Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Chàm sữa bao lâu thì khỏi nếu bé được mẹ chăm sóc cẩn thận?

Chàm sữa bao lâu thì khỏi nếu bé được mẹ chăm sóc cẩn thận?

Chàm sữa bao lâu thì khỏi – đương nhiên là có một bệnh lý mà 20% trẻ em dưới 2 tuổi mắc phải có thể tự khỏi tuy nhiên các bậc phụ huynh không được chủ quan để tránh tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

1. Chàm sữa có tự khỏi không?

Chàm sữa là một dạng viêm da cơ địa thường xảy ra ở giai đoạn bé từ 2 tháng – 2 tuổi. Đây là chứng bệnh về da phổ biến và không quá nguy hiểm nên bố mẹ không nên quá lo lắng.

Chàm sữa có thể tự khỏi nếu bố mẹ biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời và thường biến mất sau 2 tuổi khi sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé đã ổn định hơn.

Chàm sữa có tự khỏi không nhỉ

Trẻ bị chàm sữa ở mặt

Tuy nhiên, với một số bé có cơ địa, sức đề kháng và hệ miễn dịch kém thì bệnh chàm sữa có thể diễn biến phức tạp hơn. Chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần, chuyển sang các giai đoạn chàm nặng và có nguy cơ bội nhiễm, nhiễm khuẩn.

Đặc biệt nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc và điều trị sớm thì chàm có thể để lại sẹo, vết thâm gây ảnh hưởng tới ngoại hình của bé sau này. Vì vậy ngay khi thấy những dấu hiệu của chàm sữa, mẹ hãy nhanh chóng tìm cách khắc phục phù hợp.

2. Trẻ bị chàm sữa bao lâu thì khỏi? 

Chàm sữa bao thì khỏi ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chàm sữa thường phổ biến ở các bé trong giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Khi mà hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn yếu. Cấu trúc làn da còn rất mỏng và nhạy cảm nên dễ xảy ra phản ứng viêm ngứa với các tác động bên trong và bên ngoài cơ thể.

Bệnh chàm sữa kéo dài bao lâu còn phụ thuộc nhiều vào việc bố mẹ có phát hiện và điều trị bệnh sớm hay không. Nếu nhanh thì chàm sữa có thể khỏi hoặc tự khỏi trong 7-10 ngày. Nếu lâu hơn có thể kéo dài từ 2-3 tuần, thậm chí là dài hơn. 

chàm sữa có tự khỏi nhưng nếu phét hiện bệnh sớm thì cần phải kết họp với những pp khác

Chàm sữa nhẹ sẽ khỏi nhanh sau 7-10 ngày

3. Chàm sữa bao lâu thì khỏi – Thời gian chính xác là bao nhiêu ?

Chàm sữa có tự khỏi không đúng cho tất cả trường hợp. Trong khoảng thời gian 3-7 ngày mà chàm sữa không có dấu hiệu thuyên giảm, lan rộng và xuất hiện nhiều mụn nước hơn thì bố mẹ cần tìm phương pháp điều trị.

Ở mỗi giai đoạn sẽ có những cách điều trị khác nhau mà mẹ cần lưu ý.

3.1. Giai đoạn bé bị chàm sữa nhẹ

Đây là thời điểm dễ điều trị nhất. Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết chàm sữa qua các triệu chứng như các vùng da ở mặt, má hoặc cổ, đầu xuất hiện các vùng ửng đỏ, các mụn nước li ti chớm xuất hiện. Khi mẹ sờ tay vào sẽ thấy cảm giác thô ráp, sần sùi.

Ngay từ giai đoạn này, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như: 

Giảm ngứa, làm sạch cho trẻ

Vùng da bị chàm thường khô, nứt kẽ gây khó chịu và ngứa ngáy. Vì thế mẹ nên vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ bằng nước ấm và khăn vải mềm. Tránh việc dùng nước nóng hay nước lạnh vì da bé sẽ càng khô hơn. 

Sau đó mẹ có thể dùng một số loại kem bôi để giảm ngứa cho bé. Những loại kem này cũng thường có thêm tác dụng cấp ẩm làm da đỡ bị khô cùng với tác dụng kháng khuẩn tốt. 

Dưỡng ẩm và chống viêm da

Chàm sữa khiến cho vùng da trở nên sần và khô ráp, dễ bong tróc vảy. Da khô còn khiến cho chàm lan rộng và nặng hơn. Lúc này, mẹ hãy cho bé bú/uống đủ nước kết hợp dưỡng ẩm da bằng các loại kem bôi chuyên dụng.

Nên lựa chọn sản phẩm vừa giúp dưỡng ầm sâu vừa chống viêm hiệu quả như Kem Em Bé Derma.Kem Em Bé Derma chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính với làn da của bé. Thành phần Thông đỏ Pháp, Trầu không, Lô hội, Kim ngân hoa giúp kháng viêm, giảm sưng ngứa, phục hồi nhanh chóng làn da bị tổn thương do chàm sữa, không để lại thâm sẹo. Dầu dừa, Sữa dê và Bơ shea giúp dưỡng ẩm sâu, làm dịu mát da, mang đến làn da mềm mại, mịn màng.

