Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

búp ổi là cách trị hăm hiệu quả cho bé

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh từ các loại lá

Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh có các cơ quan trong cơ thể chưa được mạnh khỏe và nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài nhất là làn da. Vì thế nỗi băn khoăn chăm sóc con cái của cha mẹ luôn là vấn đề mà nhiều người các mẹ quan tâm. Đặc biệt là tình trạng hăm da, có rất nhiều cách trị hăm cho trẻ sơ sinh trong đó bài thuốc dân gian từ các nguyên liệu tự nhiên được các mẹ quan tâm hơn cả.

1. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh từ lá mã đề

Lá mã đề có khả năng chữa hăm da rất tốt mà lại không khó để thực hiện. Chỉ cần dùng một nắm lá mã đề thật tươi, đã rửa sạch đem ngâm với nước muối sau đó mang đi giã nát lấy nước cốt của lá và thoa lên các vùng da bị hăm. Điểm nổi bật nhất hay chính là ưu điểm của lá mã đề chính là làm mát da, dịu vết thương, lành da nhanh chóng. Hơn nữa nó không có bất cứ một bất lợi nào đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Thực hiện công việc này thường xuyên đều đặn trong 7 ngày da của con sẽ không còn hăm nữa.

cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh từ cây mã đề

2. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh với lá kinh giới

Ở nước ta, lá kinh giới là cây phát triển rộng rãi, phổ biến và quen thuộc với nhiều người bởi chức năng xông hơi bảo vệ sức khỏe cho bé. Mùi lá rất thơm nên khi tiếp xúc với lá, trẻ rất thích. Thường người lớn nên lấy lá để tắm cho con, loại lá này có đặc tính là mọc khắp nơi nên dễ lấy. Với một rổ nhỏ lá kết hợp với nước ấm đã đun sôi ta đã có thể tắm cho trẻ.

Lưu ý giã nát lá lấy nước cốt thì sẽ tốt hơn việc để nguyên lá. Đây có thể được coi là loại lá nấu nước tắm cho trẻ thành công nhất phòng ngừa được nhiều bệnh như rôm sảy, nổi mề đay, viêm da cơ địa, lở loét, cảm cúm và hăm da,… Quá trình tắm nên dùng khăn mềm để lau mình và mặc quần áo thoáng mát tránh cọ xát mạnh vào vùng hăm.

3. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá cỏ sữa

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá cỏ sữa cũng được nhiều người tin dùng. Có hai loại lá cỏ sữa là loại lá cỏ sữa nhỏ và lá cỏ sữa to nhưng lá cỏ sữa nhỏ thường được sử dụng vào việc trị bệnh và làm đẹp da nhiều hơn.. Cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn có tác dụng kháng khuẩn, thông sữa, trị bệnh ngoài da,….

Ngoài phần lá là chính thì toàn thân cây, rễ cũng có thể dùng làm thuốc. Cây mọc nhiều nơi nhất là nơi có sỏi đá, phát triển mạnh vào mùa hè nóng nực và tiết trời sang thu. Với 100g cỏ sữa tươi rửa sạch giã nát đắp lên vùng bị hăm sẽ nhanh chóng xóa tan những vết thương ở da. Tuy nhiên nhiều người lại không hay để ý và thậm chí là không biết đến sự có mặt của loại lá này.

cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng cỏ sữa

Cỏ sữa là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

4. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh từ lá ổi

Một trong những bài thuốc dân gian có thể trị hăm cho trẻ chính là dùng lá ổi. Chúng ta có lẽ không ai thấy xa lạ với loại lá cây quen thuộc này. Mặc dù các thiết bị  bôi có tác dụng tiện lợi, nhanh, dễ dùng nhưng phần lớn thuốc nào cũng có tác dụng phụ đi kèm. Với lá ổi thì ngược lại bởi nó hoàn toàn được chiết xuất 100% tự nhiên. Dùng một nắm lá ổi non đem rửa sạch để ráo rồi cho vào đun sôi để nguội, hơi ấm rồi lấy khăn nhẹ nhàng lau rửa vùng háng bẹn và các vùng da xung quanh bị hăm.

