Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bé bị rôm sảy có nên dùng phán rôm?

Sử dụng phấn rôm cho trẻ nhỏ an toàn hay nguy hại?

Trước khi được biết đến với những công dụng làm đẹp tuyệt vời thì cứ nhắc đến phấn rôm ta sẽ nhớ ngay đến một “người trợ lý” đắc lực trong việc chăm sóc và bảo vệ làn cho cho em bé.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều thông tin cho rằng việc sử dụng phấn rôm chống hăm cho trẻ thực sự nguy hại. Với bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như hạn chế trong việc sử dụng phấn rôm mẹ nhé:

Phấn rôm trẻ em được làm từ những thành phần nào?

Sử dụng phấn rôm cho trẻ nhỏ an toàn hay nguy hại?
Sử dụng phấn rôm cho trẻ nhỏ an toàn hay nguy hại?

Một trong những việc làm đáng buồn cười nhất của nhiều bà mẹ trẻ là chỉ cần biết mua về để sử dụng mà chẳng cần quan tâm tới thành phần có trong phấn rôm liệu nó có kích ứng da con mình.

Thực ra, phấn rôm được làm từ bột “talc” đọc là tan, một loại khoáng sản chứa amiăng (amiăng là một loại hợp chất làm từ silicon và oxy cùng với một số chất khác như magie). Ngoài ra, một số loại làm từ bột bắp. Việc nắm rõ các thông tin về thành phần sẽ giúp các bà mẹ có những lựa chọn hợp lý nhất, “cẩn tắc vô áy náy” chính là vậy.

Tại sao lại phải dùng phấn rôm?

Phấn rôm thường được các bà mẹ tin dụng để giữ cho làn da con mình luôn được khô ráo, thoáng mát đặc biệt là vùng mông của các bé khi hàng ngày bị cuốn trong tã, bỉm rất dễ bị hăm, ngứa hoặc nổi mụn nếu không biết cách chăm sóc kĩ càng. Một số bà mẹ còn thoa nhẹ phấn rôm lên vùng cổ và mặt để các bé trông xinh xắn, đáng yêu, phảng phất hương thơm.

Nhiều chị em phụ nữ cũng sử dụng phấn rôm để trang điểm hay giữ vệ sinh vùng kín vì luôn luôn nghĩ rắng phấn rôm là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất.

Những nguy hiểm ngầm của phấn rôm

Những nguy hiểm ngầm của phấn rôm
Những nguy hiểm ngầm của phấn rôm

Lợi ích là như vậy nhưng bản thân phấn rôm luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ung thư khó lường. Một tạp chí của Viện ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã tìm thấy thêm mối liên hệ giữa ung thư buồng trứng không xâm lấn và việc sử dụng bột talc. Theo như nghiên cứu này, bột talc sẽ di chuyển vào cơ thể đến buồng trứng thông qua âm đạo đặc biệt là bạn sử dụng hàng ngày với mức độ nhiều.

Bột talc đã từng được xếp loại là một trong những tác nhân gây ung thư ở người bởi Cơ quan Quốc tế nghiên cứu về ung thư. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng có hai loại bột talc khác nhau. Bột talc chứa amiăng có khả năng gây ung thư rất cao đã bị nghiêm cấm sử dụng từ năm 1970, loại bột này có khả năng gây ung thư cao nếu sử dụng nhiều.

Không nên “lạm dụng phấn rôm” trong việc chăm sóc trẻ nhỏ

Đối với trẻ em khi sức đề kháng yếu ớt, khả năng chống chọi trước các tác nhân còn kém thì các bà mẹ nên tránh sử dụng phấn rôm cho bé. Các hạt phấn có thể sẽ len lỏi và làm cản trở quá trình hít thở của bé.

Muốn giữ khô ráo cho vùng mông của trả bạn nên thay tã, bỉm thường xuyên sử dụng các loại kem  có chứa thành phần tự nhiên. Thi thoảng, bạn cũng nên để cho vùng mông của bé vài giờ không sử dụng bỉm, tránh đóng bỉm trong thời gian quá lâu gây hăm, mẩn ngứa cho trẻ.

Cách sử dụng bột phấn rôm an toàn

Bột phấn rôm chứa các hạt phân tử rất nhỏ, khả năng phân tán rộng, nếu trẻ hít phải sẽ vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy, khi bôi cho trẻ bạn nên thoa trên tay mình trước và đứng ra xa trẻ, sau đó mới bôi nhẹ nhàng các vùng da của trẻ.

Luôn luôn giữ hộp phấn xa tầm với của trẻ tránh tình trạng các bé tầm 1,2 tuổi với xuống nghịch hay trêu đùa, nếu hít phải cực kì nguy hiểm.

