Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Con bị RÔM SẢY, MẨN NGỨA, hàng ngàn mẹ đã dùng KEM EMBÉ, còn mẹ thì sao?

Phản hồi của khách hàng khi dùng Kem EmBé luôn là vấn đề quan tâm của nhiều mẹ bỉm sữa. Bởi trước khi sử dụng dòng mỹ phẩm nào, nhất là cho làn da trẻ nhỏ, mẹ cần tìm hiểu kỹ, tham khảo những phản hồi của người trước đó đã từng sử dụng sản phẩm.

Đây là điều hết sức quan trọng, là bằng chứng chân thực nhất giúp mẹ đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn.

Mẹ đã từng nghe nhiều đến Kem EmBé  trị rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ rất tốt nhưng chưa biết thực hư về chất lượng và hiệu quả kem như thế nào. Cùng đọc tiếp để hiểu rõ hơn về Kem EmBé:

Kem EmBé sản phẩm cho trẻ sơ sinh đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ Nano với các nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên

  • Nano Curcumin: Những dược chất quý của củ nghệ vàng được giữ nguyên có khả năng thẩm thấu sâu bên trong da giúp hình thành các tổn thương trên da, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da.
  • Tinh chất Cúc La Mã: Có thế mạnh là một thảo dược nhẹ dịu, an toàn, tác dụng chữa bệnh tốt nên được dùng để điều trị các tổn thương hay viêm nhiễm da ở trẻ. Đây cũng là chế phẩm được lựa chọn hàng đầu ở Đức để chăm sóc và chữa trị các bệnh lý ở làn da trẻ, đặc biệt trong các trường hợp viêm da, mẩn ngứa,…
  • Kẽm Oxyd: Thẩm thấu nhanh và giữ được độ mềm mịn tốt hơn so với các sản phẩm khác. Ngoài ra, kẽm oxyd làm săn da, kháng khuẩn nhẹ, tạo nên lớp bảo vệ giúp làm dịu & chữa lành vùng da tổn thương. 
  • D-panthenol & Allatonin, Vitamin E: Thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng và duy trì độ ẩm & sự mềm mại của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục.
  • Lanolin, dầu hạnh nhân: Làm mềm và bảo vệ làn da bé, không nhờn dính, không bít lỗ chân lông.

Kem EmBé KHÔNG chứa:

  • Corticoid 
  • Paraben

NÊN đặc biệt:

  • An toàn cho trẻ sơ sinh
  • Dịu nhẹ với làn da bé

Những khách hàng sử dụng đã nói gì về Kem EmBé???

Qua phản hồi của các mẹ khi sử dụng Kem EmBé, hi vọng những thông tin chia sẻ trên đã giúp các mẹ có được những đánh giá chân thực nhất về sản phẩm và đưa ra được quyết định đúng đắn nhất cho mình.

Mọi thông tin thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn được tư vấn cụ thể hơn về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline 1800.1796 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí hoặc truy cập fanpage facebook: Kem Em Bé – Trị ngứa, rôm sảy, hăm tã nhé!

bé bị khô da mặt

Một vài biểu hiện của bệnh lý da mặt bé bị khô sần

Da mặt bé bị khô sần là biểu hiện của một trong số rất nhiều bệnh lý ở trẻ nhỏ. Vì vậy mà các mẹ không thể chủ quan, thờ ơ với tình trạng này của bé. Có thể có rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có bốn nhóm bệnh chính sau đây mẹ cần biết để kịp thời đưa ra những phương pháp chữa trị cho trẻ nhé!

1. Da mặt bé bị khô sần là biểu hiện của da bé bị mụn

Một trong những dấu hiệu có thể nhận biết da bé bị khô sần là sự có mặt của mụn. Nổi mụn trứng cá là hiện tượng khá phổ biến đối với da mặt các bé đặc biệt là trẻ sơ sinh. Các nốt mụn thường đỏ, có màu hồng nổi trên mặt của bé hoặc có thể xuất hiện ở những vị trí khác trên người. Nhưng cũng đừng vì thấy con có những điều lạ lùng đó mà chúng ta lo lắng nha!

