Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

côn trùng đốt bé

Cách phòng ngừa và giải pháp để trị côn trùng đốt cho bé

Nằm trong vùng không khí chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa nhất là vào mùa hè, nước ta thường xuất hiện nhiều loài côn trùng khác nhau. Chúng sinh sôi và nảy nở nhanh chóng đặc biệt là gây nguy hại cho sức khỏe con người trong đó có các bé. Trước tình hình đó, chúng ta sẽ cùng tham khảo một số thông tin chia sẻ sau để có những cách phòng ngừa và hướng trị côn trùng đốt cho bé hiệu quả.

Xem thêm:

1. Cách phòng ngừa côn trùng

Đây là cách trị côn trùng đốt cho bé hiệu quả nhất mà các mẹ cần thực hiện. Khuyến cáo của các chuyên gia y tế về sức khỏe luôn nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều đó quả không sai. Bất kì một loại bệnh nào khi mắc phải nếu trước đó chúng ta không biết cách phòng ngừa thì hệ quả sẽ không nghiêm trọng như thế.

Côn trùng thường xuất hiện ở những nơi có môi trường bẩn, ô nhiễm, ẩm ướt vì thế mà cha mẹ phải đều đặn dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, không chứa nước đã nhiễm chì độc hại ở trong nhà.Thường xuyên phun thuốc côn trùng quanh nhà theo định kì hướng dẫn chú ý nơi ở của trẻ nhỏ. Lứa tuổi mới sinh có làn da mỏng khi bị côn trùng đốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe có thể làm trẻ ốm, sốt, sưng tấy, nhiễm trùng như các vết đốt của muỗi, ong,…

Khi cho trẻ ra ngoài đi chơi những nơi có nền nhiệt ẩm thấp hoặc nhiều cây cối tốt hơn hết hãy bôi thuốc chống côn trùng xung quanh cơ thể, chân, tay, mặt cho con. Sau khi tắm cho các bé xong không nên lưu lại trên người bé quá nhiều mùi hương, nước hoa vì mùi thơm sẽ tạo điều kiện cho côn trùng tìm đến. Buổi tối khi đi ngủ cần buông rèm, màn và kiểm tra thật kĩ phòng ngủ của trẻ. Như vậy để tránh dịch côn trùng đốt chúng ta cần trang bị cho bé những điều kiện tốt nhất để có thể kháng lại độc tố từ côn trùng.

cách phòng tránh côn trùng đốt

Cần phòng ngừa côn trùng đốt bé hiệu quả 

2. Phương hướng xử lí để trị côn trùng đốt cho bé

Khi bị côn trùng đốt, các bậc cha mẹ hãy nhanh chóng tìm ra những giải pháp kịp thời và chính xác nhất để giúp trẻ không ảnh hưởng đến tính mạng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của độc tố nên đưa ra các cách thực hiện hợp lí. Ở trường hợp nhẹ vùng bị đốt sưng đỏ, ngứa cần đưa đi rửa sạch, không được gãi rồi bôi thuốc trị côn trùng đốt cho bé lên đó.

Trên thị trường hiện nay cũng có một số loại thuốc trị côn trùng giúp giảm sưng, ngứa và sự phát tán của vết đốt cho trẻ uy tín. Nếu vết đốt nặng hơn cần lấy nhíp hoặc dụng cụ y tế để đưa ngòi ra nhưng cần có sự hiểu biết chính xác về vết đốt. Một số loài côn trùng có thể gây bất lợi cho sức khỏe trẻ như: ong rừng Nhật, kiến lửa, kiến người lính, bọ chét, rận, ve, chó, muỗi,….khi đó cần đưa đến các cơ sở y tế để nhanh chóng chữa trị và theo dõi. Không thể coi thường vết đốt của những loại côn trùng này vì nhiều trường hợp do độc tố quá nặng đã để lại hậu quả đáng tiếc.

trị côn trùng đốt cho bé

Trẻ bị côn trùng đốt sẽ rất khó chịu và quấy khóc

3. Phương pháp phòng chống côn trùng

Các phương pháp phòng chống côn trùng trên quy mô rộng và nhỏ đều là những việc làm quan trọng, cấp bách. Phải có kế hoạch trong một thời gian dài từ trung ương đến cơ sở vì tính năng lây lan thành dịch bệnh từ các loài côn trùng diễn ra rất nhanh chóng. Người làm công tác cần tuyên truyền cho phụ huynh về mức độ ảnh hưởng từ côn trùng tới con nhỏ để từ đó phá bỏ những ổ côn trùng gây bệnh.

