Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

muỗi đốt

Cách trị muỗi đốt bé từ tự nhiên hiệu quả

Thời tiết miền Bắc đang nóng dần lên kéo theo những cơn mưa bất chợt đầu hè là điều kiện cực kì thuận lợi cho muỗi sinh sôi nảy nở và phát triển cũng như khiến dịch sốt xuất huyết hoành hành. Vậy bé bị muỗi thì phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các cách chữa lành vết muỗi cắn cho con bằng những nguyên liệu tự nhiên, sẵn có trong nhà bếp và biện pháp phòng ngừa muỗi đốt hiệu quả

Xem thêm:

1. Sử dụng giấm, nước chanh để trị muỗi đốt

Sử dụng giấm và chanh và cách trị muỗi đốt hiệu quả. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Các mẹ chỉ cần bôi một ít nước chanh hoặc giấm lên vùng bị đốt. Đối với trường hợp trẻ bị muỗi đốt nhiều thì khi tắm mẹ có thể thêm vài thìa nước chanh hoặc giấm sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Lưu ý, sau khi tắm với nước chanh hoặc giấm thì các mẹ tắm lại nước sạch cho bé.

chanh chữa muỗi đốt hiệu quả

Chanh giúp chữa muỗi đốt hiệu quả cho bé

2. Xà phòng, kem đánh răng bôi lên vùng muỗi đốt

Đây cũng là một trong những cách trị muỗi đốt cho bé hiệu quả mà các mẹ nên áp dụng. Khi bé bị muỗi đốt chỉ cần bôi một ít kem đánh răng bạc hà hoặc bánh xà phòng lên vùng bị tổn thương ngay lúc muỗi vừa đốt có tác dụng giảm ngứa cũng như giảm sưng tại vùng bị cắn hiệu quả.

3. Mật ong

Mật ong nguyên chất là nguyên liệu không thể thiếu cho trẻ, mật ong có rất nhiều cộng dụng, trong đó không thể không kể đến công dụng chữa nốt muỗi độc gây ra. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đối với bất kì vết thường ngoài da nào.

4. Muối

Muối là mẹo chữa muỗi đốt cực kì hiệu quả cho bé. Khi bé bị muỗi đốt các mẹ hòa loãng nước muối và bôi trực tiếp lên nốt muỗi cắn có tác dụng giảm sưng, giảm ngứa tức thì.

5. Hành tây

Hành tây cũng là một trong những bài thuốc chữa muỗi cắn tự nhiên giúp giảm bớt ngứa và sưng hiệu quả. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: mẹ có thể thái nhỏ và giã nhỏ hành tây rồi đắp lên da bé, vết muỗi đốt sẽ rất nhanh lành.

6. Đá lạnh

Khi bé bị muỗi đốt, các mẹ lập tức sử dụng đá lạnh chườm lên nốt muỗi đốt. Đá lạnh có tác dụng giảm vết sưng tấy và ngứa hiệu quả.

đá lạnh chữa muỗi đốt

Đá lạnh chữa muỗi đốt bé hiệu quả

7. Một số lưu ý cần tránh khi trẻ bị côn trùng cắn

– Tuyệt đối không nên để trẻ gãi mạnh làm tổn thương vùng bị côn trùng cắn sẽ khiến nọc độc xâm nhập nhanh hơn.

– Bố mẹ cũng nên chú ý không để con mình chơi đùa tại các khu vực ẩm ướt và nhiều đồ ác vì đây là nơi ẩn nấp của muỗi. Vì khi muỗi cắn có thể gây tổn hại tế bào da đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập thông qua các lỗ chân lông, thậm chí có thể gây sưng tấy, nhiễm trùng.

– Hãy đưa bé đến trung tâm y tế nếu bố mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào từ vết muỗi cắn. Sưng, có mủ hoặc thậm chí mẫn đỏ đều là những dấu hiệu cho thấy rằng bé cần phải được điều trị y tế nhanh chóng và kịp thời.

– Kiểm tra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và nhức đầu… để đảm bảo rằng bé không bị ốm, bị virut tấn công, gây ra chết người.