Cách làm này nên thực hiện nhiều lần trong ngày đến khi nào khỏi bệnh thì thôi. Vào mùa hè nóng nực, phương pháp này dễ đạt được hiệu quả tối đa mà lại không gây đau xót,khó chịu cho con. Lưu ý nên rửa lại bằng nước ấm sạch để lau khô vùng hăm. Thành phần tinh dầu chứa trong búp ổi non có công dụng làm ẩm da, hạn chế tối đa hăm da ở trẻ nhỏ.

Bốn loại lá giới thiệu ở trên đều là những loại lá tự nhiên, có sẵn ở trong cuộc sống hàng ngày có thể dễ dàng áp dụng vào cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà. Hi vọng chúng ta sẽ nắm rõ được phương pháp cách làm để thực hiện chúng chữa trị cho bé tốt nhất. Chúc các mẹ luôn thành công!

bé bị nẻ má bôi gì

Cẩm nang sức khỏe cho trẻ: Bé bị nẻ má bôi gì?

Cứ mỗi mùa đông về, trước những thay đổi của thời tiết lạnh giá các mẹ thường lo lắng bé bị nẻ má bôi gì? Ngày nay, khi những tiến bộ của ngành y học được công nhận rất nhiều loại thuốc có thể chữa được bệnh nứt nẻ cho da nhất là nẻ má ở trẻ nhỏ. Thay vì dùng thuốc chữa trị nẻ cho bé, chúng ta vẫn có thể sử dụng một số phương pháp tự nhiên mang lại hiệu quả tuyệt vời không kém! Để giúp người lớn chăm sóc con luôn có một sức khỏe tốt nhất dưới đây sẽ là một vài chia sẻ từ kinh nghiệm trong dân gian.

1. Lá mồng tơi

Không nhiều người có thể nhận ra lá mồng tơi lại có công dụng rất tốt trong việc điều trị hiện tượng má nẻ cà chua ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh trong ba tháng đầu. Thời tiết thất thường khi nóng khi lạnh thường gây ra hiện tượng khô da đặc biệt là những nơi nhạy cảm như mặt và hai má. Biểu hiện của tình trạng này là ửng hồng, đỏ, khô rát, nứt thậm chí chảy máu gây đau. Khi bé nhà mình gặp phải dấu hiệu như thế mẹ hãy thông minh sử dụng đúng cách lá mồng tơi để điều trị.

Lá mồng tơi có đặc tính là nhớt, là loại dây leo quấn. Bên cạnh việc dùng để nấu canh, làm nước ép mồng tơi còn có thể giải được nhiều độc tố và làm đẹp da. Lấy lá non nơi phần đầu nhánh đem giã ra để lấy nước cốt rồi hoa với ít muối loãng để thoa nhiều lần lên má trước khi đi ngủ. Thực hiện đều đặn trong vòng 7 ngày chắc chắn sẽ có nhiều điều bất ngờ cho bé và là kinh nghiệm quý giá giúp bé các mẹ trả lời câu hỏi bé bị nẻ má bôi gì.

lá mồng tơi phương thuốc chữa bé bị nẻ má bôi gì hiệu quả

Mồng tơi là cách chữa nẻ má hiệu quả

2. Quả bơ

Quả bơ được coi thần dược chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho làn da bị nẻ, giúp các mẹ dễ dàng biết bé bị nẻ má bôi gì. Quả bơ bao hàm khoảng 25 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên đem lại cho sức khỏe. Bên cạnh chức năng chính là để duy trì sức khỏe như chống ung thư, bảo vệ mắt, tốt cho tim mạch, chống viêm, kiểm soát cân nặng, ổn định huyết áp thì bơ còn chứa nhiều vitamin e giúp phục hồi làn da bị nẻ. Sau khi gọt rửa sạch và bỏ hột lấy phần thịt của bơ mang đi xay nhuyễn rồi dùng hỗn hợp đặc sệt đó bôi đều lên hai má bị khô da của trẻ.