Sau khi vệ sinh sạch sẽ da bé, mẹ có thể thoa một lớp kem thật mỏng lên các vết chàm, để dưỡng ẩm, làm dịu da, hết cảm giác ngứa ngáy khó chịu do chàm gây ra cho bé.

Giúp dưỡng ẩm sâu và chống viêm hiệu quả

Tắm và lựa chọn xà phòng tắm phù hợp

Việc tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho bé mỗi ngày là điều cần phải làm, đặc biệt là vệ sinh vùng da bị chàm. Tuy nhiên mẹ nên lựa chọn sữa tắm thay vì xà phòng tắm. Vì xà phòng sẽ làm da bị khô hơn.

Sữa tắm cũng nên chọn loại có độ pH phù hợp, tránh những sản phẩm có mùi, có chất kích ứng hay tạo bọt.

tắm cho em bé là một phương pháp chữa chàm sữa hiệu quả

Nên tắm cho bé 1 lần/ngày

Tránh tác nhân gây dị ứng

Một số tác nhân như đồ ăn (thường là đồ hải sản, các loại nấm…); các chất kích thích; lông động vật, phấn hoa,…hay bất kỳ tác nhân nào xung quanh bé như thời tiết cũng có thể là nguyên nhân gây ra chàm sữa.

Vì vậy bố mẹ cần tìm ra tác nhân gây dị ứng và tránh để cho bé tiếp xúc với nó để hạn chế việc chàm bị tái phát lại.

3.2. Giai đoạn bé bị chàm sữa nặng kéo dài

Vào giai đoạn này, biểu hiện bệnh qua việc các mụn nước, mụn mủ to và bị vỡ ra, tạo thành các lớp vảy trên bề mặt da. Thậm chí nếu bé gãi có thể gây chảy máu, chảy mủ và bội nhiễm. Lúc này bố mẹ nên sớm áp dụng các biện pháp dưới đây để tránh việc bệnh của bé nặng thêm và dễ hình thành sẹo.

3.2.1. Chàm cấp tính

Đây là giai đoạn chàm sữa nặng có dấu hiệu rõ rệt với những tổn thương trên da, xuất hiện nhiều vết trợt và có nguy cơ bội nhiễm rất cao.

chàm sữa cấp tính

           Chàm sữa cấp tính

  • Khi trẻ gãi hoặc chà xát lên vùng da mắc bệnh sẽ làm mụn nước bị vỡ, chảy nước khiến trẻ vô cùng đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu.

  • Đây là bệnh da cấp tính có mụn nước, các mụn nước này trông như bề mặt nước sôi lăn tăn, khi vỡ ra để lại các giếng huyết thanh. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là viêm đỏ da, mọc các mụn nước, ngứa, đóng vảy, bong vảy…
  • Ở giai đoạn này bé được sử dụng các loại thuốc dịu da, sát khuẩn, chống ngứa như thuốc bôi dạng nước Eosin 2%, xanh methylen hoặc rửa bằng dung dịch thuốc tím pha loãng màu hồng cánh sen, hoặc dung dịch Milian, kết hợp hồ nước.
  • Sử dụng thêm các loại kháng sinh có phổ tác dụng như nhóm thuốc kháng sinh Maccrolid hoặc nhóm Betalactam.

3.2.2. Chàm bội nhiễm

Nếu không được chăm sóc da đúng cách và điều trị kịp thời, chàm sữa thông thường có thể biến thành chàm sữa bội nhiễm.

Bội nhiễm ở đây nghĩa là có sự xuất hiện của virus hoặc vi khuẩn tấn công vào vết loét hở hoặc vết thương tại chỗ vùng da trẻ bị bệnh chàm sữa.

chàm sữa bội nhiễm ở trẻ em

  Chàm sữa bội nhiễm ở trẻ em

Sử dụng một số loại thuốc do bác sĩ đề xuất: Trong một số trường hợp chàm sữa của bé không chuyển biến tốt mà có chiều hướng xấu thêm, bác sĩ sẽ kê đơn cho bé một số loại thuốc riêng như:

  • Thuốc uống chống viêm,
  • Giảm ngứa, một số
  • Kem bôi có khả năng kháng khuẩn cao sản phẩm có thành phần corticoid với nồng độ thấp để điều trị trong thời gian ngắn nếu thực sự cần thiết. 

Điều bố mẹ cần làm lúc này là hãy kiên nhẫn làm theo hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ.

>> Xem thêm: Chi tiết cách xử lý chàm sữa nặng ở trẻ

3.3. Nguyên nhân gây chàm sữa nặng

Chàm sữa là bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị chàm sữa nặng là do nhiễm tụ cầu vàng, nhiễm nấm da và nhiễm virus herpes simplex (HSV- 1).

