Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trẻ 2 tuổi bị côn trùng cắn cần phải xử lý làm sao

Trẻ 2 tuổi bị côn trùng cắn cần phải xử lý làm sao

Trẻ 2 tuổi bị côn trùng cắn là nỗi lo của không ít bà mẹ. Vì ở độ tuổi này làn da của con vẫn còn rất non nớt khiến bé cảm thấy khó chịu, đau đớn ngứa ngáy. Thậm chí vết thương có thể trở nên mưng mủ và nặng hơn nếu điều trị không đúng cách. Gây ra nhiều vết thâm, sẹo mất thẩm mỹ sau này.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu, triệu chứng trẻ 2 tuổi bị côn trùng cắn

Phân biệt được vết cắn là của loại nào sẽ giúp mẹ có thể áp dụng những cách chữa trị đúng đắn cho bé:

1.1. Vết cắn do muỗi, bọ chét, chấy, rận, ghẻ, bọ ve.

  • Đa phần những loài này sẽ không chứa nọc độc, vết cắn gây ra:
    • Ngứa ngáy, khó chịu
    • Nổi lên những vết sần nhỏ kéo dài khoảng 1 hoặc vài ngày sẽ hết.
    • Nếu da trẻ bị dị ứng nặng, chúng có thể tạo nên những vết sần cứng gây đau đớn, sưng đỏ.
  • Một số loại côn trùng còn có khả năng truyền bệnh nguy hiểm:
    • Trẻ bị sốt cao, nôn mửa
    • Vết thương lan rộng
    • Sưng mọng nước

1.2. Vết đốt do ong bắp cày, ong vàng, kiến lửa…

  • Chúng chích và truyền nọc độc vào cơ thể con người gây ra hậu quả nghiêm trọng:
    • Gây đau đớn
    • Sưng tấy dữ dội kéo dài
    • Một số trường hợp trẻ có cơ địa yếu sẽ bị những tình trạng như khó thở, chóng mặt, ngất xỉu,…
    • Nặng hơn có thể bị bất tỉnh, trụy tim, hạ huyết áp,.. không cấp cứu kịp thời đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề hoặc tử vong.
Dấu hiệu trẻ 2 tuổi bị côn trùng cắn
Dấu hiệu trẻ bị côn trùng cắn gây sưng tấy

2. Cách điều trị khi bị côn trùng cắn/đốt

2.1. Xử lý nhanh ngay khi trẻ 2 tuổi bị côn trùng cắn

  • Lấy nọc độc của côn trùng: Khi trẻ bị côn trùng cắn, việc đầu tiên mẹ nên làm là cố gắng lấy nọc độc của côn trùng ra. Điều này sẽ giúp hạn chế việc phát tán các chất độc, chất gây ngứa ngáy, đau rát của côn trùng.
  • Làm sạch vùng da tổn thương: Sau khi đảm bảo đã lấy ngòi độc, mẹ nên làm sạch vùng da bị tổn thương đúng cách. Rửa vết thương xà phòng hoặc những chất sát trùng dịu nhẹ sẽ giúp bé hạn chế được nguy cơ nhiễm khuẩn.

2.2. Áp dụng các bài thuốc dân gian trị côn trùng cắn (trong trường hợp bị nhẹ)

  • Lô hội:
    • Công dụng: Lá lô hội là bài thuốc trị côn trùng cắn dịu nhẹ và an toàn với trẻ 2 tuổi
    • Cách dùng: Rửa sạch và loại bỏ hết chất nhựa vàng. Lấy phần thịt có gel trong bôi nhẹ nhàng lên vết đốt .Bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Nhựa cây lô hội làm mát vết cắn
Nhựa cây lô hội làm mát vết cắn
  • Tinh dầu trà:
    • Công dụng: Tinh dầu trà cũng có tính chất làm sạch, kháng viêm rất hiệu quả, dịu nhẹ với làn da mỏng manh của trẻ 2 tuổi.
    • Cách dùng: Lấy một miếng bông thấm tinh dầu trà rồi nhẹ nhàng bôi lên vùng da bị côn trùng tấn công của trẻ. 
  • Tỏi:
    • Công dụng: Kháng viêm, giảm sưng đau tại vết cắn
    • Cách dùng: Thái một vài lát tỏi đắp lên vùng da bị tổn thương trong vài phút. Sau đó lấy ra rửa lại bằng nước sạch để vết đốt đỡ hơn.
  • Lá bạc hà:
    • Công dụng: Kháng khuẩn, sát khuẩn, làm dịu cơn đau tại chỗ
    • Cách dùng: Giã vài lá bạc hà đắp lên vùng da bị cắn trong vài phút. Sau đó cũng nhẹ nhàng rửa sạch.
    • Đây là một trong những mẹo dân gian trị côn trùng đốt rất được tin dùng.
Bài thuốc dân gian trị côn trùng cắn
Trẻ 2 tuổi bị côn trùng cắn có thể dùng bài thuốc dân gian có sẵn trong bếp
  • Giấm:
    • Công dụng: Sát khuẩn, giảm đau nhức do côn trùng cắn, giảm sưng
    • Cách dùng:
      • Bôi giấm lên vết thương của trẻ trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch, vết đốt sẽ đỡ hơn nhiều.
      • Mẹ cũng có thể kết hợp giấm và soda, trộn đều lên rồi bôi lên vết đốt của trẻ trong khoảng 30 phút rồi lau sạch.
  • Đá lạnh:
    • Công dụng: Giúp vết đốt giảm sưng đỏ, ngứa
    • Cách dùng: Dùng đá lạnh bọc khăn chườm trực tiếp lên vết đốt 
    • Chú ý: đừng để đá một chỗ quá lâu có thể khiến da trẻ bị bỏng.