Dùng các chất hóa chất để tiêu diệt, lấp đầy những nơi sinh sản của chúng bằng đất, đá, rác, tro. Dùng bẫy bắt côn trùng, có nhiều thuốc xua côn trùng như: tinh dầu xả, DEP, DMP,.. tùy theo đặc tính, độ an toàn mà chúng ta có thể sử dụng dưới dạng phun, tẩm vào màn, quần áo, thả xuống nước, ao, hồ xung quanh nhà để hạn chế một cách tối đa nhất sự hình thành của côn trùng. Sử dụng sẵn nguyên liệu trong nhà để trị côn trùng đốt cho bé như chanh, quýt, cam vì có nhiều loài không thích tính axit. Côn trùng cũng không ưa mùi hành tây, ớt, dưa leo. Trồng cây húng quế, xả, cúc vạn thọ để xua đuổi côn trùng hoặc xây dựng lắp đặt các hệ thống chống muỗi.

Trị côn trùng đốt cho bé là mối lo ngại của hầu hết các bậc phụ huynh từ trước đến nay. Mỗi người phải tự trang bị cho bản thân mình những nguồn kiến thức, thông tin về côn trùng từ đó có thể chăm sóc trẻ khỏe mạnh. Chúc các mẹ sẽ thành công!

mật ong và yến mạch chữa khô da

Nguyên nhân và cách điều trị khô da ở trẻ

Làn da của trẻ khá mỏng manh, làn da của trẻ sơ sinh rất dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ đã trang bị đủ kiến thức để bảo vệ da của bé trong trường hợp này chưa? Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin hữu ích mà các mẹ nên biết nhé:

1. Nguyên nhân ra tình trạng khô da ở trẻ

Làn da của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, rất mỏng manh và rất dễ bị tổn thương. Đồng thời, lúc này hệ miễn dịch cũng chưa phát triển, nên da bé rất dễ bị nhiễm trùng và tổn thương. Nguyên nhân gây khô da ở trẻ như:

– Do cấu trúc làn da của bé rất mỏng và không thể bảo vệ trước sự mất nước của làn da.

– Tác động từ bên ngoài như: nắng gió, dị ứng hay vệ sinh không sạch sẽ

– Làn da mỏng manh của bé cũng rất dễ bị khô và nứt nẻ bởi các yếu tố như: bột giặt quần áo hay chất vải trong quần áo bé mặc; do sử dụng kem và dầu massage không tương thích với da bé

khô da ở trẻ

Khô da là hiện tượng diễn ra phổ biến ở trẻ

2. Các cách điều trị trẻ bị khô da cực hiệu quả

a. Sữa mẹ

Sữa mẹ là cách điều trị khô da tuyệt vời cho bé. Bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể và vitamin rất tốt cho làn da. Các mẹ cũng chỉ bôi từ 15-20 phút lên vùng da bị khô rồi lau sạch bằng khăn ấm. Kiên trì thực hiện cách trị khô da này tình trạng khô da của trẻ sẽ thuyên giảm đáng kể

b. Mật ong

Mật ong được coi là thần dược trong việc làm đẹp của các chị em, đồng thời chữa bệnh khô da hiệu quả cho bé. Trong mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng giữ ẩm và bảo vệ các bé chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời.

c. Mật ong và sữa tươi

Đây cũng là phương pháp trị khô da cho bé hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản: 3 thìa sữa tươi không đường và 1 thìa mật ong, trộn đều rồi bôi vào má bé trong 15-20 phút, sau đó rửa sạch. Axit lactic trong sữa như một loại kem tẩy tế bào chết, trong khi đó mật ong lại có tác dụng dưỡng ẩm và nuôi dưỡng da giúp hồi sinh da mới của bé.

mật ong chữa khô da hiệu quả

Mật ong và sữa tươi chữa khô da hiệu quả

d. Mật ong và bột yến mạch

Bột yến mạch kết hợp với mật ong là một biện pháp khắc phục hiệu quả triệu chứng khô da ở bé vì nó giúp nhẹ nhàng làm tróc da chết và chữa lành các mô da.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản: Các mẹ có thể kết hợp 2-3 thìa canh mật ong cùng 2 thìa nước hoa hồng với ½ cốc bột yến mạch. Sau đó, trộn đều hỗn hợp này và bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị khô của. Đợi 10- 15 phút rồi nhẹ nhàng chà chân tay của bạn rồi rửa lại bằng nước ấm. Các mẹ kiên trì thực hiện phương pháp này 1 tuần 1 lần để phục hồi da trẻ bị khô da.