8. Cách phòng tránh muỗi

Muỗi đốt bé cực kì nguy hiểm có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Nhẹ thì ngứa ngoài da, nặng thì có thể gây nhiễm trùng, mắc phải một số bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bà mẹ bỉm sữa có thể tham khảo một số cách sau:

– Ngoài ra nên trồng các loại cây thảo dược trong nhà hoặc xung quanh nhà để xua đuổi côn trùng, sâu bọ như cây chanh, cây xả, cây hương thảo, cây húng quế… sẽ hạn chế bớt khả năng trẻ bị muỗi cắn.

– Các vết muỗi cắn thường ít nguy hiểm, tuy nhiên nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng hay các biểu hiện bất thường nên xử lí đơn giản và đưa trẻ đến bác sĩ các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

– Mắc màn khi đi ngủ là cách phòng tránh muỗi đốt hiệu quả

– Nhà ở sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, hợp vệ sinh để hạn chế môi trường phát triển của muỗi

– Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin B1

lá trà xanh chữa hăm da ở trẻ em

Cách chữa hăm da ở trẻ em an toàn tại nhà

Đối với trẻ sơ sinh, làn da còn non nớt và mỏng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng hăm da ở trẻ em, da bị đỏ và rất khó chịu cho bé. Hẳn các mẹ đang rất lo lắng về tình trạng trên và không biết phải làm như thế nào? Tham khảo bài viết sau đây để bỏ túi mẹo hay chữa hăm da ở trẻ em mẹ cần phải biết ngay nhé:

1. Nguyên nhân trẻ bị hăm da ở trẻ em

Đối với trẻ em rất nhạy cảm và yếu cộng thêm các nguyên nhân như sau khiến xuất hiện tình trạng hăm tã ở trẻ em.

-Mặc tã thường xuyên, hoặc loại bỉm tả không hợp với cơ địa gây tình trạng kích ứng ở da

– Bé bị tiêu chảy kéo dài phải tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu khiến da bị nhiễm khuẩn

– Dùng khăn ướt có chất tẩy rửa để vệ sinh cho bé hoặc xà phòng chất tẩy rửa giặt đồ cho trẻ kích thích làn da mỏng của bé

– Mẹ mặc đồ quá chật, quần áo từ chất vải cứng sẽ cọ xát vào da khiến bé bị hãm ở bẹn, lưng quần….

hăm da ở trẻ em

Hăm da là hiện tượng phổ biến ở trẻ 

2. Dấu hiệu nhận biết hăm da ở trẻ em

– Vùng da bị mẩn đỏ, hơi sưng nề

– Bé khó chịu, hay quấy khóc ngay cả mẹ thay tã hoặc đụng chạm vào vùng da bị đỏ

– Bé sợ đi vệ sinh cho bé, khóc nhiều hơn sợ mẹ vệ sinh cho trẻ, sợ cả mặc quần và bỉm

– Xuất hiện mủ nước, rỉ nước là dấu hiệu tình trạng nặng hơn tình trạng hăm da ở trẻ em.

3. Mẹo chữa hăm da cho trẻ em bằng lá trầu không

Khi phát hiện các dấu hiệu trên ở trẻ, mẹ nên có phương pháp điều trị tránh tình trạng hăm da ở trẻ nặng nề hơn. Dưới đây là một số mẹo chữa hăm da cho trẻ em đơn giản nhưng cực kì hiệu quả:

a. Lá trầu không

Lá trầu không chứa rất nhiều các thành phần có hoạt tính kháng sinh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn có tác dụng kháng nấm mạnh và rất tốt để điều trị hăm da ở trẻ em

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá trầu không: 3-4 lá to; ½ thìa cà phê muối.

Cách làm:

– Rửa sạch lá trầu không bằng muối loãng rồi cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút rồi để nguội.

– Sau đó thấm nước trầu không bằng khăn sạch lên vùng da bị hăm của bé. Mỗi ngày nên rửa từ 3-4 lần, kiên trì khoảng 4-5 ngày sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng hăm da ở trẻ em.