2.3. Dùng kem bôi ngoài da để điều trị

2.3.1. Kem EmBé

Trẻ 2 tuổi bị côn trùng cắn bôi gì an toàn, nhẹ dịu với làn da mỏng manh của bé, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có hiệu quả trông thấy. Mẹ có thể sử dụng một số loại kem chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ để có tác dụng nhanh hơn. Có thể áp dụng ngay lập tức mà không mất nhiều thời gian chuẩn bị, tìm kiếm.

Một trong những loại kem trị côn trùng cắn đang nhận được nhiều sự tin tưởng hiện nay chính là Kem EmBé. Với những ưu điểm nổi bật dưới đây, kem EmBé sẽ  là người đồng hành thân thiết của tuổi thơ con trẻ:

  • Chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên:
    • Tinh chất Cúc La Mã,
    • Tinh dầu hạnh nhân;
    • Vitamin E
    • Nano Curcumin,
    • Kẽm oxyd,…
  • Công dụng:
    • Làm dịu những vết côn trùng cắn, đốt nhanh chóng
    • Đánh bay các triệu chứng sưng, đỏ, ngứa ngáy ngay lập tức.
    • Kích thích tái tạo tế bào da mới, làm lành nhanh vùng da bị trầy xước
    • Ngăn ngừa thâm sẹo, giữ ẩm cho làn da luôn mịn màng.

Đây cũng là loại kem đầu tiên dành cho trẻ nhỏ tại Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ nano, nói không với Corticoid và Paraben đảm bảo chất lượng vượt trội và an toàn nhất đối với trẻ 2 tuổi.

Kem EmBé điều trị vết côn trùng cắn
Kem EmBé điều trị vết côn trùng cắn

2.3.2. Muhi

Kem Muhi là một sản phẩm đến từ Nhật Bản, cùng với những chiết xuất dịu nhẹ nhưng hoạt động hiệu quả như Antedrug, kem Muhi giúp kháng viêm, xóa tan ngứa ngáy, sưng tấy. Công thức của kem Muhi cũng đảm bảo cân bằng những hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy và phục hồi da về thể trạng ban đầu.

2.3.3. Kem Chicco

Kem Chicco cũng nằm trong số các loại kem cho trẻ rất được ưa chuộng. Đây là loại kem trị vết côn trùng cắn đến từ Italia với những công nghệ tiên tiến hàng đầu, ngăn ngừa viêm nhiễm, giữ cho da luôn mềm mại.

3. Trẻ 2 tuổi bị côn trùng cắn cần đưa đi bác sĩ nếu bị nặng

Khi trẻ bị côn trùng cắn, dù nhẹ hay nặng thì mẹ vẫn phải chú ý theo dõi tình trạng vết cắn. Trong trường hợp đã áp dụng nhiều cách thức chữa trị như sơ cứu đúng cách, dùng các liệu pháp như trên. Mà vết cắn không đỡ và có dấu hiệu bị nặng hơn như mưng mủ, sốt… Mẹ cần phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế để thăm khám kịp thời và có biện pháp chữa trị thích hợp.

Khi trẻ 2 tuổi bị côn trùng cắn, cha mẹ nên có những cách sơ cứu và biện pháp thích hợp để con hết khó chịu cũng như hồi phục da tốt hơn. Hy vọng qua những thông tin trên, cha mẹ đã biết cách xử lý đúng đắn trong trường hợp con bị côn trùng “tấn công”.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…