Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

1. Triệu chứng của trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa như thế nào?

– Khởi phát bệnh (Giai đoạn cấp tính)

Ở giai đoạn này làn da của trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có những biểu hiện khác thường như xuất hiện các mụn đỏ li ti, các đám ban đỏ không rõ ranh giới và sau một khoảng thời gian ngắn thì chuyển thành mụn nước. Trẻ có dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc, hay ưỡn mình trằn trọc và thức giấc. Mụn nước có thể lan rộng, sau một thời gian sẽ đóng thành vảy khô nhưng không bong tróc.

– Giai đoạn mãn tính:

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa giai đoạn mãn tính là thời điểm các triệu chứng viêm da cơ địa ở trên tái phát thường xuyên, nhiều lần và có tổn thương rõ ràng trên da. Da trẻ lúc này có thể bị viêm bội nhiễm, sự rối loạn sắc tố da xuất hiện, có các lớp sừng dày. Viêm nhiễm có thể lan rộng ra ngoài vùng da lành khác nên cần phải có biện pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa kịp thời.

trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

2. Cách điều trị dành cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc hay mẹo tự nhiên. Tuy nhiên trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm nên chỉ có thể áp dụng một số phương pháp sau.

a. Thuốc điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Thuốc bôi ngoài dạng mỡ và dạng kem: giúp dưỡng ẩm, mềm da và làm tăng sự hồi phục ngoài da hơn. Có thể là thuốc bôi kháng sinh và kháng histamin có tác dụng giảm viêm và ngăn ngừa ngứa da tốt.

Việc dùng thuốc cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa cần có hướng dẫn chỉ định cụ thể của bác sĩ, tránh tự ý lạm dụng dùng cho trẻ có thể dẫn đến tình trạng xấu hơn. Nên dùng thuốc theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để đạt được hiệu quả cao nhất. Phác đồ điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa như sau:

– Thuốc chống khô da, dưỡng ẩm và chống ngứa da

– Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm chống viêm nhiễm

– Chống tụ cầu bằng thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường bôi.

trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Bôi thuốc trị viêm da cần có hướng dẫn chỉ định cụ thể của bác sĩ

2/ Dùng mẹo tự nhiên đối với trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

– Có một số cây thuốc, thảo dược thiên nhiên được dùng để chữa bệnh trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa như: cây sài đất, hành hoa, lá trầu không, ké đầu ngựa… Biện pháp này giúp giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa một cách tự nhiên, ít tác dụng phụ nên được nhiều mẹ chọn lựa dùng trị bệnh cho trẻ. Tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào mức độ và cơ địa của trẻ nên các mẹ cần cân nhắc trước khi áp dụng trị bệnh.

– Các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng làm giảm và hết các triệu chứng của viêm da cơ địa nhưng không thể đảm bảo bệnh không tái phát trở. Có 5 điều cơ bản mà các mẹ cần lưu ý khi con mình bị viêm da cơ địa như:

– Vệ sinh cho trẻ đúng cách: Cần tắm rửa cho trẻ mỗi ngày, tránh tình trạng kiêng cữ quá mức hoặc không thực hiện tắm rửa cho trẻ khiến da trẻ bị bẩn, dễ nhiễm khuẩn gây viêm da cơ địa. Bước này rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh.

– Tránh để da trẻ bị trầy xước, hay cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại khiến trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa.

– Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thêm liều hoặc ngừng sử dụng khi thấy dấu hiệu quả. Chỉ dừng thuốc và tới bệnh viện khi có phải ứng dị ứng với thuốc xuất hiện.

– Giữ môi trường trong lành, sạch sẽ loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng kích ứng da.

– Đưa bé tới bệnh viện sớm khi có những dấu hiệu bất thường trên da, viêm nhiễm nặng ảnh hưởng tới cuộc sống của bé.

– Với những thông tin được cung cấp, mong rằng các bậc làm cha làm mẹ hãy nắm vững kiến thức để giúp hạn chế nhất tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa, chăm sóc trẻ khôn lớn trưởng thành khỏe mạnh nhé!

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thì phải làm thế nào?

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có triệu chứng như thế nào? Đó là khi bạn thấy trên da của trẻ có những đám đỏ, ngứa, xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết và có thể sưng to các hạch lân cận.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có thể là do di truyền hoặc do những yếu tố khác. Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ có tiền sử gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, mày đay. Có bố và mẹ cùng bị bệnh thì tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa lên đến 80%. Ngoài ra có thể có nhiều yếu tố khiến trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa như dị ứng với một số thức ăn như sữa, dị ứng lông vật nuôi, phấn hoa hoặc bụi, có thể là do mọc răng, nhiễm trùng, tiêm chủng hay môi trường sống.

trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa diễn ra phổ biến ở trẻ

2. Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thì phải làm thế nào?