Nguyên nhân của hiện tượng da mặt bé bị khô sần có mụn là do lượng hormone trẻ nhận được từ mẹ trong thời gian cuối của thai kì. Loại mụn trứng cá này thường xuất hiện khi bé mới sinh và từ từ hết dần theo thời gian.

Trong trường hợp da mặt bé bị khô sần do mụn sữa thì mẹ không cần phải sử dụng bất kì loại thuốc nào. Nếu mẹ dùng thuốc bôi sẽ gây nên tổn thương trên da của bé. Chúng ta chỉ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, sau một thời gian mụn tự khắc sẽ không còn.

Da mặt bé bị khô sần

Da bé khô sần khiến cha mẹ vô cùng lo lắng

2. Da mặt bé bị khô sần từ phát ban

Ốm sốt phát ban không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn làm da mặt bé bị khô sần nữa đấy! Vào những ngày trời thời tiết thay đổi bất thường nhiệt độ quá ẩm ướt hay oi bức cũng làm bé xuất hiện các đốm mụn. Vậy là khi bé bị sốt phát ban mẹ nên vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ mặc đồ thoáng mát để cơ thể bé có thể thích nghi được với môi trường xung quanh.

3. Da mặt bé bị khô sần qua những vết xước

Hiện tượng da mặt bé bị khô sần có thể nhận biết với những vết xước trên cơ thể trẻ. Đó là do sự cọ xát của quần áo và da trẻ dẫn đến hậu quả không mong muốn. Để tránh cho con nhỏ bị trầy xước da, mẹ nên chú ý trong việc lựa chọn các chất vải mặc mềm mịn, cắt móng tay và móng chân cho con. Đối với vết xước lớn nên dùng kem bôi có tác dụng giảm đau để thoa lên da.

Da mặt bé bị khô sần

Nguyên nhân khiến da mặt khô từ việc vô ý của người lớn

4. Da mặt bé bị khô sần từ những vết nứt nẻ trong mùa đông

Có thể thấy các vết nứt nẻ da ở trong mùa lạnh chính là triệu chứng để khẳng định da mặt bé khô sần. Những biến đổi chóng mặt của thời tiết rất khó để cho chúng ta nhanh chóng thích ứng ngỡ là trẻ nhỏ khi sức đề kháng của chúng còn quá kém. Bên cạnh vết nứt còn có sự đi kèm của ngứa rát, khô da và sần sùi. Không chỉ mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của bé mà nó còn làm cho bé rất khó chịu trong cơ thể mình. Đối với những trẻ chưa nói được nó có thể khóc, la hét và quấy.

5. Da mặt bé bị khô sần từ những cơn ngứa

Có thể thấy đối với trường hợp bé bị khô da thường hay ngứa ngáy, tạo cảm giác khó chịu. Con hay ngứa nhất là ở vùng nhạy cảm trên cơ thể như mặt, má, tay, chân, bụng,… và lan ra các khu vực cận kề. Khi gặp dị ứng với thời tiết, môi trường, không khí hoặc các chất hóa học mà cấu trúc da không có khả năng chống lại bé sẽ gãi, trong lúc gãi vô tình làm da trở nên thô ráp, kém căng mịn, gồ ghề, nhiễm trùng nặng hơn mặc dù quá trình gãi có thể làm dịu cơn ngứa. Vì thế người lớn cần hết sức lưu ý hạn chế cho trẻ nhỏ đưa tay lên mặt để cào, gãi nếu không muốn bệnh tình của con mình trở nên nghiêm trọng hơn.

Da khô là sự xuống cấp của tình trạng da hay gọi cách khác là lão hóa da, thông thường chúng ta có thể cảm nhận được điều đó qua mắt, dụng cụ y tế để soi rõ. Làn da của mỗi người vốn dĩ rất quan trọng về sức khỏe và cả thẩm mĩ. Chắc hẳn lúc soi gương không ai sẽ mong muốn bé nhà mình có một làn da xấu xí như vậy phải không nào?