Các mẹ cũng có thể thoa  các vùng bên cạnh để làm đẹp cho khuôn mặt bé. Trong lúc này mẹ cũng có thể trộn thêm sữa không đường để làm mặt nạ cho chính mình mà không tốn thời gian đi spa một chút nào nhé! Thời gian để thực hiện là dưới 20 phút khi hỗn hợp đã đông khô lại mẹ rửa thật sạch mặt cho trẻ để nhanh chóng được cảm nhận điều thần kì mà nó mang lại.

Bé bị nẻ má bôi gì

Bơ rất là nguyên liệu không thể thiếu khi chữa nẻ cho bé

3. Nha đam

Nha đam từ lâu đã được biết đến như một loại kem dưỡng ẩm có tính kháng khuẩn, kháng nấm cao và để điều trị vùng da khô. Nha đam có thể giúp làn da sáng hồng, đẹp tự nhiên, rạng rỡ nhưng có một hạn chế là nhựa của nó rất ngứa. Vì thế mà trước khi dùng nha đam để bôi cho bé cần rửa ngâm với nước muối để nhựa nha đam không còn nữa. Chúng ta có thể dùng nha đam kết hợp với mật ong, nước vo gạo hoặc cũng có thể đắp trực tiếp lên mặt trong khoảng thời gian 10- 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Mỗi ngày chỉ cần dùng 200g lá nha đam tươi là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi bé bị nẻ má bôi gì.

4. Bột yến mạch

Một trong những công dụng tuyệt vời mà bột yến mạch mang lại là có khả năng trị nẻ má cà chua cho da trẻ. Hơn nữa thành phần trong bột cũng giữ ẩm, làm sạch da. Nếu kết hợp với mật ong, chanh, sữa tươi tiệt trùng thì hiệu quả của nó sẽ tốt hơn. Dùng ½ thìa mật ong trộn với nửa cốc bột yến mạch tùy theo mức độ nghiêm trọng của da mà chúng ta pha trộn một lượng hỗn hợp vừa đủ.Tiếp theo thoa đều lên má, mặt cùng các vùng cận kề trên cơ thể con trong 10- 20 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch. Nên sử dụng 2 lần/tuần cho làn da bé, nếu bé nào bị dị ứng với mật ong hay bột yến mạch thì nên ngưng sử dụng.

Có lẽ sau khi đọc những thông tin tham khảo trên, các mẹ sẽ không còn phải lo lắng bé bị nẻ má bôi gì? nữa rồi. Bên cạnh đó còn rất nhiều những mẹo dân gian khác được sử dụng người lớn có thể tìm hiểu để giúp con em  không còn tình trạng nẻ má. Chúc các mẹ sẽ thành công.

trẻ sơ sinh bị khô da

Các cách dùng mật ong trị triệu chứng trẻ sơ sinh bị khô da hiệu quả

Như chúng ta đã biết, trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm nên thường bị khô, bong tróc, nứt nẻ nhất là vào độ đông về. Tuy mức độ của tình trạng này không gây nguy hại cho tính mạng của các con nhưng làm cho các bé có cảm giác sinh hoạt không được vui vẻ, thoải mái. Vì thế mà người lớn đã tìm đến rất nhiều bài thuốc dân gian để điều trị bệnh lí khô da ở trẻ. Một trong những số đó chính là sự có mặt của mật ong. Vậy dùng mật ong như thế nào cho đúng cách xin mời các mẹ có thể tham khảo bài viết sau.

