Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

cách trị chàm sữa cho bé

Mách mẹ 5 bài thuốc từ thiên nhiên cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Các bài thuốc dân gian được sử dụng như các bài thuốc cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn rất được ưa chuộng vì vừa đơn giản, dễ làm, vừa an toàn. Mẹ hãy tham khảo 4 bài thuốc sau nhé!

trẻ bị hăm đỏ hậu môn phải làm sao

Sử dụng cây mã đề làm thuốc cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Hái một ít mã đề, rửa sạch bằng nước muối, để ráo rồi giã nát, lọc lấy nước. Sau đó đem phần nước lọc được bôi lên vùng da bị hăm của trẻ. Nhờ có đặc tính thanh mát, nươc cốt mã đề sẽ giúp làn da bé dịu đi, chữa lành các vết thương. Áp dụng hằng ngày như loại sẽ giúp cải thiện tình trạng da cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn rất tốt đấy.

Sử dụng cây chè làm thuốc cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Lá chè là một trong những thảo dược có giá trị đối với việc chữa hăm da cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chè xanh hay trà túi các mẹ đều có thể sử dụng như một loại thuốc cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn hoàn toàn an toàn mà lại rất hiệu quả.

Cách làm: Đối với các túi trà, mẹ có thể đặt túi trà khô vào bên trong tã hoặc bỉm của con để tinh chất tannin có sãn trong trà tự nó giúp cho da bé thông thoáng, hồi phục làn da bị tổn thương.

Nếu dùng trà xanh để chữa hăm da cho trẻ sơ sinh thì có thể dùng nước trà xanh thật đặc phun trực tiếp vào cùng da tổn thương của bé. Hay dùng trà xanh để tắm hằng ngày cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn cũng rất tốt. Tinh chất Lyzozym có sẵn trong trà có chức năng sát trùng và thổi bay những vi khuẩn gây hại trên da của bé.

Dầu oliu làm kem chống hăm cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn như thế nào?

Các loại tinh dầu thực tế vốn thường được các mẹ sử dụng trong quá trình làm đẹp bằng thiên nhiên, nay lại có thêm công dụng chữa hăm cho trẻ sơ sinh thật tiện lợi.

Cách dùng: Lấy trực tiếp dầu ôi liu bôi lên vùng da bị tổn thương của bé, mát xa trong khoảng 10-20 phút rồi rửa thật sạch lại cùng nước.

Lá trầu không, lá khế khi làm kem chống hăm cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Lá trầu không và lá khế là 2 loại lá có sẵn trong vườn nhà nhưng lại có tác dụng kỳ diệu mà có lẽ nhiều mẹ chưa biết, nhất là khi dùng như một loại kem chống hăm cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn.

Cách làm như sau:

Lấy 1 ít lá trầu không hay lá khế, rửa sạch rồi đun sôi. Để nước nguội bớt rồi dùng khăn sạch nhúng vào nước và lau những vùng da bị hăm của trẻ. Cố gắng thực hiện 2-3 lần/ngày và làm hằng ngày sẽ cho hiệu quả chữa hăm da cho trẻ sơ sinh tốt nhất đấy các mẹ ạ!

Lưu ý:

Nếu áp dụng một thời gian tương đối dài các bài thuốc từ thiên nhiên cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn mà tình trạng da của bé vẫn không cải thiện thì cần đưa bé đến bệnh viện để khám và chữa trị thật kịp thời.

Các bài thuốc từ thiên nhiên được sử dụng như các loại kem chống hăm cho bé tuy lành tính nhưng vẫn có trường hợp da bé không hợp với các loại lá, bởi vậy mẹ phải lưu ý và ngưng sử dụng ngay khi da bé có các biểu hiện bất thường.

Chúc các mẹ thành công nhé!

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Tại sao rôm sảy ở trẻ sơ sinh mãi không khỏi?

Thống kê của bộ y tế đã chỉ ra rằng, mỗi năm có đến 40% trẻ sơ sinh mắc phải hiện tượng rôm sảy, thậm chí tái đi tái lại nhiều lần. Vậy hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh thực chất là gì, nguyên nhân đến từ đâu?

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện của bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Nếu là rôm sảy ở trẻ sơ sinh nhưng thể nhẹ (thể lành tính) thì diễn biến bệnh sẽ trải qua 4 giai đoan như sau:

  1. Xuất hiện nốt nhỏ li ti ở đầu, trán,gáy, cổ, vai, ngực, lưng…
  2. Bé bị rôm sảy sẽ bắt đầu ngứa ngáy, khó chịu.
  3. Cuối cùng là cảm giác châm chích rõ rệt.