Không sử dụng bột phấn để làm sáng da trẻ hay bất cứ mục đích nào khác

Với các thông tin trên, hi vọng các bà mẹ hay các chị em phụ nữ sẽ biết cách sử dụng phấn rôm một cách hợp lý, hiệu quả và an toàn nhất.

phấn rôm có an toàn không?

Những công dụng tuyệt vời của phấn rôm mà bạn chưa biết

Chắc chắn bạn không thể tưởng tượng nổi một lọ phấn rôm tưởng chừng đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều công dụng thần kì đến vậy.

Bạn thiếu tự tin khi ra đường với mái tóc bết rối? Bạn có nhu cầu dùng các sản phẩm để kiểm soát dầu trên da mặt?… Tất cả những điều này đều có thể thực hiện đơn giản với lọ phấn rôm.

Với  bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá những lợi ích tuyệt vời từ phấn rôm mà bạn chưa từng biết đến.

Phấn rôm – “vị cứu tinh”trong cuộc sống hàng ngày

Những công dụng tuyệt vời của phấn rôm mà bạn chưa biết
Những công dụng tuyệt vời của phấn rôm mà bạn chưa biết

Dầu gội khô

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, giữa guồng xoay công việc chúng ta có rất ít thời gian để chăm sóc bản thân mình. Thực sự đôi lúc ta quên gội đầu hoặc da đầu của bạn nhiều dầu lúc nào cũng trong tình trạng bết dính.

Bạn không tự tin khi ra đường, bạn trở nên mất điểm trong mắt mọi người thì phấn rôm chính là “giải pháp tình thế” tốt nhất. Chỉ cần chải chút bột phấn lên chân tóc, nỗi lo của bạn sẽ hoàn toàn tan biến.

Khả năng chống kiến tuyệt vời

Có rất nhiều cách chống kiến như nhỏ vài giọt chanh hay nước sôi tuy nhiên trong nhiều trường hợp phấn rôm lại có khả năng chống kiến tuyệt vời mà bạn không cần mất quá nhiều thời gian, công sức. Nếu bạn tổ chức ăn uống dã ngoại, bạn rắc phấn rôm bên ngoài thảm đựng đồ ăn, lũ kiến không thể nào vào được.

Trong nhà bạn có rất nhiều các kẽ hở, vết nứt trên tường là nơi “trú ẩn” của đàn kiến, bạn có thể rắc chút bột phấn rôm vào các khe hở đó chặn hết đường đi của kiến.

Bảo quản hành khô

Dùng phấn rôm để bảo quản hành khô
Dùng phấn rôm để bảo quản hành khô

Các bà nội trợ khi mua hành tỏi về thường để quá lâu trong tủ đựng thức ăn. Môi trường ẩm thấp cộng với sự thiếu cẩn thận trong việc bảo quản khiến cho hành khô, tỏi  bị nấm mốc. Trong trường hợp này, phấn rôm lại có khả năng bảo quản hành khô và đuổi sâu mọt.

Xoa dịu vết thương

Các vết xước nhẹ và nhỏ có thể khiến bạn không thoải mái khi chạy vận động thì nay phấn rôm sẽ giúp bạn xoa dịu những vết thương đó.

Đánh bật dầu mỡ

Quần áo của bạn trong quá trình nấu nướng chẳng may bị mỡ bắn vào, bạn không biết làm cách nào để đánh bật vết dầu mỡ đó. Rất đơn giản! Bạn rặc chút bột phấn rôm lên vết dầu mỡ và dùng bàn chải cọ đi. Một lúc sau, vết dầu mỡ sẽ tự khắc biến mất.

Phấn rôm – trợ lý cho việc làm đẹp

Kiểm soát dầu nhờn trên da mặt

Thường thì những người da mặt hay nhờn chỉ cần vận động một chút da mặt sẽ bóng dầu. Bạn cảm thấy không thoải mái vì điều đó thì nay phấn rôm sẽ giúp bạn  “cải thiện tình trạng”.

Sau khi rửa mặt, thoa nước hoa hồng bạn có thể rắc một chút phấn rôm, thoa thật đều thật nhẹ. Bạn nên chú ý trong quá tình thoa không nên làm nhanh làm vội mà da mặt “chỗ trắng chỗ đen”, “sáng tối không đồng đều” rất buồn cười. Phấn rôm có khả năng kiềm dầu rất tốt.

Kiểm soát mồ hôi

Thực ra khi vận động càng nhiều, cơ thể càng bài tiết mạnh. Vùng nách gần như là nơi mà mồ hôi bị tiết ra nhiều nhất. Vậy làm thế nào để giữ cho vùng nách luôn khô ráo, giúp bạn tự tin thoải hơn trong hoạt động hoặc giao tiếp. Bạn chỉ cần chút bột phấn rôm thoa đều lên vùng nách hai bên. Rất đơn giản mà không tốn nhiều thời gian.