– Lưu ý nên giữ vệ sinh cho trẻ trong thời gian bị hăm để không bị nặng hơn và không lây lan ra các vùng

lá trầu không là cách hăm da ỏ trẻ em

Lá trầu không chữa hăm da ở trẻ em rất hiệu quả

b. Mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng trà xanh

Cách làm:

– Dùng nắm trà xanh rửa sạch rồi đun lấy nước, để nguội

– Dùng khăn mềm sạch thấm nước trà xanh rửa cho bé, nhẹ nhàng trên vùng da bị hăm

– Rửa sạch bằng nước sạch rồi lau khô thoáng mát, khô ráo cho trẻ

– Thực hiện 3-4 lần/ ngày để hiệu quả hơn

Trà xanh có chứa nhiều vitamin C và các kháng khuẩn tốt cho da vì vậy mẹ hãy kiên trì dùng trà xanh chữa hăm cho bé. Bạn chỉ cần dùng trà xanh vài ngày tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh sẽ giảm đáng kể và đặc biệt an toàn

c. Mẹo chữa hăm ở trẻ em bằng lá khế

Lá khế có tính mát xa sát khuẩn không những được điều chế các bài thuốc bắc mà còn có tính mát nhằm điều trị rôm sảy ở trẻ em, dị ứng, mẩn ngứa. Chính vì vậy dùng lá khế chữa hăm cho trẻ là phương pháp an toàn và hiệu quả được nhiều mẹ hiện nay tin dùng

Nguyên liệu chuẩn bị: Một nắm lá khế và một ít muối

Cách làm

– Ngâm và rửa sạch lá khế trong nước muối khoảng 15 phút cho hết bụi bẩn

– Giã nát cùng mấy hạt muối rồi khuấy đều với nước

– Dùng dụng cụ lọc lấy nước, rồi lấy khăn xô lọc lại lần nữa

Cách thực hiện:

– Cho phần nước đã lọc vào chậu, rửa nhẹ nhàng và xoa đều vùng da hăm ở trẻ

– Rửa lại bằng nước sạch và lau khô cho bé

– Áp dụng kiên trì mỗi ngày 3-4 lần để giảm thiểu vùng da bị hăm

Lưu ý: Các dụng cụ lọc, chậu phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh tình trạng nhiễm khuẩn, hăm da ở trẻ em càng nặng hơn

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc chữa hăm da ở trẻ em hiệu quả

trị rôm sảy

Mách mẹ cách trị rôm sảy hiệu quả tại nhà

Thông thường nhiệt độ cơ thể của trẻ em thường cao hơn người lớn, cộng thêm  tính hiếu động, luôn chân luôn tay nên vào mùa hè nóng bức trẻ rất dễ bị rôm sảy. Rôm sảy làm bé ngứa ngáy khó chịu, khó ngủ, biếng ăn và hay cáu gắt. Làm thế nào để trị rôm sảy cho trẻ an toàn cho làn da non nớt của bé mà vẫn đạt hiệu quả cao. Các mẹ cùng xem bài viết sau nhé.

Xem thêm: 

1. Trị rôm sảy bằng cách tắm nước mướp đắng

Mướp đắng từ lâu đã là một loại quả được rất nhiều người ưa thích. Nó không chỉ là món ăn ưa thích mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, một công dụng không thể không nhắc đến công dụng trị rôm sảy an toàn cho bé mà ngay cả người lớn trong những ngày hè oi bức.

Cách dùng thực hiện mướp đắng trị rôm sảy vô cùng đơn giản: Nghiền nát 4 quả mướp đắng và lọc lấy cốt rồi bôi lên những vùng da có rôm trước khi đi tắm 10-15 phút. Sau đó thì tắm lại bằng nước sạch cho bé. Hoặc nếu trong nhà bạn không có máy xay sinh tố hay cối để giã mướp đắng thì có thể rửa sạch mướp đắng rồi nấu 1 nồi nước để tắm trực tiếp cho bé.

Mướp đắng có tính làm mát da và sát khuẩn hiệu quả nên sẽ khiến rôm sảy nhanh chóng lặn hết. Kiên trì tắm mướp đắng trong tuần đều đặn thì tình trạng rôm sảy sẽ hết nhanh chóng trả lại làn da mịn màng cho bé. Đây còn là cách trị rôm sảy cho bé an toàn và hiệu quả mà các mẹ nên lưu tâm.

mướp đắng trị rôm sảy

Mướp đắng trị rôm sảy vô cùng hiệu quả

2. Tắm nước cây sài đất

Sài đất là loài cây được ông cha ta áp dụng từ xa xưa. Sài đất thường mọc hoang nhiều ở các bờ ruộng có tính mát, giúp giải độc, tiêu viêm rất hiệu quả nên được nhân dân ta sử dụng chữa các căn bệnh như mụn nhọt, chốc đầu, viêm da, rôm sảy… Đây cũng là bài thuốc trị rôm sảy cho bé được rất nhiều người áp dụng và đã thành công.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Chỉ cần lấy cây sài đất khô đem nấu nước tắm hàng ngày cho bé. Đây là phương pháp trị rôm sảy dứt điểm sau 3-5 ngày sử dụng.