Nếu rôm sảy ở trẻ sơ sinh rơi vào thể nặng (thể bội nhiễm) thì triệu chứng và diễn biến bệnh sẽ nghiêm trọng và phức tạp hơn rất nhiều. Cụ thể:

  1. Đầu tiên, bé bị sốt cao trên 38 độ

2. Sau đó bé bị rôm sảy sẽ có cảm giác ớn lạnh, bắt đầu sưng hạch ở nách, cổ và bẹn.

3. Cuối cùng làn da mong manh của bé sẽ bị tổn thương rõ rệt: Đau, sưng da, đỏ, nóng ở vũng bị tổn thương…Có thể xuất hiện mụn mủ, nhọt và có dịch mủ tiết ra.

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh nguyên nhân thực sự do đâu?

Một số nguyên nhân đáng chú ý khiến bé bị rôm mãi không khỏi:

  • Do cơ chế bài tiết mồ hôi:

Khi thân nhiệt tăng vào những ngày nóng bức, hệ thần kinh sẽ kích thích các tuyển mồ hôi bài tiết mồ hôi. Mồ hôi bắt đầu di chuyển theo các ống tuyến thoát ra bề mặt của da để điều hòa thân nhiệt sau đó bốc hơi. Tuy nhiên, vì một lý do gì đó mà ở các bé bị rôm các ống tuyển mồ hôi bị tắc nghẽn nên thay vì thoát ra ngoài mồ hôi sẽ được giữ lại dưới da gây tình trạng viêm và nổi mụn đỏ.

  • Do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta.
  • Do ở trẻ sơ sinh các tuyển mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh.
  • Một số loại vi khuẩn trú ngụ trên da: Staph, Epidermidis ảnh hưởng xấu đến tình trạng da liễu của bé.

Ngoài ra một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh.

Cách phòng tránh hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Từ những nguyên nhân đã được phân tích kỹ ở trên, có thể nhận thấy rằng một trong những biện pháp giúp đảm bảo tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh không diễn ra là thay đổi chế độ chăm sóc bé sao cho khoa học nhất.

Cụ thể, bố mẹ nên tuân theo một số nguyên tắc sau đây:

  • Đảm bảo không gian, phòng ngủ, phòng sinh hoạt của con mát mẻ, thoáng, thông khí tốt.
  • Hạn chế cho con ra nắng, nhất là từ 10-16h. Nếu băt buộc phải ra ngoài, nhớ che và chống nắng cẩn thận để phòng tránh bé mắc rôm sảy nhé!
  • Về việc sử dụng phấn rôm đối với trường hợp rôm sảy ở trẻ sơ sinh, có nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này nên bố mẹ hãy cẩn trọng khi dùng nhé!

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo một số loại lá sau đây tắm cho bé sẽ có tác dụng phòng giảm thiểu tác hại của hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh rất tốt đấy: Lá khế, lá kinh giới, lá và trái khổ qua, lá chè tươi…

Tuy nhiên, hãy cân nhắc và lựa chọn nguồn lá thuốc phù hợp để đảm bảo nguồn gốc, xuất xử của lá, tránh hiện tượng dư lượng thuốc trừ sâu hay lá thuốc không đảm bảo vệ sinh khiến tình trạng bé bị rôm sảy ngày càng nặng nhé. Chúc các mẹ thành công!

3 tuyệt chiêu giúp mẹ chấm dứt tình trạng khô da của bé ngay tức thì!

Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là tình trạng hanh khô kéo dài những ngày trời lạnh ở miền Bắc khiến tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngày càng nghiêm trọng. Mẹ hãy học ngay 3 tuyệt chiêu sau để không lo con bị khô da nữa nhé!

trẻ bị khô da

 Hiểu nguyên nhân để biết bé bị khô da phải làm sao?

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khô da của bé:

  • Một là do cấu trúc làn da trẻ mỏng manh, chưa có lớp thượng bì, chưa có cơ chế tự hồi phục khi mất nước.
  • Hai là trẻ sơ sinh thường xuyên nhỏ nước miếng lên mặt khiến da mặt bị kích thích, gây khô da, nứt nẻ, nhất là những ngày hanh khô.
  • Thời tiết nước ta vốn thay đổi thất thường, nhất là những ngày trời hanh khô nhiệt độ không khí hạ thấp càng làm con dễ bị nẻ hơn.