1. Hỗn hợp mật ong và bột yến mạch

Sự kết hợp giữa mật ong và bột yến mạch là sự lựa chọn chính xác nhất khi trẻ sơ sinh bị khô da. Mật ong được làm ra từ chất ngọt do ong hút từ nhụy các loài hoa. Mật ong là một sản phẩm thuần khiết hoàn toàn tự nhiên không có pha thêm bất kì chất gì vào, chủ yếu là do các loài ong khác hay các loài côn trùng khác có những đặc tính rất khác biệt tạo nên. Bột yến mạch là nguồn nguyên liệu cũng khá dễ tìm. Tác dụng thần kì của nó là có thể làm sạch da, tái tạo tế bào mô da hay nói cách ngắn gọn giống như một loại mặt nạ làm đẹp hữu ích.

Cách thực hiện: Chúng ta chỉ cần lấy 2-3 thìa mật ong trộn với nửa cốc bột yến mạch tươi rồi đem hòa với nước hoa hồng khuấy đều lên. Tùy vào trường hợp trẻ sơ sinh bị khô da nặng hoặc nhẹ ta có thể lấy hỗn hợp nhiều, ít khác nhau để làm lành vết thương trên da. Thời gian thực hiện là 10-15 phút thoa đều lên da bé sau đó rửa lại bằng nước ấm để diệt khuẩn tốt nhất. Công thức này chỉ nên áp dụng 1-2 lần chứ không nên lạm dụng quá nhiều.

trẻ sơ sinh bị khô da

Mật ong và yến mạch chữa bé bị khô da hiệu quả

2. Mật ong với sữa tươi

Nếu bột yến mạch không đem lại những hiệu quả như ý bạn mong muốn thì có thể tìm đến sữa tươi hòa cùng mật ong để trị trẻ sơ sinh bị khô da. Chúng ta có thể dùng sữa tươi hoặc sữa chua nguyên chất bán tại cửa hàng, siêu thị không quá hạn sử dụng để tiến hành vừa rẻ lại tiết kiệm. Mẹ có thể lấy 1 thìa mật ong và 1 lượng sữa tươi vừa đủ khoảng 4 thìa để trộn đều tạo thành dung dịch thoa đều lên mặt, má, chân , tay trong khoảng 15-20 phút.

Lưu ý là cũng có thể lấy để tắm cho bé nhưng với lượng pha nhiều hơn và tắm lại bằng nước sạch để mật ong không còn bám lại trên cơ thể con nữa. Không nên sử dụng nguồn nước quá nóng để rửa cho trẻ vì nó sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên khiến da khô, ngứa. Lau mình lại bằng khăn mềm để chắc chắn một điều rằng con không còn bị ướt. Mật ong cùng sữa tươi sẽ nhanh chóng phục hồi cho làn da khô của bé, không gây ra những kích ứng đồng thời hồi sinh da mới. Không chỉ vậy, sữa còn có công dụng hữu hiệu trong quá trình làm trắng da.

trẻ sơ sinh bị khô da

Mật ong và sữa tươi rất tốt cho da bé

3. Mật ong và khoai tây

Khoai tây cũng có thể pha trộn với nguồn sữa tươi mật ong nguyên chất để làm bột mặt nạ điều trị khi trẻ nhỏ có hiện tượng bong tróc da. Cách làm sau khi rửa sạch luộc khoai tây chín ta đem đi nghiền nhuyễn trộn đều với 1,2 thìa mật ong, có thể pha thêm một chút sữa tươi để không đặc. Sau đó hãy đem đắp lên vùng da bị khô từ 10-15 phút để khô rồi rửa sạch bằng nước ấm để se khít lỗ chân lông Có thể thực hiện từ 2-3 lần/ tuần để giúp làn da bé luôn được mịn màng, căng tròn, dưỡng ẩm. Công thức này được rất nhiều bà mẹ ngày nay đang sử dụng cho trẻ sơ sinh bị khô da.