3. Cách phòng tránh trẻ bị khô da

– Rút ngắn thời gian tắm cho bé bởi nếu tắm quá lâu, da bé sẽ mất nước, khô ráp vì lớp dầu tự nhiên trên da bị trôi mất.

– Không nên dùng nước quá nóng để tắm cho bé, nó sẽ khiến tình trạng khô da của bé ngày càng trậm trọng.

– Hạn chế thói quen dùng quạt sưởi để tắm cho bé bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây khô da khiến da bé khô nẻ.

– Khi chọn kem dưỡng ẩm cho bé nên chọn các loại kem có nguồn gốc thiên nhiên để sử dụng, có tác dụng giữ nước cho da.

– Hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng trẻ bị khô da  quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao).

– Cho trẻ bị khô da uống đủ nước. Cho bé ăn hoặc uống những loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo… sẽ rất tốt cho làn da của bé trong mùa khô hanh.

– Thỉnh thoảng các mẹ có thể rửa mặt hay tắm cho con bằng nước muối nhưng nên pha thật loãng. Nước muối giúp giữ nước cho da, làm da đỡ khô nhưng không được lạm dụng nếu không sẽ phản tác dụng.

– Bố mẹ cần lưu ý luôn giữ cho tay trẻ sạch sẽ, hạn chế việc các bé đưa tay sờ, gãi lên mặt. Nếu tay trẻ bị bẩn mà thường xuyên tiếp xúc lên vùng da bị nứt nẻ có thể dẫn tới nhiễm trùng.

dưa chuột cải thiện da nứt nẻ hiệu quả

Mách nhỏ cách trị khô da ở trẻ em hiệu quả

Như chúng ta được biết làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làn da của bé có thể bị dị ứng hay bị khô khi tiếp xúc với thời tiết lạnh Vậy có những cách nào để điều trị bệnh khô da cho trẻ em, mọi người hãy cùng với chuyên mục sức khỏe mẹ và bé kỳ này tìm hiểu về cách điều trị bệnh này nhé.

1. Dầu dừa

Đây là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời cho bé. Không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm khuẩn. Đồng thời, dầu dừa có thể giúp dễ dàng thẩm thấu vào da và sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông mang đến làn da mịn màng cho bé.

dầu dừa chữa khô da

Dầu dừa trị da khô cho bé hiệu quả

2. Mật ong

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhẹ cảm. Đặc biệt là da của bé dễ bị tác động từ những môi trường xung quanh gây hiện tượng nứt nẻ. Với cách điều trị hết sức đơn giản từ mật ong, các bố mẹ chỉ cần sử dụng một ít mật ong thoa nhẹ lên mặt của bé hay cũng có thể pha với sữa dùng làm sữa tắm đều được. Kiên trì với phương pháp điều trị trên mỗi ngày sẽ giúp giảm được hiện tượng khô da ở trẻ.

3. Sữa mẹ cực tốt trong việc điều trị da khô

Chắc các bạn không thể ngờ rằng sữa mẹ hơn cả thần dược điều trị bệnh khô da ở em cực kỳ hiệu quả. Không cần phải tốn kém, mất thời gian tìm kiếm những bài thuốc để chữa trị bệnh cho trẻ. Chỉ cần vắt một ít sữa của mẹ rồi thoa lên mặt trẻ là bệnh sẽ nhanh chóng khỏi mau.

Sữa mẹ có thể giúp điều trị được một số bệnh trẻ em đặc biệt là bệnh khô da bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều vitamin và kháng thể cực tốt trong việc điều trị da khô nẻ ở trẻ em.