Mẹ nên làm gì để giảm thiểu tình trạng khô da cho con

Để trị nẻ cho bé hiệu quả nhất mẹ có thể dùng các phương pháp dân gian như mật ong hay dầu oliu. Đối với các bé sử dụng ti giả hay đang trong quá trình mọc răng, nước bọt tiết nhiều hơn các bé khác. Do đó việc điều trị lý tưởng là ngăn ngừa da tiếp xúc liên tục với nước bọt của bé. Mẹ có thể sử dụng các loại kem bôi da cho vùng da mặt bé khi da bé bị khô và nứt nẻ vì bị chảy nước miếng. Một trong những giải pháp tốt nhất là dầu tinh chất nhờn.

Nếu mẹ vẫn thắc mắc bé bị khô da phải làm sao? Thì câu trả lời là mẹ hãy tuyệt đối tránh các sản phẩm có chứa nước hoa hoặc chất phụ gia khác, vì chúng là kẻ thù gây kích ứng da nhiều hơn. Nếu được hãy cho bé ngưng sử dụng ti giả (nếu bé sử dụng một), tình hình có thể được cải thiện đáng kể.

Bé bị khô da phải làm sao để bé không bị nẻ vào những ngày trời lạnh

  • Trước hết bạn nên cắt giảm thời gian tắm cho bé. Bởi nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất, da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Nếu bạn thường tắm cho bé khoảng 20 phút mỗi lần, thì giờ, nên giảm xuống còn khoảng 10 phút. Bạn nên dùng nước ấm cho bé (tránh nước quá nóng) và tạm thời ngừng sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm cho bé (chỉ nên dùng dầu gội có dưỡng chất thiên nhiên).
  • Chọn quần áo mềm mại cho bé. Quần áo có chứa nhiều nilon, quá cứng sẽ khiến da bé hầm bí và tổn thương nặng hơn. Nên nếu được hỏi bé bị khô da phải làm sao thì lựa chọn quần áo mềm mại cho bé là một lưu ý đơn giản nhưng rất hiệu quả.
  • Tránh lạm dụng quạt sưởi: Do mùa đông lạnh nên nhiều bà mẹ thích dùng quạt (đèn) sưởi để giữ ấm cho bé. Điều này sẽ khiến da bé bị khô và dễ tổn thương hơn đấy.
  • Nguồn nước máy chứa nhiều clo cũng có thể khiến da bé bị khô. Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé (không xả nước máy trực tiếp khi tắm). Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt so với ngoài trời hay lạm dùng đèn sưởi vào mùa đông lạnh sẽ dễ gây ra tình trạng khô da hơn!

Mẹ chịu khó tắm nước gừng cho con theo cách này, da bé trắng hồng lại ngừa trăm thứ bệnh

Từ lâu gừng tươi được coi là một bài thuốc quý, giúp phòng ngừa là điều trị rất nhiều bệnh cho bé.Sử dụng để tắm cũng chính là một phương pháp đem lại hiệu quả rất cao đó mẹ nhé.

Tác dụng của gừng tươi

Nhiều mẹ đã sử dụng và có chia sẻ bé bị cảm lạnh gần cả tuần không khỏi,được mách làm một nồi nước gừng giã nhỏ, thêm vài lá húng quế vào rồi pha nước cho con tắm. Tắm được 2 hôm như vậy thì khỏi hẳn bệnh luôn. Từ đó giờ biết được cách này hôm nào con bệnh em cứ y mà làm. Và thật luôn, lần nào con cũng khỏi bệnh sớm nên đỡ phải uống thuốc.

Nhưng tốt nhất vẫn là cho con tắm gừng từ khi bệnh mới chớm, như vậy vừa đỡ mệt cho con, vừa khỏe cho mẹ nữa. Nước gừng giúp lưu thông máu, cung cấp oxy nhanh chóng đến các cơ quan trong cơ thể vì gừng nhiều kẽm, crom, magie,… Chính vì vậy tắm gừng cũng giúp thuyên giảm nhanh bệnh về đường hô hấp, chữa và ngừa cảm sốt cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên khi dùng gừng tắm cho bé, mẹ cũng phải liệu cách tắm phù hợp với da của bé. Mẹ có thể tham khảo các cách sau nhé.

Phương pháp sử dụng cho bé

Tắm gừng khi trẻ mới chớm cảm

Chuẩn bị: 3 nhánh gừng tươi

Thực hiện:

Giã cho thật nhuyễn 3 nhánh gừng đã rửa thật sạch, sau đó cho gừng đã giã nhuyễn vào nước sôi. Chờ trong khoảng 15 phút hãm nước cho tinh dầu trong gừng đã hòa tan vào nước ấm. Cuối cùng cho gừng vào chậu tắm của bé và pha thêm nước.

