
  • Theo dõi các loại thức ăn mẹ ăn vào nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng với các thức ăn đó để biết đường tránh sử dụng.

Chàm sữa ở lông mày có thể “thổi bay” dễ dàng khi bố mẹ phát hiện sớm và áp dụng cách điều trị phù hợp. 

7. Kem Em Bé Derma – chuyên biệt cho da chàm sữa

Kem Em Bé Derma chứa thành phần từ thiên nhiên, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm chứa chiết xuất thông đỏ Pháp, Trầu không, Sữa dê… cùng công nghệ Aminovector phức hợp Aquaxyl nhập khẩu Pháp giúp thẩm thấu nhanh các hoạt chất và mang đến công dụng tối ưu: 

– Làm dịu da, mềm da khi bị: chàm sữa, viêm da, sưng đỏ, ngứa ngáy, vảy da, bong tróc da,…

– Kháng khuẩn, dưỡng ẩm sâu, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi da bị hư tổn, cho làn da mềm mại, mịn màng.

Các thành phần từ thiên nhiên an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương.

Bước 2: Thoa kem lên vùng da bị tổn thương ngày 3-4 lần. Các trường hợp chàm sữa nặng có thể dùng 4-6 lần/ngày.

Kem Em Bé Derma được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 190.000đồng/tuýp 30 gram.

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…