Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

9 loại rau xanh giàu canxi gấp 2 lần sữa, nuôi thai nhi dài chân, ngừa teo não hiệu quả

Không biết các mẹ sao chứ chồng em chăm bầu toàn khuyến khích em ăn nhiều rau thôi. Anh bảo thịt, cá, trứng, sữa… tất nhiên phải có nhưng rau cũng rất quan trọng.

Ngoài việc cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe mẹ và con, rau còn là nguồn canxi rất dồi dào.

Mỗi ngày, 3 bữa sáng, trưa, chiều, em đều có món rau để ăn cùng. Thậm chí trong các bữa phụ, chồng còn xay thêm nước rau cho em uống.

Chồng bảo em càng ăn nhiều rau thì sau này sinh xong càng giữ được dáng mà con trong bụng cũng chắc khỏe và không lo dị tật. Em chẳng biết thực hư thế nào, chỉ biết nghe theo vì chồng cũng đã bỏ công chăm sóc cho hai mẹ con.

Sau này khi sinh con ra, nhìn con khỏe mạnh, cứng cáp hơn con người ta em mới bắt đầu hiểu ra mọi chuyện và thấy biết ơn chồng vô cùng. Bản thân em, sinh xong cũng đã hơn 3 năm mà chưa từng có lấy một cơn đau lưng nhói cùng tận như các mẹ vẫn kể.

Xem ra, chiến lược bữa cơm bầu đầy rau của chồng em thật quá chính xác các mẹ ạ. Nhưng để hiệu quả, không phải rau nào mẹ cũng ăn hết đâu nha.

Dưới đây là những loại rau giàu canxi hàng đầu mà chồng hay mua em ăn đây ạ:

Cải chíp

Cải chíp có các thành phần dinh dưỡng rất phong phú, giúp bổ sung canxi dồi dào cho cơ thể. Trong 100g rau cải chíp có tới 105mg canxi. Bên cạnh đó nó còn cung cấp thêm vitamin A, C, folic axit, chất sắt, beta carotin và kali cho cơ thể.

Nhờ đó, dù trong thời gian bầu bì, cơ bắp mẹ vẫn săn chắc và các dây thần kinh của thai nhi được phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, nguồn beta carotene trong cải chíp còn làm giảm nguy cơ ung thu phổi và ruột kết cho bé sau này. Các mẹ có thể ép cải chíp lấy nước uống hoặc luộc và làm salad đều rất ngon.

Bông cải xanh

Một ly nước ép súp lơ xanh chứa một lượng lớn các khoáng chất cần thiết như mangan, kali, photpho, magie và chất sắt. Đặc biệt, loại rau này cũng rất giàu canxi và vitamin K, hai nguyên tố vốn rất quan trọng với sự vững chắc của hệ xương thai nhi và giúp phòng chống loãng xương cho mẹ sau này.

Thêm vào đó, cải chíp còn chứa nhiều vitamin A, C và K đều là những chất chống ung thư hữu hiệu. Ngoài ra, bông cải còn có chất photochemical, chất chống oxy hóa giúp chống các bệnh nhiễm trùng hiệu quả trong thai kỳ.

Nếu không uống được nước ép, mẹ có thể xào hoặc nấu canh hay luộc chấm tương cũng rất ngon.

Tỏi tây

Tỏi tây rất giàu vitamin, đặc biệt là canxi và kali. Ngoài ra đây còn là loại thực phẩm cung cấp dồi dào chất folic axit, vitamin nhóm B rất tốt cho mẹ bầu và hệ thần kinh của thai nhi.

Mẹ có thể thêm tỏi tây vào các món ăn như xào, salad, hoặc súp để con trong bụng được hưởng trọn vẹn nguồn canxi và dưỡng chất quý giá trong loại rau này nhé!

Măng tây

Măng tây chứa hàm lượng lớn canxi, kali, vitamin A, C, E,… đây đều là những dưỡng chất rất quan trọng trong việc hỗ trợ xương, sụn khớp thai nhi phát triển, đồng thời bảo vệ các khớp xương của mẹ sau này khỏi bị hư hại.

Ngoài ra, trong măng tây còn chứa một lượng axit folic khá lớn hỗ trợ sự phát triển của hệ thống thần kinh thai nhi.