Trên đây là một số những kiến thức thông dụng cơ bản nhất về da mặt bé bị khô sần. Các mẹ hãy tìm hiểu thật rõ xem con mình bị triệu chứng của bệnh gì để có thể xử lí kịp thời nhé!

Mẹ đảm lưu ngay bí quyết chăm sóc da con khỏe mạnh nhàn tênh

Một trong những nỗi băn khoăn lớn của các mẹ khi sinh con ra là làm thế nào để da con khỏe mạnh, hồng hào nhất. Hàng loạt câu hỏi chăm sóc da con thế nào, bảo vệ da con ra sao,… luôn quanh quẩn trong đầu mẹ không lúc nào dừng. Bí quyết sau đây cùng trợ thủ đắc lực Kem EmBé sẽ giúp mẹ giải quyết các trăn trở này.

Con bị rôm sảy, mẹ đừng vội vàng

Rôm sảy là bệnh lý phổ biến về da của trẻ nhỏ và thường xảy ra vào mùa oi nóng. Hầu hết các trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi đều mắc phải tuy nhiên thay vì làm một người mẹ thông thái, tìm hiểu kỹ các phương pháp chữa trị rôm sảy cho con, nhiều mẹ thường lựa chọn theo kinh nghiệm lấy các loại lá như kinh giới, mướp đắng, lá chè,… tắm cho con với mục đích mát da, rôm sẽ tự lặn.

trị rôm sảy bằng mướp đắng

Song thực tế hiện nay, các loại lá tắm này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro từ việc tồn đọng dư lượng thuốc trừ sâu, vi khuẩn,… nên sẽ là một trong những tác nhân gây hại đến làn da bé.

Nhiều mẹ thông thái đã tìm ra cách hiện đại chữa rôm sảy cho con, đó là cho con sử dụng các loại sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chỉ an toàn cho da con mà còn giúp mẹ tiết kiệm thời gian khi không phải nấu nước lá tắm cho con mỗi ngày

Chị Tuyết Hồ chia sẻ: “Mình luôn có sẵn tuýp kem này để dùng khi bé bị rôm sảy, thoa vài lần là hết liền, cảm ơn Kem EmBé luôn là trợ thủ đặc lực giúp mẹ giữ gìn làn da mỏng manh của bé”.

Mẩn ngứa, muỗi đốt mẹ cũng đừng lo

Thời tiết nồm ẩm ướt là điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển, trong khi đó trẻ nhỏ luôn là mồi ngon của muỗi nên khó tránh khỏi việc bé bị muỗi đốt. Thêm vào đó, thời tiết cùng môi trường ô nhiễm, da trẻ chưa thích nghi kịp nên rất dễ mắc phải các bệnh dị ứng ngoài da làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Trước tình cảnh này, không ít cha mẹ lo sốt vó, sợ ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này của con khi để lại các vết sẹo, thâm xấu xí.

Nhưng nay, mẹ đã không còn lo mỗi khi con bị mẩn ngứa hay muỗi đốt nữa vì đã có Kem EmBé làm bạn cùng con. Chất kem mát cùng mùi thơm dễ chịu của nghệ Nano Curcumin kết hợp tinh chất Cúc La Mã không chỉ giúp con giảm nhanh sưng ngứa muỗi đốt, dị ứng mà còn ngăn ngừa sẹo thâm trên da con hoàn hảo. Chị Kim Luyện đã sử dụng Kem EmBé như bảo bối nhỏ để trị muỗi đốt cho bé yêu của mình. Chị chia sẻ: “Biết đến Kem EmBé trễ quá, muỗi đốt để lại thâm nhiều lắm nhưng sau khi dùng thuốc này chỉ còn mờ nhỏ, muỗi đốt thoa liền rất hiệu quả, mẹ lúc nào cũng mua hai hộp để dành thoa hơn cả thuốc đắt tiền”.