4. Thoa kem dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày ngừa được khô da

Đây cũng là phương pháp mà các bà mẹ lựa chọn nhiều để chăm sóc làn da cho con mình. Mỗi khi tắm xong cho bé, các mẹ hãy dùng một ít kem dưỡng da thoa cho bé. Nhưng nên lưu ý trong quá trình chọn mua kem dưỡng da thì nên chọn các loại kem dành cho trẻ, không có tác dụng phụ,…

5. Sử dụng lá mồng tơi để điều trị da khô cho trẻ

Lá mồng tơi được biết đến là một loại có tính mát, giải nhiệt rất tốt mà còn có khả năng điều trị bệnh khô da ở trẻ rất hữu hiệu. Sử dụng lá mồng tơi đem giã nhuyễn với một ít muối rồi vắt lấy nước cốt. Các mẹ hãy sử dụng loại nước cốt này thoa lên mặt trẻ mỗi buổi tối cũng giúp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh khô da rất hiệu quả.

trị khô da với mồng tơi

Mồng tơi trị khô da rất hiệu quả

6. Bột yến mạch

Các mẹ cũng có thể hòa trực tiếp bột yến mạch (đã nghiền nhỏ) vào nước tắm ấm cho bé. Sau đó các mẹ có thể dùng một miếng vải hoặc khăn mặt mềm tắm lên vùng da bị khô của trẻ. Đây là cách hiệu quả giúp làm dịu da ngứa ngáy vì khô nẻ của bé. Lưu ý các mẹ không lau quá mạnh lên vùng da khô có thể khiến da bị tổn thương cũng như không được đặt miếng vải vào các khu vực như miệng, mắt, mũi bé.

7. Dầu ôliu

Dầu oliu có rất nhiều công dụng trong đó trị khô da là một công dụng rất hiệu quả. Các mẹ có thể xoa dầu ô liu vào vùng da khô của bé. Hoặc cũng có thể dùng dầu ô liu để tắm cho con. Thoa một vài giọt dầu ô liu trong nước tắm ấm 10 – 15 phút sẽ khiến con giảm nẻ da.

8. Dưa chuột

Dưa chuột là nguyên liệu tuyệt vời cải thiện làn da khô của bé hiệu quả. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cắt vài lát dưa chuột và chà nhẹ chúng lên môi bé hoặc ép ấy nước dưa chuột bôi lên vùng da bị khô, nứt nẻ của bé. Để như vậy trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm, bé sẽ có làn da mềm mại và không hề nứt nẻ nữa.

9. Nước

Uống đủ nước là cách trị khô da hiệu quả cho bé. Đồng thời, bổ sung cho bé ăn hoặc uống những loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo… sẽ rất tốt cho làn da của bé trong mùa khô hanh. Nếu vào mùa cần có máy tạo ẩm không khí để bé không bị khô da.

Trên đây là một số cách điều trị bệnh khô da ở trẻ em mà các mẹ nên chú ý để chăm sóc con mình. Bé khỏe mạnh giúp các mẹ cảm thấy an tâm hơn đúng không nào.

Cháu bà nội nhưng tội bà ngoại, đọc mà rơi nước mắt!

Con gái và cháu về rồi. Mọi người kể, bà ngoại nhớ cháu thơ thẩn cả đêm chả ngủ được. Có đêm còn mơ cháu khóc mà giật mình chạy vô buồng, chả thấy con cháu đâu, thế là nước mắt lại ứa ra. Khóc vì nhớ con thương cháu.

Người rớt nước mắt khi nghe con đến bên mẹ chính là bà ngoại. Bà bảo: “Vậy là bà sắp có cháu bế rồi”. Và thế là tuần nào bà cũng gửi cả đống đồ ra cho hai mẹ con. Nào thì thức ăn, nào thì rau, rồi hoa quả ở quê.

Cái gì bà cũng dành dụm vì đứa cháu nhỏ trong bụng con gái mình. Rồi dặn dò đủ thứ, nào là tránh ăn cái này, tránh ăn cái kia, nên ăn cái gì cho tốt, giữ gìn sức khỏe ra sao… Cảm tưởng như con gái mang bầu nhưng mẹ còn lo nhiều hơn.

Ngày đau bụng vì sắp sinh con, muộn lắm rồi, mẹ vẫn bắt chuyến xe cuối cùng để lên thành phố cùng với con gái và cháu ngoại của mình. Suốt đêm hai mẹ con ở trong viện, con thì đau, mẹ thì gắng động viên con rồi mọi chuyện sẽ qua.
Ngày trước sinh con mẹ cũng thế. Nghe mẹ nói thế mà thấy lòng rưng rưng, đúng rồi, mẹ cũng từng sinh mình vất vả như vậy đấy. Đúng là người xưa nói có sai đâu: Có sinh con mới hiểu lòng cha mẹ.