Những nguyên nhân cụ thể bao gồm:

Di truyền

Nếu trong gia đình có người thân như: cha, mẹ, anh chị em, ông bà… ngày bé bị chàm sữa, hen suyễn hoặc dị ứng thì có khả năng

Do cơ địa

  • Da của bé phản ứng quá mẫn với các tác nhân gây bệnh.
  • Do hệ thể trạng sức khỏe của bé yếu, cụ thể là hệ miễn dịch yếu dẫn đến cơ thể không sản sinh được kháng thể chống lại bệnh.

Không điều trị chàm sữa kịp thời

  • Vùng da bị chàm nhiễm trùng, chàm sữa trở nên nặng.
  • Điều trị sai cách khiến cho bệnh không thuyên giảm, nguy hiểm hơn trong một số trường hợp còn khiến da bé bị nhiễm trùng, chàm sữa lan rộng.
  • Bé gãi hoặc chà xát nhiều vào vùng da bị bệnh gây nên bội nhiễm.
  • Quá trình chăm sóc khi bé bị bệnh không đúng như sử dụng dầu gội đầu hay sữa tắm có chứa thành phần hóa học… gây kích ứng.

Da thiếu nước

Bệnh chàm sữa sẽ xảy ra khi da của em bé bị thiếu hụt một tế bào mỡ (gọi là ceramides) gây ra tình trạng mất nước trên da, lâu dần gây khô da.

chàm sữa nặng ở các em bé

                                              Chàm sữa nặng là tình trạng rất nguy hiểm

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trên được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài (khoảng 1-2 tháng), thì tỷ lệ cao trẻ sẽ bị chàm sữa thể nặng, dẫn đến bệnh mãn tính.

4. Một số cách phòng tránh chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên khả năng tái phát của bệnh lại cao. Vì vậy mẹ nên tham khảo một số cách phòng ngừa dưới đây để hạn chế khả năng tái phát chàm sữa ở trẻ.

Giữ ẩm cho da bé

Cấp ẩm đầy đủ bằng việc cho bé uống đủ nước và bôi kem cấp ẩm thường xuyên. Làn da đủ độ ẩm sẽ luôn mềm mại, khỏe mạnh để chống lại các tác nhân từ bên ngoài.

Trang phục thoáng mát

Cho bé mặc những loại quần áo thoáng mát, mềm mịn từ cotton với khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó các mẹ cũng nên cắt hết các loại nhãn mác có trong quần áo để tránh gây chà xát khó chịu cho bé

Vệ sinh cơ thể

Chú ý vệ sinh cơ thể và vùng da bị viêm cho bé hàng ngày bằng nước ấm, có thể sử dụng thêm sữa tắm chuyên dụng cho trẻ nhỏ. Không sử dụng sữa tắm của người lớn hoặc hạn chế dùng nước lá nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thực phẩm sử dụng

Với trẻ còn đang bú mẹ, mẹ hãy chủ động loại bỏ một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ tanh… ra khỏi thực đơn của mình.

Với những trẻ đã ăn dặm, mẹ không nên chế biến món ăn từ những thực phẩm này cho bé.

bệnh chàm sữa có tự khỏi không nếu mẹ cho em bé bú sữa

Mẹ cho bé bú sữa phải chú ý đến thực đơn ăn uống

Giữ môi trường thoáng mát, sạch sẽ

Đây là yếu tố quan trọng để quá trình điều trị nhanh đạt kết quả đồng thời ngăn ngừa chàm sữa tái phát.

  • Mẹ hãy giữ phòng ngủ, nhà ở sạch sẽ, đủ độ ẩm, thông thoáng.
  • Không nên để nhiệt độ phòng chênh lệch quá cao với nhiệt độ bên ngoài.
  • Giặt giũ, vệ sinh một số đồ vật bé thường tiếp xúc như chăn ga gối, màn,… thường xuyên.
  • Tránh các tác nhân như bụi bẩn, lông động vật xung quanh môi trường của bé. 

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc của bố mẹ về việc chàm sữa bao lâu thì khỏi. Để làn da của bé luôn mịn màng, mềm mượt và không có thâm sẹo thì việc phát hiện và điều trị chàm sữa sớm là rất quan trọng.

Xem thêm: 

Kem bôi da thảo dược Kem Em Bé Derma

Kem Em Bé Derma là sản phẩm chuyên biệt cho da chàm sữa, thành phần từ thảo dược thiên nhiên, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm chứa chiết xuất thông đỏ, sữa dê nhập khẩu Pháp cùng công nghệ Aminovector phức hợp Aquaxyl nhập khẩu Pháp giúp thẩm thấu nhanh các hoạt chất và mang đến công dụng tối ưu: 

– Làm dịu da, mềm da khi bị: chàm sữa, viêm da, sưng đỏ, ngứa ngáy, vảy da, bong tróc da,…

– Kháng khuẩn, dưỡng ẩm sâu, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi da bị hư tổn, cho làn da mềm mại, mịn màng.

Kem Em Bé Derma chứa các thành phần từ thiên nhiên

Hướng dẫn sử dụng

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương.

Bước 2: Thoa kem lên vùng da bị tổn thương ngày 3-4 lần. Các trường hợp chàm sữa nặng có thể dùng 4-6 lần/ngày.

Kem Em Bé Derma được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 190.000đồng/tuýp 30 gram.

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…