Chàm sữa, hăm tã- Không còn là nỗi lo

Toàn bộ những lo lắng về da của con sẽ hoàn toàn biến mất, mẹ sẽ có nhiều thời gian chơi với con hơn là băn khoăn về những bệnh như chàm sữa, hăm tã. Trước chị Hương (Khoái Châu, Hưng Yên) luôn lo lắng vì con thường bị hăm tã khi mùa đông đến. Nhưng nay, qua hết đợt lạnh mà bé Bìn con chị trộm vía không bị tái hăm như những năm trước đó, chị nhàn hơn hẳn. Hỏi ra thì biết, chị dùng sản phẩm chuyên biệt cho da bé.

“Mình dùng sản phẩm Kem EmBé cho con, thấy tốt, an toàn và hiệu quả. Con nổi chàm sữa trên mặt hay hăm tã gì, mình thoa vào các nốt đỏ lặn rất nhanh, không để lại sẹo thâm hay bất cứ vết tích nào trên da con nữa. Hiếm thấy có sản phẩm nào của Việt Nam lại tốt như Kem EmBé nên mình khá hài lòng và cho con sử dụng thường xuyên để hạn chế các vấn đề về da” – chị Hương trải lòng.

Mẹ Nguyễn Thảo cũng khá giống với chị Hương, đều YÊN TÂM khi sử dụng kem EmBé

Kem Em Bé là sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và bào chế với 100% thành phần thiên nhiên, không paraben, không corticoid nên đặc biệt an toàn cho làn da trẻ.

Hãy là người mẹ hiện đại, thông thái, chăm con theo cách chuẩn khoa học để da con luôn khỏe mạnh, hồng hào mẹ nhé!

 

8 việc làm của cha mẹ khiến con càng ngày càng ngu dốt đi

Các chuyên gia đã chứng minh rằng nếu trong cuộc sống, cha mẹ hay dùng những hành động, lời nói và thói quen khiến trẻ cảm thấy mình thật kém cỏi thì cũng giống như đang chụp một cái bình mang tên “ngu dốt” vô hình lên trẻ, từ đó, từng bước, từng bước đẩy trẻ tới bờ vực của sự “ngu ngốc hơn”

Gần đây, một nhóm các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm như sau:

Họ cho một con cá lớn vào trong một cái bể bơi, nơi có rất nhiều con cá nhỏ đang sống. Mỗi khi con cá lớn đói bụng, nó liền bắt những con cá nhỏ để ăn, và không một con cá nhỏ nào có thể thoát khỏi “móng vuốt” của nó.

Một thời gian sau, các nhà khoa học đã dùng một chiếc bình thủy tinh chụp lên con cá lớn ấy và thả nó vào hồ bơi, cùng nhiều con cá nhỏ mới.

Như thông lệ, mỗi lần đói, khi nhìn thấy những con cá nhỏ bơi quanh bình, cá lớn sẽ nhào lên để cắn chúng, nhưng mỗi lần lao ra, nó lại đâm đầu vào thành bình… Theo thời gian, có vẻ như con cá lớn đã hiểu được điều này, vì vậy, tần suất nó đâm đầu vào bình của nó càng ngày càng ít đi. Cuối cùng, nó hoàn toàn tuyệt vọng và “buông tha” cho tất cả những con cá nhỏ đó.

Nhưng một điều đáng ngạc nhiên hơn là khi các nhà khoa học bỏ chiếc bình đang chụp lên con cá lớn ra thì con cá lớn này đã chìm xuống đáy và không hề nhúc nhích. Ngay cả khi những con cá nhỏ bơi tới gần nó, thậm chí là đến trước miệng nó, nó cũng không hề nhúc nhích. Cuối cùng, nó đã chết vì đói.

Sau khi nghe xong câu chuyện này, có thể bạn sẽ nói rằng “Con cá này chết theo cách thật ngu xuẩn”. Nhưng khi bạn suy nghĩ thật cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng con cá lớn vốn không ngu ngốc như chúng ta nhận định.