Người đầu tiên bế cháu ra từ phòng sinh là bà ngoại. Mẹ khóc khi nhìn cháu. Và hỏi bác sĩ con gái mẹ có sao không? Tới khi bác sỹ bảo cả mẹ và con đều khỏe mạnh, mẹ mới thở phào như trút được mọi nỗi lo âu. Quay nhìn đứa cháu nhỏ trên tay nựng yêu: “Giống của bà, bà nhìn cái là nhận ra ngay!”

Con sinh mổ, nên vết mổ rất đau, sữa chưa về. Đêm đêm, mẹ bế cháu ngồi bên giường lo lắng nhìn con gái đau đớn mà đôi mắt mẹ rưng rưng. Mẹ thay con chăm cháu, cho cháu ăn từng chút sữa, mang cháu đi tắm, thay tã, bế cháu hàng đêm cho con gái chợp mắt.

Nhiều khi tỉnh dậy, vẫn thấy bà cháu bế nhau đi từ đầu phòng tới cuối phòng. Có khi là bà bế cháu, ngồi tựa cạnh giường vì con bé cứ đặt xuống giường là khóc oe oe.
Mấy ngày trên viện, mẹ gầy cả đi, chỉ vì chăm con chăm cháu. Ngày đón con về nhà nội, bà ngoại cũng đi theo. Mẹ ở đó nửa tháng, chăm cho con gái khỏe, thức đêm thay con để bế, để chăm cháu. Những đêm dài, chỉ có bóng bà ngoại ẵm cháu ầu ơ, như những ngày mẹ chăm những đứa con của mình.
Vẫn cẩn thận, vẫn dịu dàng chu đáo và vẫn nhẫn nhịn hi sinh âm thầm như thế. Nhiều khi thấy mẹ thức đêm nhiều, bảo mẹ để con bế cháu, mẹ nghỉ đi.

Mẹ lại bảo: “Thôi, để mẹ chăm cho được ngày nào hay ngày ấy. Mẹ về rồi, thì chúng mày lại bồng bế nhau chứ ai bồng cho nữa mà còn đòi. Tới khi ấy có muốn dưa cho ai cũng chả được nữa chứ đừng nói là đòi. Thôi, ngủ đi mà lấy sức.”

Nghe mẹ nói thế, lại đành ngoan ngoãn vào giường nằm. Nước mắt cứ ứa ra tự khi nào ướt gối. Nhìn mái tóc mẹ bạc dưới ánh đèn mờ, nhìn đôi tay gân guốc, sần sùi vì cả đời vất vả mà lòng cứ rưng rưng thổn thức.

Mẹ nuôi con đã vất vả tới nhường nào. Mà giờ lại vì cháu, cũng vất vả bao nhiêu. Lặn lội xa xôi, đêm thức trắng đêm, ngày thì lại cặm cụi nấu nướng, giặt giũ cho con.

Ngày mẹ về quê, đôi mắt ngấn nước mẹ dặn: “Thôi ở lại mẹ về. Gắng cho mau khỏe, được tháng, rồi mẹ đón về nhà. Giờ thì ở lại đây, gắng hai mẹ con chăm nhau cho tốt. Bà nội yếu, bà chăm được gần nào thì được gần ấy. Gắng lên nhé con!”

Ngày hai mẹ con bắt xe về với bà ngoại, mẹ ra tận ngoài ngõ mé đường lớn đứng đợi con và cháu ngoại. Hai mẹ con vừa liêu xiêu bước xuống xe. Bà ngoại đã chạy ào lại bế cháu vào lòng. Nước mắt chỉ trực trào ra, mẹ chửi yêu: “Ôi, cái giống xấu của bà đây rồi”.

Rồi mẹ quay nhìn con, thấy con gái gầy đi, đôi mắt thâm quầng. Mẹ khẽ vuốt đầu: “Khổ chưa con, chỉ tại lấy chồng xa. Bố nó chắc lại đi rồi hả”. Con khẽ khẽ gật đầu. Mẹ khẽ dắt tay: “Thôi về với bà rồi. Về bà chăm hai mẹ con cho.”