Làm cho mi dày hơn

Nếu bạn có hàng mi chưa được dày lắm, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chút phấn rôm lên mi trước khi bạn đánh lại bằng Mascara nữa.

Thay cho phấn trang điểm

Thực ra bạn hoàn toàn có một gương mặt láng mịn mà không cần sử dụng đến phấn trang điểm đắt tiền. Một chút phấn rôm cũng đủ gương mặt của bạn trở nên rạng rỡ hơn nhiều.

Với những công dụng trên chắc chắn phấn rôm sẽ luôn là những lựa chọn tuyệt vời của chị em phụ nữ ở mọi lúc mọi nơi. Hãy ghi nhớ những “mẹo nhỏ” này vì chắc chắn sẽ có lúc bạn cần tới mà không cần đau đầu về giá cả.

 

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có khó chữa không?

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh lí da liễu thường gặp. Theo khảo sát, có đến 60% trẻ em mắc phải bệnh lí này. Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết bệnh lí này có thể chữa được hay không?

Dưới đây là một số thông tin, hy vọng các mẹ có thể hiểu rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em.

Theo nhiều nghiên cứu, viêm da cơ địa là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng để chữa được viêm da cơ địa cần kiên trì và chịu khó. Không nên chủ quan vì nghĩ đây là căn bệnh không nguy hiểm.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng viêm da có địa có thể chữa khỏi hẳn nhưng những cách chữa trị căn bệnh này thì có rất nhiều.

Dưới đây là một số phương pháp chữa trị căn bệnh này ở trẻ em.

Sử dụng biện pháp tây y trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Sử dụng thuốc bôi trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Sử dụng thuốc bôi trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Đối với trẻ em, viêm da cơ địa thường gây rất nhiều tác hại. Trẻ có thể mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể và kém phát triển. Nhiều bà mẹ rất lo lắng tìm đến bác sĩ để được tư vấn những cách sử dụng thuốc hiệu quả nhất.

Bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc tây y với liều nhẹ, bởi cơ thể của trẻ vẫn chưa thể thích ứng hoàn toàn với các loại thuốc tây nên các mẹ cũng cần chú ý đến những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra cho trẻ.

Bác sĩ có thể cho trẻ điều trị viêm da cơ địa bằng một số loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc chống dị ứng như sirô théralèn, chlorpheniramin…
  • Có thể sử dụng các thuốc bôi ngoài da, nên dùng các loại có liều lượng nhẹ, tránh tình trạng gây tổn thương da.
  • Sử dụng hồ nước: Có tác dụng giúp những vết ngứa dịu lại, tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng thêm.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn cho trẻ các loại dung dịch như jarish, natri clorid 0,9%; thuốc tím 0,001%; vioform 1%. Cần lưu ý, không nên dùng axit boric cho trẻ em, vì đây là dung dịch mạnh, có thể gây tổn thương da cho trẻ.

Rất nhiều người cảm thấy e ngại khi sử dụng thuốc tây y để điều trị cho con của mình vì những tác dụng phụ mà thuốc tây có thể gây ra. Nên thường chọn những biện pháp chữa trị khác, như điều trị bằng biện pháp Đông y.

Sử dụng lá trầu không trong Đông y để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có khó chữa không?
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có khó chữa không?

Bôi lên vết viêm

Bạn có thể sử dụng lá trầu không để bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm của trẻ. Cách này có tác dụng làm khô những vết viêm bởi thành phần của lá trầu có nhiều những chất kháng viêm hiệu quả cho việc điều trị những căn bệnh ngoài da.

Biện pháp này thường được sử dụng trước mỗi đêm. trước khi trẻ ngủ. Bạn cần lưu ý chà sát nhẹ nhàng để tránh làm đau vết viêm của bé.

Tắm cho trẻ

Bạn cũng có thể sử dụng lá trầu để tắm cho trẻ, đây cũng là một cách điều trị thường được sử dụng và tương đối dễ làm. Thay bằng việc tắm bằng nước sạch thông thường thì hãy thử tắm cho trẻ bằng lá trầu không, sẽ hạn chế được tình trạng phát triển của bệnh một cách nhanh chóng.

Trên đây là một số cách điều trị bệnh lí viêm da cơ địa ở trẻ em. Trên thực tế, bệnh này có thể chữa khỏi, nhưng để chữa cho chấm dứt thì rất khó, bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác.