3. Tắm nước dâu tằm

Tắm với nước dâu tằm là cách trị rôm sảy cho trẻ vô cùng hiệu quả. Hơn nữa đây còn là nguyên liệu vô cùng an toàn và dễ tìm, nếu trong vườn nhà có sẵn lá dâu tằm thì các mẹ có thể tận dụng loại lá này chữa rôm sảy bằng cách lấy khoảng 3 lạng lá dâu tằm đem rửa sạch và nấu với 1 nồi nước to để tắm cho trẻ khi nước còn ấm. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sau từ 3-5 ngày da bé chắc chắn sẽ sạch rôm.

Xem thêm: Rôm sảy là gì? nguyên nhân và cách trị hiệu quả nhất

4. Trị rôm sảy với nước gừng

Một cách khác cũng hiệu quả không kém để trị rôm sảy cho trẻ là dùng củ gừng. Với loại gia vị tự nhiên này thì chúng ta có thể giã gừng tươi lấy nước rồi đem nấu nước tắm hàng ngày cho bé. Khi dùng gừng các mẹ nên để cả vỏ vì phần này có nhiều dược tính nhất. Gừng giúp sát khuẩn, chống viêm nhiễm rất tốt nên sau tối đa 2- 3 ngày sử dụng cho bé rôm sẽ lặn hoàn toàn.

trị rôm sảy từ gừng

Trị rôm sảy với gừng an toàn và hiệu quả

5. Trị rôm sảy ở trẻ bằng chanh tươi

Đây là cách trị rôm sảy được rất nhiều các mẹ áp dụng cho bé. Có thể dùng chanh tươi vắt trực tiếp vào nước tắm cho bé, lưu ý không chà mạnh chanh lên da bởi da bé rất mỏng, dễ bị trầy xước. Nếu bé bị rôm sảy trong tình trạng nặng, các mẹ có thể vắt nước chanh rồi hòa với nước tỉ lệ đậm hơn là hòa nước tắm, dùng khăn sạch thấm nước chanh này rồi lau lên chỗ mọc rôm cho bé sẽ nhanh có tác dụng hơn. Tuy nhiên không nên để nước chanh quá lâu trên da bé, cần dùng khăn lau sạch lại.

6. Dùng lá tía tô trị rôm sảy

Lá tía tô cũng là một phương pháp trị rôm sảy hiệu quả. Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Chỉ cần giã nát và lọc lấy nước tắm cho bé có thể chữa rôm sảy cho bé tương đối nhanh. Cần kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất.

7. Nước dừa tươi

Nước dừa tươi không những uống mát mà còn rất tốt khi dùng trị rôm sảy cho trẻ em. Hòa nước dừa tươi tắm cho bé không những hết rôm sảy mà còn làm đẹp da cho bé.

côn trùng đốt

Biện pháp và cách phòng ngừa khi trẻ bị côn trùng đốt sưng tấy

Một hiện tượng phổ biến mà hầu hết các bé ngày nay đều mắc phải là côn trùng đốt sưng tấy. Đây là nỗi lo của tất cả các ông bố, bà mẹ bởi khi bị côn trùng đốt trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của bé. Vậy phải làm sao khi bị côn trùng đốt sưng tấy và có những cách nào để phòng ngừa.