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa được các bác sĩ da liễu gợi ý với các phương pháp như sau:

  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ như corticosteroid, chất làm ẩm, dầu khoáng.
  • Điều trị theo toa: thuốc đặc trị tại chỗ, quang trị liệu, trong trường hợp bệnh nặng dùng thêm thuốc ức chế miễn dịch.
  • Một số phương pháp điều trị tự nhiên như lá khế, lá đơn đỏ hay sài đất được chứng minh có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa trên người lớn, tuy nhiên, đối với trẻ em thì cần tham khảo ý kiến bác sỹ và khám cụ thể vì da trẻ rất nhạy cảm và dễ tổn thương nặng hơn.

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa như thế nào là đúng? Theo Hiệp hội da liễu Hoa Kỳ, kế hoạch chăm sóc da gồm tắm rửa và dưỡng ẩm là điều quan trọng nhất để điều trị và kiểm soát các triệu chứng trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa. Việc giữ ẩm da giúp khắc phục các triệu chứng khô da, giúp bảo vệ da đối với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng.

3. Cách tắm cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Bước 1: Dùng nước ấm tắm cho trẻ trong 5-10 phút. Nên tắm cho trẻ vào ban đêm trước khi đi ngủ, thời gian này da trẻ có khả năng khóa độ ẩm. Chỉ dùng các chất tẩy rửa dịu nhẹ, dùng khăn mềm để tránh chà xát mạnh da của trẻ. Sau khi tắm vỗ nhẹ lên da để giữ lại hơi ẩm, nước giúp làm mềm da và giúp da hấp thụ thuốc và kem dưỡng tốt hơn.

Bước 2: Bôi kem dưỡng ẩm để khóa độ ẩm. Lấy một lượng kem vừa phải vào lòng bàn tay của bạn, vuốt nhẹ lên da của bé theo hướng từ trên xuống, chờ vài phút để kem giữ ẩm hấp thu vào da trước khi mặc quần áo. Bôi kem dưỡng ẩm trong ngày bất cứ khi nào da của trẻ có triệu chứng ngứa, hoặc khô.

cách tắm khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Cách tắm cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

3. Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh có yếu tố di truyền vì thế khó tránh khỏi bệnh có thể khởi phát bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vẫn có thể kiểm soát được các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, nên lưu ý một số yếu tố dưới đây:

– Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

– Nếu trường hợp nghi ngờ bệnh tình của trẻ nặng hơn do uống sữa ngoài hãy kiểm tra sữa bằng cách cho trẻ uống thử loại sữa khác.

– Tạo độ ẩm trong phòng, môi trường sống thoát mát, không bụi bẩn.

– Không nuôi động vật (chó, mèo) trong nhà để tránh trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa.

 – Không mặc các loại vải như len, dạ.

– Dùng sữa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ.

– Tránh dùng điều hòa quá nhiều.

– Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm, phấn hoa…

– Đeo bao tay cho trẻ để tránh việc cào, gãi làm tổn thương da.

Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa là tìm hiểu các triệu chứng, yếu tố có thể gây bệnh để chủ động tìm cách loại bỏ, phòng tránh.

trẻ bị hăm cổ

Trẻ bị hăm cổ thì phải làm sao?

Sáu tháng đầu sau khi sinh là giai đoạn trẻ sơ sinh rất dễ bị phát ban, gây ửng đỏ tại một số vùng da như nách, mông, đùi, khuỷu tay chân, háng,…đặc biệt nhiều nhất là ở vùng cổ. Trường hợp này, người ta thường gọi là trẻ bị hăm ở cổ. Vậy làm sao để trị hăm cổ cho bé, bài viết sau sẽ chia sẻ điều đó.