Rau cải bó xôi

Cải bó xôi rất giàu canxi và vitamin C, vitamin K, photpho, kali, kẽm giúp tăng cường cơ bắp, giảm các vết rạn xương hữu hiệu. Ngoài ra cải bó xôi còn có selen giúp bảo vệ gan và nguồn folic giúp bảo vệ hệ thống thần kinh thai nhi.

Đặc biệt nguồn dinh dưỡng trong cuống và rễ rau chân vịt còn nhiều hơn cả ở lá rau, nên khi chế biến, nên mẹ đừng bỏ những phần này khi chế biến nhé!

Rau cải xoăn

Cải xoăn là một trong những thực phẩm chứa canxi hàng đầu, mỗi calo nó cung cấp còn tốt hơn so với sữa (90 gram mỗi khẩu phần) lại còn rất dễ hấp thu.

Tương tự như các loại rau họ cải như rau diếp, cải bắp, cải xoăn… cải xoăn chứa nhiều vitamin K, là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào trong xương.

Rau diếp

Rau diếp rất giàu canxi giúp thai nhi phát triển và duy trì xương và răng chắc khỏe. Canxi cũng rất cần thiết cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ để bảo vệ xương khỏi lão hóa.

Ngoài ra, trong rau diếp còn giàu vitamin A, các vitamin nhóm B và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh và rất có lợi cho tim mạch.

Đậu rồng

Đậu rồng có lượng canxi nhiều nhất trong họ đậu, rất có lợi trong việc hình thành hệ xương thai nhi. Theo phân tích, đậu rồng có chứa tới 30-37% protit, 28-31% gluxit; trong quả non có từ 1.9-2.9% protit, 3.1-3.9% gluxit.

Bên cạnh đó, thành phần acid amin trong đậu rồng có nhiều lysin, methionin, cystin… Do vậy, đậu rồng tuy rẻ nhưng lại nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.

Giá đỗ

Cứ trong 100 g giá đỗ lại chứa tới 38g canxi. Thêm vào đó, giá đỗ còn rất giàu protid, glucid, photpho, sát, vitamin B2, B2, PP, B6, C, E…

Ngoài ra, giá đỗ còn có chứa hoạt chất phyto-oestrogen và isoflavon, hai hợp chất có tác dụng làm giảm tỷ lệ hao xương, kích hoạt hình thành các tế bào tạo xương. Chính vì vậy, trong thai kỳ, mẹ làm siêng ăn giá đỗ tự làm cũng rất tốt cho hệ xương của thai nhi.

trẻ bị nẻ

Làm thế nào phòng tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị nẻ hiệu quả nhất?

Trẻ sơ sinh bị nẻ là hiện tượng diễn ra phổ biến khiến rất nhiều các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy làm sao để trẻ không bị nẻ, bài viết sau sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về việc phòng và điều trị khi bé bị nẻ cùng các bậc phụ huynh nhé.

>1. Trẻ sơ sinh bị nẻ cần được phòng tránh bằng cách nào?

– Để tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị nẻ cần cho trẻ uống đủ nước và ăn đầy đủ chất.

– Thường xuyên cho bé uống đủ nước, nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không cần cho uống nước mà bú sữa mẹ là đủ.

– Các mẹ nên bổ sung vitamin cho bé thông qua các loại thực phẩm, trái cây, đặc biệt là vitamin B và C. Vì trẻ sơ sinh còn nhỏ nên có thể xay hoặc nghiền và cho bé uống với một lượng nhỏ. Hoặc có thể bổ sung vitamin B qua sữa mẹ.

trẻ sơ sinh bị nẻ

Để tránh trẻ sơ sinh bị nẻ cần cho trẻ uống đủ nước và ăn đầy đủ chất

2. Dưỡng ẩm da cho bé

Rất nhiều ông bố, bà mẹ đã bỏ qua bước giữ ẩm cho da của bé vì cho rằng các sản phẩm kem giữ ẩm vốn không đáng tin, sợ ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của con nên không sử dụng bất kỳ loại sản phẩm dưỡng da nào để phòng tránh hiện tượng dị ứng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, đây là một quan điểm không chính xác mà còn có thể gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị nẻ. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ bổ sung lượng nước và giữ ẩm cho làn da của bé, tất nhiên nên chọn những loại thuốc không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi và chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây dị ứng cho da trẻ.