Xem thêm:

1. Phải làm gì khi bé bị côn trùng đốt sưng tấy

Điều mà người lớn có con nhỏ luôn băn khoăn là làm thế nào để giúp bé không bị côn trùng đốt sưng tấy? Đối với các loại côn trùng không có độc, hiện tượng xảy ra trên da trẻ chỉ là những phản ứng nhẹ như: đau ngứa, sưng đỏ, rát,… và sẽ giảm dần tự khỏi nhanh chóng sau vài giờ mà không để lại cho trẻ di chứng. Một số loài côn trùng rất ít cắn nhưng lại để lại hậu quả nặng nề, chỉ có phản ứng lan tỏa một quầng màu đỏ trên diện rộng, gây ngứa nhiều, đau nhức cho bé. Khi có triệu chứng như vậy cần phải rửa sạch vùng bị đốt, cắn rồi chườm bằng đá lạnh.

côn trùng đốt sưng tấy

Muỗi đốt có thể gây nhiều nguy hiểm cho trẻ

2. Biện pháp khi côn trùng đốt sưng tấy

Dùng nước sạch rửa vết thương hoặc có thể dùng oxi già, xà phòng để diệt tận gốc vi khuẩn. Sau khi đốt vào da bé, côn trùng rất có thể để lại hàng trăm hàng triệu vi khuẩn trên da trẻ. Chúng ta nên rửa vết thương nhanh, đây là bước quan trọng bởi nó là bước đầu tiên giúp cho bé giữ được an toàn.

Sử dụng đá để chườm cho bé có tác dụng giảm sưng và giảm ngứa rất hiệu quả. Các mẹ hãy lấy một viên đá chườm cho bé khoảng 5 phút. Đá sẽ giúp bớt sưng và các cơn ngứa.

Dùng bông gòn thấm một ít nước cốt chanh hoặc giấm để thoa lên vết đốt cho trẻ rất hữu ích mẹ nhé! Chanh và giấm có tác dụng diệt khuẩn cực kì tốt. Đây là lần diệt khuẩn thứ hai trên da bé. Chính vì thế mà không thể không phủ nhận hiệu quả mà nó đem lại khi côn trùng đốt trẻ.

côn trùng đốt sưng tấy

Côn trùng đốt khiến trẻ đau nhức

Khi bị côn trùng đốt sưng tấy hãy dùng kem đánh răng để trị bệnh. Sở dĩ dùng kem đánh răng hiệu quả khi trẻ bị côn trùng đốt là là trong một số loại kem đánh răng có chứa tinh dầu bạc hà có tính chất tạo cảm giác mát lạnh nơi da giảm tình trạng ngứa ngáy. Ngoài ra tính chất sát khuẩn tự nhiên cũng giảm sưng tấy.

Sữa tươi cũng có tác dụng rất tốt trong trường hợp côn trùng đốt sưng tấy. Chỉ cần trộn với nước lã ngâm vết đốt trong vài phút vào nước, chất lỏng sẽ làm dịu cơn ngứa.

Sử dụng các công dụng từ các loài cây cối như hương thảo, hương quế, bạc hà,…. các loại cây thảo dược có tính tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng nhất là các loài sâu bọ. Khi đi ngủ trong phòng ngủ của bé mẹ có thể cắt chanh để các lát chanh xung quanh nơi ở của trẻ để muỗi không thể đốt con.

Đối với các loại côn trùng có nọc độc mẹ nên đặc biệt chú ý trong việc trị độc của chúng vì nếu không biết cách sẽ ảnh hưởng đến mạng sống của con mình. Có thể dùng nhíp, kim để lấy ngòi độc ra trên da bé. Cần rửa sạch vết thương và dùng kem bôi trị côn trùng đốt sưng tấy để vết thương mau lành. Chú ý nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên không gây kích ứng cho da, thận trọng với thuốc chứa chất coroticoid.

3. Cách phòng ngừa

Tránh dùng nước hoa và quần áo sáng màu để giảm nguy cơ trẻ bị côn trùng đốt, đặc biệt là các loại ong. Có những loài rất thích mùi thơm hoặc thích màu sắc. Chỉ cần trẻ mặc trang phục có màu sắc đẹp hay trên cơ thể có mùi thơm côn trùng sẽ tìm đến lập tức.

Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt côn trùng là biện pháp hiệu quả nhất. Nơi trẻ sống cần sạch sẽ, không bừa bộn, cần dùng thuốc xịt muỗi, dán,… để chúng không có cơ hội tiếp xúc với trẻ.

Hi vọng rằng tất cả các mẹ đã trang bị cho bản thân mình những kiến thức để bảo vệ thật tốt cho các bé. Bài viết trên đây ít nhiều có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho chúng ta trong việc tìm ra các phương pháp để điều trị cho trẻ khi bị côn trùng đốt sưng tấy.