1. Tại sao trẻ bị hăm cổ?

Làn da non nớt và mềm mại của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn hại. Tuy nhiên vùng cổ là nơi dễ bị hăm nhất. Có nhiều yếu tố dẫn đến kết quả này như:

  • Gai nhiệt: hay còn gọi là ban nhiệt. Trong suốt mùa hè, cái nóng bức dễ gây kích ứng làn da mỏng manh của bé, gây ngứa và làm bé đổ nhiều mồ hôi hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị hăm cổ.
  • Nhiễm khuẩn, nấm: vùng cổ của trẻ sơ sinh là vùng có nhiều nếp gấp, mồ hôi, ẩm ướt, khó vệ sinh,…dễ làm nơi cư trú cho bụi bẩn và nhiều loại vi khuẩn, nấm.
  • Ma sát: trẻ đỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh cổ hơi ngắn và thường khá mũm mĩm, do đó những nếp gấp tại vùng cổ ở bé thường chà xát với nhau liên tục. Đồng thời độ ẩm xung quanh vùng này khá cao, dễ gây kích ứng da dẫn đến hiện tượng trẻ bị hăm cổ.
  • Yếu tố khác: khi cho bé uống hoặc ăn, sữa và thức ăn thường bị rơi xuống cổ nhiều lần trong một ngày. Đặc biệt, nếu bé nôn chớ, dung dịch trào ra cũng thường bám dính ít nhiều tại đây. Trong khi đó, vùng cổ khó vệ sinh sạch sẽ và cũng khó khô thoáng.

trẻ bị hăm cổ

Trẻ bị hăm cổ là hiện tượng diễn ra phổ biến

2. Các cách điều trị khi trẻ bị hăm cổ

Trẻ bị hăm cổ là chuyện thường gặp và dễ khỏi nhưng nếu không liên tục phòng ngừa và chữa trị thì hăm sẽ lại tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể biến chứng nặng hơn. Sử dụng những biện pháp đơn giản sau đây sẽ giúp bé bớt khó chịu và giảm nguy cơ bị hăm ở cổ.

a. Chọn quần áo

Nên chọn loại vải nhẹ, mềm, thoáng khí, thấm mồ hôi, không có thành phần gây dị ứng. Nên giặt sạch sẽ thường xuyên quần áo, tã lót, khăn tay. Chúng cũng nên được phơi dưới ánh nắng để diệt khuẩn.

b. Vệ sinh

  • Giữ cho da bé luôn được sạch sẽ bằng cách tắm rửa cho bé thường xuyên tất cả các bộ phận, đặc biệt với vùng cổ phải được lau khô hoàn toàn bằng vải mềm để thoáng khí.
  • Nên sử dụng nước đun sôi để nguội, tránh nhiệt độ quá cao.
  • Có thể dùng nước lá trà tươi khi tắm. Hoặc thêm baking soda, bột yến mạch vào nước tắm (người Mỹ hay sử dụng phương pháp này).

trẻ bị hăm cổ

Cần vệ sinh da bé sạch sẽ tránh bị hăm

c. Dùng bột bắp

Bột bắp là một trong những cách trị hăm ở cổ hiệu quả cho bé. Cách thực hiện đơn giản như sau: rắc một ít bột bắp vào vùng da bị hăm ở cổ bé sau khi tắm. Bột bắp có tác dụng làm khô vùng da ẩm ướt dưới cổ của bé và không dề gây dị ứng gì cả.

d. Dùng dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính chống khuẩn, chống viêm da, giúp da sạch sẽ, mềm mại và trị hăm ở cổ bé hiệu quả. Chỉ cần mát xa vùng da bị hăm bằng dầu dừa có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan, sau 30 phút thì lau sạch Tuy nhiên, nó cũng dễ gây bít lỗ chân lông nếu không được lau sạch sẽ.

e. Dùng gạc lạnh

Ngâm một miếng vải cotton sạch trong một chậu nước lạnh và đắp lên vùng cổ trong vài phút. Khi thực hiện xong, bạn nên lau khô nhẹ nhàng. Lặp lại 3-4 lần mỗi ngày.

g. Sử dụng kem bôi

  • Những loại kem bôi da có calamine lotion, hydro-cortisone thường được dùng khá hiệu quả để chữa trẻ bị hăm cổ
  • Bạn nên chú ý các thành phần và xuất xứ của thuốc. Tốt nhất nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại kem này.

Việc phòng ngừa và chữa trị cho trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ rất đơn giản nhưng cần phải được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là phải chú ý đến vấn đề vệ sinh. Trong trường hợp trẻ bị hăm cổ kèm theo sốt, đồng thời bạn thấy mủ hoặc mụn nước chứa đầy chất lỏng trên da thì rất có khả năng bé đang bị một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Lúc này, bé cần đưa bé đến ngay các bác sĩ để được khám và điều trị sớm nhất có thể.

cách trị sảy cho bé

Cách trị sảy cho bé: Những điều nên và không nên làm

Từ xưa đến nay có rất nhiều cách trị sảy cho trẻ, tuy nhiên nếu không áp dụng đúng phương pháp, các mẹ có thể làm cho tình hình rôm sẩy của bé nặng hơn, có khi dẫn đến viêm nhiễm da, nhiễm trùng máu v.v… Sau đây là một số kinh nghiệm trong việc nên và không nên trong cách trị sảy cho bé để các mẹ có thể tham khảo để bảo vệ làn da mỏng manh khi mùa hè đang đến.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sảy