Chỉ là sau vô số lần vấp phải trắc trở, nó bắt đầu hoài nghi khả năng săn mồi của mình, cuối cùng, nó hoàn toàn tuyệt vọng, trở nên chán nản và nghĩ rằng mình là một con cá ngu ngốc không có khả năng săn mồi. Chính cảm giác mình là một kẻ kém cỏi mới là nguyên nhân giết chết nó.

Chuyên gia giáo dục trẻ thơ người Mỹ, Lilian G. Katz cũng phát hiện ra hiện tượng tương tự như vậy cũng có ở trẻ em. Ông gọi chúng là thói quen “ngu xuẩn”..

1. Dạy kiến thức quá sớm

Một số cha mẹ vì muốn con không thua kém bạn bè ngay từ khi còn nhỏ nên thường có thói quen dạy con trước tuổi. Nhiều người còn viện dẫn lý do không muốn con tự mãn nên thường đặt ra những mục tiêu cao hơn khả năng của chúng. Tuy nhiên, trẻ con không có khả năng tự đứng dậy sau thất bại như người lớn, vì vậy, sau mỗi thất bại, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, thất vọng và càng ngày càng tự ti về bản thân. Nếu một đứa trẻ ít khi có được cảm giác chiến thắng thì dần dần, chúng sẽ biến thành đứa trẻ nhút nhát, luôn lo lắng và thấy mình ngu dốt.


2. Cha mẹ không có thói quen học tập, đọc sách

Có lẽ nhiều bậc phụ huynh sẽ nghĩ rằng việc mình thích xem truyền hình thì có quan hệ gì tới các con đâu. Nhưng thực tế, mọi hành động, mọi ngôn từ hàng ngày của bố mẹ đều sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới suy nghĩ và năng lực của trẻ. Nếu bố mẹ không học tập, không đọc sách sẽ không thể tạo ra một môi trường tốt để thúc đẩy những điều này ở trẻ và trẻ cũng sẽ không thích học, không thích đọc, chỉ thích xem tivi, chơi điện thoại, lướt facebook… như bố mẹ.

Để não thường xuyên phải suy nghĩ là cách để thúc đẩy trí thông minh và giúp não phát triển. Những người không hay suy nghĩ, không để não hoạt động sẽ làm não nhanh bị “thoái hóa”, người thông minh cũng sẽ dần trở nên đần độn.

3. Luôn cho trẻ ăn quá no

Với tâm lý luôn sợ con đói hoặc lo con ăn ít không lớn được, câu cửa miệng của nhiều bậc cha mẹ luôn là “Ăn thêm đi con, ăn nhiều vào hay sao con ăn có tí thế…”. Nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng, tế bào não sẽ sớm suy yếu, trí lực giảm sút, càng ngày càng kém linh hoạt, thông minh nếu như chúng ta thường xuyên ăn quá no. Chính vì vậy, ăn quá no chưa hẳn là tốt. Cha mẹ nên cho con đầy đủ chất dinh dưỡng là tốt nhất nhưng không nên ép trẻ ăn thêm khi trẻ đã muốn dừng lại.

4. Bố mẹ hay thức khuya

Rất nhiều bậc cha mẹ thường xuyên cho con thức khuya cùng mình mà không hề biết rằng việc trẻ không ngủ đủ giấc sẽ khiến khả năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra các vấn đề như nội tiết mất cân bằng, chuyển hóa chất trong thân thể bị rối loạn, béo phì… cũng xuất hiện.

Theo các nhà tâm lý, việc cha mẹ mải xem ti vi, xem điện thoại không đi ngủ đúng giờ, trẻ sẽ bắt chước theo và không có một giấc ngủ khỏe mạnh. Đây là hành vi thiếu trách nhiệm nghiêm trọng.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ sẽ khiến các tế bào não suy yếu nhanh chóng. Dần dần, những người thông minh, sẽ dần dần trở nên kém linh hoạt và ngu ngốc hơn.