Có nhiều trẻ em sau khi dậy thì thì căn bệnh này cũng đồng thời chấm dứt hẳn, nhưng có một số trẻ căn bệnh này theo đuổi đến mãi khi trưởng thành.

Những thông tin trên đây hi vọng đã giúp được các bạn có thêm những hiểu biết nhất định về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Chúc các bạn khỏe!

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có lây nhiễm không?

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em không phải là căn bệnh hiếm gặp. Theo khảo sát, nếu có 10 trẻ thì có khoảng 6 trẻ có khả năng mắc các bệnh lí liên quan đến viêm da cơ địa.

Vậy viêm da cơ địa có lây nhiễm không nếu chúng ta cho trẻ tiếp xúc với nhau? Nhiều bà mẹ thường ngại cho con của mình tiếp xúc với các bạn bị bệnh viêm da cơ địa, tất nhiên cũng vì muốn tốt cho con của mình mà thôi.

Dưới đây là một số thông tin, rất mong cung cấp được cho bạn khiến thức về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và giải đáp cho câu hỏi bệnh viêm đa cơ địa ở trẻ em có lây nhiễm không.

Viêm da cơ địa là gì?

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có lây nhiễm không?
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có lây nhiễm không?

Viêm da cơ địa là một bệnh lí ngoài da, bệnh nhân viêm da cơ địa thường rất khó chịu và ngứa ngáy (đặc biệt là đối với trẻ em). Viêm da cơ địa có thể gây những tổn thương về da rất rõ ràng như làm cho lớp biểu bì bên ngoài ra bị bong tróc, da có hiện tượng nổi mảng đỏ, mọc mụn nước, các mảng và mụn này có thể mọc tách nhau hoặc tập trung thành vùng rộng, gây ngứa, rát, nóng,…

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có lây nhiễm không?

Có rất nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi này bởi đây là một căn bệnh quá phổ biến, đến mức đi đâu cũng có thể gặp trẻ mắc chứng bệnh này. Cho nên, điều mà các bậc cha mẹ quan tâm là hoàn toàn hợp lí.

Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ bị viêm da cơ địa thường không cho con mình tiếp xúc với trẻ bị bệnh đó. Chính điều này cũng gây ảnh hưởng tới tâm lí của cả phụ huynh lẫn trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì viêm da cơ địa không lây nhiễm qua việc tiếp xúc hay không lây nhiễm từ người này sang người khác qua việc sống chung, ăn uống chung hay sử dụng chung đồ đạc, vật dụng vệ sinh cá nhân.

Đây là bệnh lí ngoài da và không có khả năng lây nhiễm thông qua những con đường như đã kể trên. Nên các mẹ hãy cứ yên tâm.

Thế nhưng, đối với những trẻ mắc viêm da cơ địa, khả năng lây từ các vùng da là rất lớn.

Khi bị ngứa, trẻ thường gãi và không kiểm soát được những cơn gãi ngứa cửa mình, chính điều này làm các vùng da bị viêm tổn thương, chảy dịch mủ, từ đó làm lan rộng vết viêm trên da, làm các vùng da chưa bị tổn thương cũng có dấu hiệu tổn thương. Các mẹ nên chú ý việc gãi vết viêm của con mình.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em?

Phòng chống viêm da cơ địa ở trẻ
Phòng chống viêm da cơ địa ở trẻ

Theo nghiên cứu, nếu trong gia đình bạn có người mắc viêm da cơ địa thì con bạn sinh ra có khả năng mắc viêm da cơ địa đến 80%. Điều này có nghĩa, viêm da cơ địa có khả năng lây nhiễm di truyền rất cao. Vậy bạn cần làm gì để tránh đi tình trạng lây nhiễm di truyền này. Tất nhiên, lây nhiễm di truyền đó là vấn đề liên quan đến yếu tố bên trong, nhưng bạn cũng có thể hạn chế bằng cách ăn uống đủ chất trong quá trình mang thai, để thai nhi khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt, chống lại các căn bệnh liên quan đến da – như viêm da cơ địa.

Ngoài ra bạn cần thực hiện tốt các lưu ý dưới đây:

  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, trong sạch cho trẻ. Đây chính là cách phòng tránh đầu tiên đối với căn bệnh này.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, cung cấp đủ các dưỡng chất giàu dinh dưỡng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, các chất xúc tác từ môi trường bên ngoài.
  • Lựa chọn các chất liệu vải quần áo thô, mát, mỏng nhẹ, không nên cho trẻ mặc những loại quần áo chứa nhiều chất tạo màu công nghiệp.

Trên đây là những thông tin cần thiết cho các bà mẹ có trẻ mắc viêm da cơ địa. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ là căn bệnh không gây lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng không vì thế mà các mẹ chủ quan để dẫn đến những tác hại khó lường. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!