Lưu ý: Mẹ nhớ gừng nóng nên kết hợp với nước chỉ hơi ấm thôi nhé! Thời gian tắm gừng cho trẻ chỉ từ 5 phút, sau đó phải mau chóng lau khô và mặc quần áo ấm ngay.

Tắm gừng cho trẻ khi bị cảm nhẹ

Chuẩn bị: 3 nhánh gừng, 1 cây sả

Thực hiện:

Cách 1 – Tắm trực tiếp: Rửa sạch gừng và sả, sau đó đập dập và cho vào nồi nước nấu sôi. Sau khoảng 15 phút, khi tinh dầu gừng và sả đã hòa với nước ấm thì nhấc ra, đổ vào chậu nước tắm của bé và hòa nước cho đủ nhiệt. Tốt nhất mẹ nên dùng nhiệt kế đo nước để đảm bảo an toàn cho bé.

Cách 2 – Xông hơi cho trẻ sơ sinh: Mẹ bế bé vào trong nhà tắm kín gió, đóng hết cửa lại và cởi quần áo con ra. Sau đó mở nồi nước GỪNG + SẢ cho hơi nóng bốc hết ra ngoài. Trong thời gian xông hơi, cứ 5-7 phút, mẹ lại lấy khăn sạch chậm khô người bé cho đến khi hơi nước bốc hết thì lau sạch người bé và mặc quần áo. Tuy cách xông hơi này giúp bé khỏi bệnh nhanh nhưng mẹ chỉ nên thực hiện với bé đủ 1 tuổi trở lên và luôn có sự giám sát chặt chẽ của mẹ nhé!

Tắm gừng khi trẻ cảm mãi không khỏi

Chuẩn bị: 3 nhánh gừng, 1 nắm lá húng quế.

Thực hiện:

Đem 3 nhánh gừng rửa thật sạch và giã thật nát, rồi sau đó cho vào nước nấu sôi. Khi nước vừa sôi lên, thả lá húng quế vào nấu thêm 5 phút thì tắt bếp. Đổ nước gừng vào chậu tắm của bé, để cho âm ấm rồi cho bé ngâm người vào chậu, mức nước ngập qua ngực và tắm nhanh trong 5-10 phút. Làm cách này bé sẽ khỏi bệnh nhanh và không phải kéo dài chuỗi ngày mệt mỏi vì cảm.

Có nên tắm cho trẻ nhỏ khi bé đang bị bệnh không?

Nhiều mẹ kiêng tắm cho trẻ khi bé đang bệnh. Việc làm này không những chẳng giúp bé khỏi bệnh nhanh hơn mà còn khiến bệnh thêm trầm trọng do vi khuẩn sống trên da không được khử sạch. Chính vì thế, khi trẻ bệnh, mẹ cần cho bé tắm và tắm phải đúng cách để giữ cơ thể bé được sạch sẽ, vệ sinh nhất có thể.

Dùng nước gừng tắm cho trẻ là cách tận dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên an toàn đem lại hiệu quả cao với chuyện phòng ngừa và điều trị các bệnh vặt như sốt, ho, cảm… Chỉ cần mẹ đừng lạm dụng, cho quá nhiều gừng hoặc pha nước quá đậm đặc, quá nóng thì việc tắm gừng có thể xem cách an toàn để mẹ trị bệnh cho con.

Những nguyên tắc tắm an toàn cho trẻ sơ sinh

Khi tắm cho bé mẹ cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau nhé:

– Nước tắm phải luôn được kiểm tra nhiệt độ, không được nóng quá hay lạnh quá mà phải đủ ấm. Có thể lấy cùi chỏ/ khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước hoặc thận trọng hơn có thể dùng nhiệt kế đo độ nước.

–Cần phải chọn nơi kín gió, không có gió lùa.

– Nên xả nước nóng ra sàn trước khi tắm cho trẻ để hơi ấm lan tỏa không gian tắm

– Tắm cho trẻ nên tắm nhanh, chỉ từ 5-10 phút.

– Nên tắm cho trẻ sơ sinh từng phần chứ không tắm ngâm toàn thân;

– Lau khô từng phần cho trẻ và quấn khăn thật nhanh. Mặc quần áo sạch sẽ ngay khi mẹ đã tắm xong.

Chúc các mẹ sẽ thành công và bé yêu luôn khỏe mạnh nhé!