trẻ sơ sinh bị khô da

Mật ong và khoai tây trị khô da hiệu quả cho bé

4. Mặt nạ trứng gà với mật ong

Nếu trẻ sơ sinh bị khô da có thể áp dụng công thức mặt nạ mật ong với trứng gà ta. Loại mặt nạ này được mọi người đánh giá là phương pháp dưỡng trắng da hiệu quả và không bị khô ngứa. So với những loại mặt nạ trên thị trường tốn rất nhiều tiền thì mặt nạ này lại chỉ mất vừa tiết kiệm, lại an toàn vậy thì tại sao lại không sử dụng. Đánh đều 2 thìa mật ong kết hợp lòng trắng trứng gà thoa lên mặt, má, vùng da bị khô. Có thể tắm dung dịch này nhưng hỗn hợp cần nhiều hơn để thư giãn trong 20- 25 phút khi khô ta rửa lại thật sạch. Hãy cảm nhận làn da căng mịn của bé ngay thôi nào!

5. Kem Nẻ Em Bé: Dưỡng ẩm tuyệt vời – Tạm biệt da khô, nứt nẻ

Kem Nẻ Em Bé dưỡng ẩm cho da thành phần 100% thiên nhiên lành tính, dịu nhẹ, giàu dưỡng chất cấp ẩm nhanh và thích hợp làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Kem bôi lên da sẽ thấm và khô nhanh chỉ sau 5 giây, không hề gây bết dính, có mùi hương gạo tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh.

Thành phần

  • Dầu quả Bơ: Tăng cường độ ẩm, nuôi dưỡng và cấp ẩm sâu cho da, cho da bé luôn mềm mại, mịn màng.
  • Chiết xuất cúc tâm tư: Có tác dụng chống viêm, làm dịu và giữ ẩm da đặc biệt thích hợp cho da nhạy cảm và da dễ bị kích ứng.
  • Vitamin E: Thúc đẩy quá trình tái tạo da và duy trì độ ẩm của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục.
  • Dầu jojoba: Tạo màng bảo vệ chống lại sự mất nước giúp cân bằng độ ẩm trên da và chống lại các tác động của nắng, gió, ô nhiễm môi trường.

Công dụng

  • Làm thơm, dưỡng ẩm cho da em bé, giúp da mềm mại, đỡ nứt nẻ
  • Làm dịu mát da khi bị ngứa, khó chịu, ửng đỏ.

Cách dùng

Bôi 1 lớp mỏng lên vùng da bị khô nẻ ngày 2-3 lần

Ưu điểm nổi bật

  • Thành phần thảo dược, dịu nhẹ an toàn cho làn da trẻ sơ sinh
  • Thành phần giàu dưỡng chất giúp cấp ẩm nhanh cho da, tái tạo tế bào da
  • Thẩm thấu nhanh qua da, không gây bết dính.

Đánh giá của Dược sĩ tại nhà thuốc về Kem Nẻ Em Bé

Để đặt mua Kem Nẻ Em Bé quý khách click vào link dưới 

Như vậy, với những chia sẻ trên hi vọng các mẹ sẽ có được những cách thức hiệu quả để chăm sóc tốt hơn khi con nhà mình gặp phải các dấu hiệu khác lạ về da trên cơ thể. Hãy kiên trì áp dụng những cách trên sẽ có những hiệu quả bất ngờ trong thời gian ngắn nhé các mẹ

Con sẽ rất dễ bị chân vòng kiềng nếu bố mẹ không chú ý những điều sau

Đôi khi vì chủ quan, vô tình hoặc do những nguyên nhân không ngờ tới mà khiến chân bé bị vòng kiềng, đi lại rất xấu. Vì vậy bố mẹ nhớ học cách “sửa chữa” dưới đây nhé!