5. Hay quát mắng và đánh con

Khi trẻ mắc phải một lỗi lầm nào đó, nhiều cha mẹ thường giải quyết vấn đề bằng cách quát mắng trẻ hoặc thậm chí là đánh trẻ. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi và lựa chọn im lặng vì yếu thế hơn cả về ngôn ngữ và quyền lực. Dần dần, chúng sẽ trở nên khép kín, hướng nội, không muốn tâm sự chia sẻ cùng ai, có thể rối loạn hành vi và ngôn ngữ, các vấn đề về thần kinh cũng xuất hiện. Việc cha mẹ la mắng, đánh đập trẻ về cơ bản không thể giải quyết các vấn đề một cách triệt để mà nó sẽ chỉ gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể và tâm trí của trẻ.


6. Luôn ép trẻ học tập, giới hạn sự vui chơi của trẻ

Có một số bậc cha mẹ hay kỳ vọng quá lớn vào con, họ thường xuyên ép con học tập, và chỉ khi thấy con chăm chỉ thì họ mới vui vẻ, nhẹ nhàng với con, còn khi thấy con chơi thì nổi trận lôi đình. Thậm chí có người còn tin rằng nếu con chơi quá nhiều, con sẽ trở nên ngang bướng và khó dạy bảo.

Đây là những cách giáo dục con hoàn toàn sai lầm. Điều cha mẹ cần làm không phải là cấm con chơi, mà là làm thế nào để cân bằng giữa việc học và chơi của con, từ đó tạo điều kiện giúp con giải phóng những áp lực mà con đang gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, xua tan đi những cảm xúc không nên có trong con, từ đó con sẽ dung nạp được nhiều kiến thức và có hứng thú say mê học tập hơn.

7. Cấm trẻ không được khóc

Khi trẻ khóc, đặc biệt là khóc ở nơi công cộng, bản năng của cha mẹ sẽ thường là đe dọa, quát mắng trẻ “nín ngay”, không được khóc. Lý do là vì cha mẹ nghĩ rằng, khi trẻ không khóc nữa thì phiền toái sẽ qua đi và vấn đề sẽ được giải quyết. Nhưng, trên thực tế, cha mẹ không biết rằng khóc chính là một quá trình “tự chữa lành vết thương” của con người, là liệu pháp giúp hồi phục sức khỏe và tinh thần.

Về lâu dài, việc cấm trẻ khóc sẽ khiến trẻ không dám thể hiện cảm xúc, nhất là những cảm xúc tiêu cực. Trẻ sẽ trở nên khép kín, cáu bẳn, thậm chí là mất kiểm soát.

8. Nói lời cay độc với trẻ

Đôi lúc, trước mặt trẻ hoặc những người khác, nhiều cha mẹ thường vô tình hoặc cũng có thể là cố ý thốt ra những câu nói rằng con mình kém cỏi, con mình ngu dốt, không thông minh bằng bạn A hàng xóm hay anh/chị/em ruột. Hậu quả là những câu nói này có tác động tiêu cực rất mạnh đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.

Thậm chí, ở độ tuổi của trẻ, khi mà trẻ còn chưa hiểu hết được sự sâu xa trong lời nói của bố mẹ thì những câu nói như: “Cháu học cũng bình thường”, “Cháu cũng còn lười học lắm”… cũng có thể khiến trẻ hiểu rằng chúng vẫn còn “ngu dốt” lắm. Và khi tần suất của những từ này càng ngày càng nhiều thì chúng sẽ khiến trẻ tin rằng chúng “thực sự ngu ngốc, hư hỏng.

Để trẻ có một tâm hồn và thể chất khỏe mạnh trong tương lai, cha mẹ nên khắc chế những thói quen hành vi không tốt của bản thân mình. Bên cạnh đó, điều cha mẹ cần làm là tạo cho con những thói quen tốt như thói quen tự giác học tập, cho trẻ một môi trường sống tích cực, lành mạnh, hướng về phía trước. Đây cũng là cách cha mẹ chuẩn bị tốt các điều kiện để trẻ trở thành một người thông minh, trí tuệ.