3. Chú ý trong thói quen tắm cho bé

– Khi tắm không nên sử dụng nước nóng mà chỉ cần ấm vừa phải, nước quá nóng cũng là nguyên nhân khiến cho da mất nước nhiều hơn, dẫn đến trẻ sơ sinh bị nẻ, không nên nghĩ rằng trời lạnh thì cần nước nóng hơn bình thường.

– Nên lau nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh dẫn đến tổn thương da và dễ bị nẻ hơn.

– Không nên lạm dụng xà phòng, sữa tắm vì hoạt chất tẩy rửa của chúng tẩy mất chất nhờn trên da, điều này càng làm da thêm khô.

– Khi tắm cho trẻ có thể pha thêm chút muối tinh vào nước tắm, độ muối thật loãng và ấm không chỉ giúp da sạch sẽ mà còn ngăn ngừa cho da của bé không bị nhiễm khuẩn gây ra bởi côn trùng cắn đốt.

– Không tắm cho trẻ quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất, da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nẻ. Chỉ nên tắm cho bé khoảng 10 phút mỗi lần.

trẻ sơ sinh bị nẻ

Không nên tắm quá lâu cho bé

4. Lựa chọn chất liệu vải mềm mại cho quần áo trẻ giúp hạn chế trẻ sơ sinh bị nẻ

Mùa đông sẽ rất lạnh nên nhiều gia đình thường dùng quạt (đèn) sưởi để giữ ấm cho bé. Nếu mặc trang phục quá cứng sẽ khiến da bé bị khô và dễ tổn thương.

Nếu có thể nên sử dụng máy tạo hơi ẩm trong phòng ngủ của con trong những ngày thời tiết quá hanh khô để giúp tình trạng trẻ sơ sinh bị nẻ không xảy ra nhé

5. Trẻ sơ sinh bị nẻ sẽ xảy ra nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột thường xuyên

– Cha mẹ không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao). Điều này sẽ khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài nhiệt độ thay đổi đột ngột.

– Khi ra ngoài trời và đặc biệt nếu trong thời tiết lạnh, các mẹ nhớ chú ý giữ ấm cho vùng tay chân hoặc vùng mặt cho bé bằng vải hoặc tất vải mềm. Gió lạnh là kẻ thù làm khô da bé nhanh nhất, khiến trẻ sơ sinh bị nẻ.

Bệnh trẻ sơ sinh bị nẻ không phải là bệnh quá đáng lo ngại, tuy nhiên khi thấy trẻ xuất hiện một số dấu hiệu như khô da, ngứa kèm theo những mảng đỏ nhiều thì nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để khám và tìm biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm hoặc bệnh vảy cá ở trẻ. Hy vọng rằng các mẹ đã có được những kiến thức cần thiết để chăm sóc tốt nhất cho thiên thần nhỏ của mình.

kinh nghiệm trị rôm sảy

Bật mí kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả

Rôm sảy là hiện tượng khi da xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ theo vùng trên người bé. Điều kiện phát triển của bệnh là các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm mồ hôi bị ứ đọng ở lớp dưới da, chủ yếu trong lỗ chân lông khiến cho trẻ bị rôm sảy. Vậy là sao để trị rôm sảy? Bài viết sau sẽ chia sẻ kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả cho bé mà các mẹ nên biết

Xem thêm: 

1. Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rôm sảy

– Khi bị rôm sảy trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi thành từng mảng đỏ và có thể gây ngứa, rát cho trẻ.

– Rôm sảy chủ yếu tập trung vào những vùng da tiết ra nhiều mồ hôi như đầu, cổ, vai, ngực và lưng của bé nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Đối với những trường hợp thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị kịp thời

– Khi trẻ bị rôm sảy khiến trẻ ngứa ngáy, đau rát, quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ. Nếu không được xử trí kịp thời và loại trừ sớm, rôm sảy có thể phát triển thành mụn nhọt, nhiễm trùng da, thậm chí có thể gây chóng mặt, buồn nôn và đột quỵ.