Mùa hè với thời tiết nóng nực khiến nhiệt độc trong cơ thể trẻ tích tụ nhiều và tăng tiết ra ngoài qua tuyến mồ hôi, gây ứ đọng trên da. Kết hợp với bụi, chất nhờn bít kín khiến da trẻ dễ nổi rôm sảy, biểu hiện qua việc da có nhiều mẩn đỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám có khi dày đặc, đặc biệt ở các vùng mồ hôi tiết nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể v.v… khiến bé khó chịu, ngứa ngáy, ăn không ngon, ngủ không yên. Rôm sảy cũng có thể chuyển sang mụn nhọt, mụn mủ, mụn đầu đinh nhanh chóng nếu các mẹ không có biện pháp điều trị ngay cho bé.

cách trị sảy cho bé

Mùa hè là thời điểm bé bị rôm sảy nhiều

2. Những điều mẹ nên làm trong cách trị sảy cho bé

a. Lưu ý khi áp cách trị sảy cho bé bằng phương pháp dân gian

Luôn đảm bảo vệ sinh khi tắm nước lá cho bé. Trị rôm sảy bằng các bài thuốc dân gian an toàn và rất hiệu quả. Các mẹ có thể dùng các loại cây, quả như mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh, lá tía tô v.v… để tắm cho bé.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên khi áp dụng các cách trị sảy cho bé từ dân gian trên cần lưu ý sau: phải rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho da bé, thậm chí không chết sau khi đun nấu. Đặc biệt các loại lông tơ trên lá cũng dễ gây kích ứng da trẻ.

b. Chọn phấn rôm đảm bảo chất lượng.

Việc bôi, chấm phấn rôm lên vùng da bị rôm sẩy sau khi tắm sẽ làm dịu cơn ngứa của bé, góp phần hiệu quả trong cách trị sảy cho bé. Tuy nhiên, do trên thị trường có rất nhiều loại phấn rôm với thành phần, liều lượng, nhãn mác chưa rõ nguồn gốc, nên các mẹ cần cân nhắc chọn những sản phẩm tốt, có thương hiệu và uy tín rõ ràng để tránh gây ra phản ứng ngược cho bé khiến làm bé bị dị ứng, bị viêm da,v.v…

c. Tạo môi trường thoáng mát

Tạo môi trường thoáng mát cho bé là cách trị sảy cho bé hiệu quả. Khi cùng bé phòng chống tình trạng rôm sẩy, các mẹ nên cố gắng tạo môi trường thông thoáng, mát mẻ cho bé. Đồng thời nên chọn quần áo bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt; thường xuyên tắm cho bé; chườm lạnh hoặc dùng khăn lạnh lau người bé khoảng 5 – 6 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10– 15 phút.

Nên sử dụng quạt, máy điều hòa với nhiệt độ thích hợp v.v…, là cách tạo môi trường thoáng mát hiệu quả cho bé. Khi ra ngoài cần mặc áo chống nắng và bôi kem cho bé vì ánh nắng sẽ tạo điều kiện cho rôm sẩy phát triển hơn; cho bé uống nước đều đặn và dùng các loại nước mát khác như rau má, nước cam, bột sắn dây, v.v….

3. Những việc mẹ không nên làm trong cách trị sảy cho bé

a. Không vắt nhiều chanh hay đun nước lá quá đặc.

Cách trị sảy cho bé bằng việc vắt nhiều chanh vào nước tắm hay trực tiếp xát chanh lên da dễ khiến da bé bị kích ứng, tổn thương do hàm lượng axit quá cao. Chính vì vậy, nếu hòa chanh, muối vào nước tắm, cần phải để pha theo tỷ lệ hợp lý, vì nếu không sẽ gây xót và dễ làm kích ứng làn da non nớt của bé.

b. Không tắm lá khi da bé đang trầy xước

Tắm bằng nước lá khi da trầy xước là cách trị sảy cho bé hoàn toàn sai lầm bởi việc tắm nước lá dù đã qua đun nấu vẫn có thể vi khuẩn còn sống xâm nhập vào làn da bé khiến tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những biến chứng không ngờ.

cách trị sảy cho bé

Không nên tắm nước lá khi da trẻ trầy xước

c. Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Các mẹ tuyệt đối không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng bé bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sẩy dày đặc, đỏ, kéo dài …, các mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.