Về nhà, mẹ không cho đụng vào gì hết. Bảo hai mẹ con cứ trông nhau là được. Mà cũng chả phải trông nhau, bà lại đêm đêm thức trông cháu cho con gái ngủ. Bà bảo: “Bà để ngồi ít thôi, không sau này đau lưng. Cứ nằm xuống đi. Mẹ già rồi, ngủ được mấy đâu. Có cháu ngoại mà ôm là vui lắm rồi. Cứ ngủ đi”

Nghe mẹ nói thế mà đau lòng. Lưng mẹ ngày nào chả đau. Khi mẹ sinh con, mới được mấy ngày đã tự đi giặt giũ, đi nấu cơm, thậm chí là đi làm như ai chứ có được nghỉ ngơi như bây giờ. Nói với mẹ điều ấy thì mẹ bảo:

“Thời ấy là thời của mẹ. Ai cũng khổ thế thôi! Không so được. Phụ nữ sinh con như là vắt xương vắt thịt đi, phải được nghỉ ngơi cẩn thận. Không nghe mẹ, nay mai già lại khổ đấy!” . Mẹ là thế đấy, khi nào cũng chỉ mong những điều tốt nhất cho con mà chả khi nào nghĩ tới mình.

Mỗi khi đến bữa, bà ngoại làm nhiều món lắm. Khi nào mẹ cũng bắt phải ăn nhiều để cho cháu ngoại của mẹ ti. Vậy mà cứ tới bữa ăn, chưa kịp ngồi xuống mâm mẹ đã bảo:

“Cứ ăn đi mẹ bế cháu cho. Mẹ ăn xong rồi”. Rồi lại giục: “Gắng mà ăn nhiều vào. Mẹ ăn nhiều vào cho cháu bà bú ti nhỉ”. Rồi bà lại quay sang con bé đang nằm trong lòng bà đôi mắt đen hấp háy nhìn bà ngoại lấp lánh nụ cười nơi đôi môi hồng chúm chím.

Bà thấy thế lại chửi yêu: “Cha bố chị, cười cái gì mà cười chứ”. Đêm chốc chốc bà lại vào nhòm xem hai mẹ con có ngủ không. Vừa nghe tiếng cháu khóc là mẹ chạy vào ngay, bảo: “Con khóc thì gắng dỗ cho con ngủ nếu khóc khóc thành quen đấy!” Rồi lại bế cháu dỗ dành. Nhiều đêm, mẹ thức dậy không biết bao nhiêu lần.

Ba tháng hết cữ, mẹ bảo: “Thôi, bà trả cho bà nội thôi. Chắc bà sẽ nhớ cháu lắm!” . Chia tay bà ngoại, hai mẹ con lại về bên nội. Đây mới là nơi gọi là nhà mình. Còn nhà ngoại chỉ là nhà ngoại thôi.

Con gái và cháu về rồi. Mọi người kể, bà ngoại nhớ cháu thơ thẩn cả đêm chả ngủ được. Có đêm còn mơ cháu khóc mà giật mình chạy vô buồng, chả thấy con cháu đâu, thế là nước mắt lại ứa ra. Khóc vì nhớ con thương cháu.
Ông lại an ủi: “Con gái mình đi lấy chồng rồi thì là con của người ta. Cháu cũng là cháu của người ta. Nên nó phải ở nhà nó chứ ở nhà mình mãi làm sao được mà bà buồn rầu”. Bà ngoại lại thở dài: “Ờ, thì tôi cũng vẫn biết thế!”

Thì vẫn biết là thế. Người ta nói, khi sinh con, khổ nhất là khi sinh, khổ nhất là mấy tháng nuôi con trong cữ. Nhưng bao nhiêu cái khổ ấy, hầu như mẹ nào cũng đều gánh cả giùm con gái hết.

Đúng là người xưa nói chẳng có sai bao giờ: Cháu bà nội, nhưng tội bà ngoại. Tội lắm. Nghe mà lòng cứ rưng rưng. Mẹ ơi! Bà ngoại ơi!

Bài học mà câu chuyện muốn gửi gắm đến mỗi chúng ta: “Chỉ có thể là mẹ – người phụ nữ tuyệt vời nhất cuộc đời con! Vạn lời cảm ơn sao đủ, chỉ mong mẹ sống thật khỏe mạnh và yên vui bên con cháu suốt đời!”