Xem thêm: Chuỗi hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh khiến mẹ sót xa

kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả

Rôm sảy là hiện tượng diễn ra phổ biến ở trẻ nhỏ

2. Những kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả

a. Kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả từ dân gian

Đây là phương pháp điều trị được nhiều mẹ rất nhiều mẹ áp dụng và khá thành công. Với cách làm đơn giản này vừa giúp trị rôm sảy hiệu quả, vừa giúp bổ sung nước, cung cấp các vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Những nguyên liệu các mẹ có thể giữ kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả bao gồm: Bột sắn dây, nước cam, chanh, rau má, đậu xanh, đậu đen,…

b. Tắm cho trẻ bằng các loại lá tắm thảo dược

Lá kinh giới, lá khế, lá chè, quả mướp đắng, sài đất, rau sam, lá dâu tằm,… được xem là kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả cho bé. Tắm lá thảo dược có ưu điểm là an toàn, lành tính cũng có những nhược điểm là: không hòa tan được chất nhờn trên da và có thể chứa tạp chất, vi khuẩn, bụi bẩn, sâu bọ gây nhiễm khuẩn, kích ứng da cho trẻ.

lá dâu tằm là kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả

Lá dâu tằm là kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả

c. Sữa tắm trị rôm sảy

Đây cũng là một kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả cho bé. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, các mẹ có thể tắm cho con bằng sữa tắm dành cho trẻ để trị rôm sảy. Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng sữa tắm của người lớn hay xà phòng bởi sẽ khiến da trẻ bị tổn thương nghiêm trọng.

Đặc biệt, cần dừng ngay việc tắm cho trẻ bằng sữa tắm khi phát hiện trẻ bị rôm sảy, lý do đơn giản là sữa tắm có chứa những thành phần bất lợi cho làn da của trẻ như chất bảo quản, chất tẩy rửa, chất tạo bọt, chất làm sạch và sẽ trở thành tác nhân khiến rôm sảy lan rộng, lở loét, viêm da cùng nhiều biến chứng khác.

3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy

Việc tích lũy kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả, các mẹ cần chú ý đến cách chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ chấm dứt nhanh tình trạng mọc rôm sảy. Do đó, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ, thay quần áo ngay khi trẻ bị ướt hoặc bị bẩn.
  • Không để trẻ gãi hay cào cấu gây trầy xước và nhiễm khuẩn vùng da bị rôm sảy.
  • Giữ gìn vệ sinh và cắt móng tay, móng chân cho trẻ.
  • Không dùng phấn rôm bôi lên vùng da có rôm sảy vì sẽ làm da viêm nhiễm, rôm sảy phát triển nhanh và khó chữa hơn.

4. Cách phòng ngừa rôm sảy ở trẻ nhỏ

Bên cạnh tích lũy kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả, các mẹ cần bổ sung cách phòng ngừa rôm sảy ở trẻ như sau:

– Hạn chế việc cho trẻ vận động quá nhiều trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

– Cho trẻ ở nơi thoáng mát, ít người và chơi các trò chơi có hoạt động vừa sức

– Bổ sung nước, sữa và thực phẩm giàu vitamin C khi thời tiết nóng nực.

– Cần mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng và mát mẻ cho trẻ.

– Vệ sinh cá nhân luôn sạch sẽ để các lỗ tuyến được thông thoáng.

Hi vọng với những chia sẻ trên giúp ích cho các mẹ trong việc phòng và chữa rôm sảy hiệu quả cho bé. Chúc các mẹ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con

Trẻ bị khô da chăm sóc như thế nào?

Da trẻ nhỏ còn mỏng và rất nhạy cảm nhất là trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, khi thay đổi thời tiết hoặc cách chăm sóc không đúng thì da trẻ bị khô da, nứt nẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân da trẻ bị khô da và có cách khắc phục, chăm sóc tốt nhất.

1. Một vài triệu chứng trẻ bị khô da cần lưu ý

– Da bé bị khô kèm theo ngứa và xuất hiện những mảng đỏ. Đây có thể là chứng chàm bội nhiễm ở da bé.