Nhiều cha mẹ không hề để ý rằng con mình chân vòng kiềng cho tới khi thấy dáng đi của con không đẹp chút nào. Việc chân bé bị vòng kiềng nếu được phát hiện càng sớm, cha mẹ càng dễ điều chỉnh cho con. Có nguyên nhân khiến chân bé bị vòng kiềng mà nhiều khi bản thân cha mẹ cũng không hề ngờ tới. Vậy nên cha mẹ hãy bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

Tại sao chân con khép lại có hình chữ O – chân vòng kiềng? Có những nguyên nhân sau đây:

  1. Chịu trọng lực lớn, ví dụ như con đi lại quá nhiều, quá sớm hoặc bé tăng cân quá nhanh sẽ khiến cho sự phát triển xương trở nên bất thường.
  2. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng do cha mẹ bổ sung dinh dưỡng cho con không hợp lý. Khi các dưỡng chất cần thiết cho xương phát triển bị thiếu hụt đi sẽ làm xương yếu hơn, khó chống đỡ được cơ thể bé và khiến xương chân con cong lại hình chữ “O”.
  3. Thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt, ví dụ như thích quỳ gối để chơi đồ chơi, nằm sấp quá nhiều,…
  4. Bé bị còi xương hoặc có tác động nào đó từ khi còn nhỏ (như trẻ được sinh ngược chẳng hạn).

Làm thế nào để đề phòng tình trạng này?

  • Hàng ngày, cha mẹ cần chú ý tư thế ngủ và ngồi của con, không khuyến khích con nằm sấp nhiều. Đồng thời tránh việc nắn bóp chân con quá nhiều. Khi con ngủ, cha mẹ nên giúp con lật sang hai bên bởi vì luôn ngủ ở một tư thế cũng không tốt cho con và có khả năng khiến bé bị chân vòng kiềng.
  • Không nên cho con tập đi quá sớm, thông thường, trẻ từ 9-10 tháng mới bắt đầu học những bước đi đầu tiên. Việc ép con tập đi sớm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển xương ở con.

  • Chọn lựa bỉm, bỉm quần không phù hợp với trẻ cũng dễ gây nên chân vòng kiềng. Nếu bố mẹ chọn kích thước tã bỉm quá lớn, chân trẻ sẽ bị dang rộng ra. Vì thế, nên lựa chọn kích cỡ bỉm thật vừa vặn, không đóng bỉm quá lỏng hay quá chật làm ảnh hưởng tới bước đi của con.
  • Trung bình trẻ tè được 3 lần thì cha mẹ nên thay bỉm/ tã cho con.
  • Thay đổi bỉm phù hợp với sự phát triển của trẻ, ví dụ khi trẻ nhỏ thì dùng bỉm nhỏ, trẻ lớn dần thì thay cỡ lớn hơn.
  • Chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ.

Khi trẻ đã bị chân vòng kiềng, cha mẹ cần làm gì đây?

  • Khi phát hiện ra con chân vòng kiềng, cha mẹ đừng sử dụng biện pháp điều chỉnh bằng cách bó chân con lại thật chặt. Khi con mới có manh nha chân vòng kiềng, cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà bằng những phương pháp nhẹ nhàng hơn.
  • Cho con khom lưng, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay đặt lên đầu gối, đầu gối hướng vào trong khoảng 10 giây rồi lại đứng thẳng lên… làm từ 5-10 lần.
  • Phương pháp mát xa: dựa theo hướng biến dạng đầu gối của trẻ, hai tay lần lượt nắm lấy đùi và bắp chân, hai ngón tay cái đặt lên phần gối lồi lên, hai tay dùng lực nhẹ, mát xa theo chiều ngược lại của hướng biến dạng và xoa bóp các cơ, bắp gần đó, khiến cho dây chằng và khớp xương lỏng ra.

  • Nếu tình trạng chân vòng kiềng của trẻ quá nặng (khoảng cách giữa hai chân khoảng hơn 10 độ), nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Theo Tuyết Trang (lamme.com.vn)