– Một vài triệu chứng trẻ bị khô da có thể chuyển thành bệnh vảy cá, da bé sẽ xuất hiện những lớp cứng xếp trên da của bé như những chiếc vảy cá. Đây là một bệnh về da rất nghiêm trọng, chính vì vậy, nếu phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời giúp bé thoát khỏi nó.

– Ngoài ra, khi da bé xuất hiện mủ vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức cũng nên thực hiện mang trẻ nhanh chóng đi khám bác sĩ.

trẻ bị khô da

Trẻ bị khô da là hiện tượng phổ biến

2. Các chăm sóc khi trẻ bị khô da

– Các mẹ cần phải nhớ tuyệt đối không sử dụng xà bông để tắm cho bé, điều đó có thể dẫn đến tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.

– Không tắm nước quá nóng cho bé và chỉ nên dùng sữa tắm 100% thiên nhiên.

– Dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ bị khô da: Chọn các loại kem có nguồn gốc thiên nhiên để sử dụng, có tác dụng giữ nước cho da mà vẫn cho phép da “thở” được.

– Có thể dùng mật ong để trị da khô và ngứa cho bé vì mật ong giúp giữ ẩm và chống lại tia UV rất tốt, bảo vệ da hiệu quả cho bé. Một số công thức để bôi và tắm cho bé như: pha 1 thìa mật ong với 3 thìa sữa tươi bôi vào da để chừng 15-20 phút và rửa sạch lại với nước để chăm sóc da bé. Hoặc có thể pha 1 cốc sữa với 2 thìa mật ong vào nước ấm để tắm cho bé.

– Ngoài ra, dầu dừa cũng là nguyên liệu phục hồi da cho trẻ bị khô da rất hiệu quả. Đơn giản là dùng dầu dừa để xoa vào vùng da bị nứt nẻ của bé.

3. Phòng tránh trẻ bị khô da như thế nào?

Để phòng tránh trẻ bị khô da, bạn nên lưu ý một số điều sau:

– Nên rút ngắn thời gian tắm cho trẻ bởi nếu tắm quá lâu da bé sẽ mất nước, khô ráp vì lớp dầu tự nhiên trên da bị trôi mất.

– Không dùng nước quá nóng để tắm. Với tình trạng nước máy chứa nhiều clo, mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội pha với nước nóng để tắm cho con. Ngoài ra cũng nên dùng những loại dầu gội, sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

– Thói quen dùng quạt sưởi để tắm cho trẻ cũng cần hạn chế bởi đây là một trong những nguyên nhân khiến da bé bị khô nẻ.

trẻ bị viêm da

Bôi kem dưỡng da cho bé

4. Lưu ý để phòng tránh trẻ bị khô da

– Tuyệt đối không nên thay đổi thời tiết đột ngột: Các mẹ không nên để nhiệt độ trong phòng quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao). Điều này sẽ khiến trẻ bị khô da do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài đột ngột

– Chú ý giữ ấm cho vùng tay chân hoặc vùng mặt bé khi ra ngoài: gió lạnh hanh khô chính là kẻ thù làm khô da bé nhanh nhất.

– Cho trẻ uống đủ nước, cho bé ăn hoặc uống những loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo… để bổ sung vitamin cần thiết.

– Thỉnh thoảng các mẹ có thể rửa mặt hay tắm cho con bằng nước muối nhưng nên pha thật loãng. Nước muối giúp giữ nước cho da, làm da đỡ khô nhưng không được lạm dụng nếu không sẽ phản tác dụng.

– Bố mẹ cần lưu ý luôn giữ cho tay trẻ sạch sẽ, hạn chế việc các bé đưa tay sờ, gãi lên mặt. Nếu tay trẻ bị khô da bẩn mà thường xuyên tiếp xúc lên vùng da bị nứt nẻ có thể dẫn tới nhiễm trùng.

– Da của trẻ bị khô bình thường thì sẽ không quá đáng lo ngại, mẹ chỉ cần áp dụng cách chăm sóc ở trên. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

Trẻ bị khô da là bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng, nếu biết cách chăm sóc bé yêu nhà bạn sẽ không bị khô da và không mắc những vấn đề về da. Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho các mẹ trong việc chăm sóc bé yêu.