Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bebiromsay

Bé bị rôm sảy mãi không khỏi mẹ có biết vì sao không?

Bé bị rôm sảy (hay chính là phát bạn nhiệt) là hiện tượng vô cùng phổ biến, có đến 40% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải hiện tượng này, thậm chí mắc đi mắc lại mãi không khỏi. Vậy bé bị rôm sảy thực chất là gì, nguyên nhân đến từ đâu?

Xem thêm:

bé bị rôm sảy phải làm sao

Bé bị rôm sảy hiện tượng thế nào?

Nếu là rôm sảy thể nhẹ (thể lành tính) thì bé bị rôm sảy sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau:

  • Đầu tiên là xuất hiện nốt nhỏ li ti ở đầu, trán,gáy, cổ, vai, ngực, lưng…
  • Sau đó bé bị rôm sảy sẽ bắt đầu ngữa ngáy, khó chịu.
  • Cuối cùng là cảm giác châm chích rõ rệt nguyên nhân gây ra:

Nếu bé bị rôm sảy thể nặng (thể bội nhiệm) thì triệu chứng và diễn biến bệnh sẽ nghiêm trọng và phức tạp hơn rất nhiều. Cụ thể:

  • Đầu tiên, bé bị sốt cao trên 38 độ
  • Sau đó bé bị rôm sảy sẽ có cảm giác ớn lạnh, bắt đầu sưng hạch ở nách, cổ và bẹn.
  • Cuối cùng làn da mong manh của bé sẽ bị tổn thương rõ rệt: Đau, sưng da, đỏ, nóng ở vũng bị tổn thương…Có thể xuất hiện mụn mủ, nhọt và có dịch mủ tiết ra.

Bé bị rôm sảy nguyên nhân do đâu?

Có hai nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị rôm mãi không khỏi:

  • Do cơ chế bài tiết mồ hôi:

Khi thân nhiệt tăng vào những ngày nóng bức, hệ thần kinh sẽ kích thích các tuyển mồ hôi bài tiết mồ hôi. Mồ hôi bắt đầu di chuyển theo các ống tuyến thoát ra bề mặt của da để điều hòa thân nhiệt sau đó bốc hơi. Tuy nhiên, vì một lý do gì đó mà ở các bé bị rôm các ống tuyển mồ hôi bị tắc nghẽn nên thay vì thoát ra ngoài mồ hôi sẽ được giữ lại dưới da gây tình trạng viêm và nổi mụn đỏ.

  • Do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta.
  • Do ở các bé bị rôm sảy các tuyển mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh.
  • Một số loại vi khuẩn trú ngụ trên da: Staph, Epidermidis ảnh hưởng xấu đến tình trạng da liễu của bé.
  • Ngoài ra một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy

Xem thêm: Bé bị rôm sảy có nguy hiểm không?

Cách phòng tránh bé bị rôm sảy

Cũng giống như bất kỳ hiện tượng da liễu nào khác, rôm sảy sẽ được phòng tránh và điều trị hiệu quả nhất nếu bố mẹ có chế độ chăm sóc con phù hợp:

  • Đảm bảo không gian, phòng ngủ, phòng sinh hoạt của con mát mẻ, thoáng, thông khí tốt.
  • Hạn chế cho con ra nắng, nhất là từ 10-16h. Nếu băt buộc phải ra ngoài, nhớ che và chống nắng cẩn thận để phòng tránh bé mắc rôm sảy nhé!
  • Về việc sử dụng phấn rôm cho bé bị rôm sảy, có nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này nên bố mẹ hãy cẩn trọng khi dùng nhé! Với câu hỏi: bé bị rôm sảy bôi thuốc gì tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số loại nước tắm cho bé bị rôm sảy

Mẹ có thể sử dụng một số loại lá sau đây tắm cho bé sẽ có tác dụng phòng và trị bé bị rôm sảy rất tốt đấy: Lá khế, lá kinh giới, lá và trái khổ qua, lá chè tươi…

Tuy nhiên, hãy cân nhắc và lựa chọn nguồn lá thuốc phù hợp để đảm bảo nguồn gốc, xuất xử của lá, tránh hiện tượng dư lượng thuốc trừ sâu hay lá thuốc không đảm bảo vệ sinh khiến tình trạng bé bị rôm sảy ngày càng nặng nhé!

cách trị rôm sảy cho bé

Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người do nhiều nguyên nhân khá phức tạp gây ra. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề trẻ nổi mẩn đỏ trong bài viết ngày hôm nay.

Nhận biết khi trẻ nổi mẩn đỏ

Biểu hiện trông thấy của tình trạng này là các nốt đỏ chủ yếu phân bố đối xứng ở hai bên phải – trái ở đầu, mặt, gò má, ở trán, da đầu của trẻ, với ranh giới không rõ ràng lắm, bề mặt có thể có vảy bong ra. Những nốt đỏ đó còn có thể thành mụn đỏ hoặc hoặc mụn nước nhỏ mọc trên bề mặt nốt đỏ và xung quanh nốt đỏ. Bề mặt nốt đỏ có khi bị loét, chảy nước đóng vảy. Nếu bị viêm nặng hơn có chỗ còn sưng hạch khá to.

Số ít trẻ không những bị mọc mẩn ngứa ở những vùng kể trên, mà còn mọc lan xuống cổ, vai, tay chân, thậm chí mọc cả người. Mẩn mụn ngứa rất ngứa, do đó trẻ thường khó chịu, khóc lóc. Nhiều mụn ngứa thường  mọc vào mùa hè, khiến trẻ rất ngứa ngáy khó chịu, thường xuyên quấy khóc. Những mẩn ngứa này có thể tự khỏi dần dần.

Nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ

Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Bé bị ôm sảy do thời tiết nắng nóng.
  • Trẻ bị viêm da.
  • Hoặc bị sốt phát ban…

Trẻ nổi mẩn đỏ chữa như thế nào?

Tắm sạch sẽ cho bé để tránh bị nổi mẩn đỏ
Tắm sạch sẽ cho bé để tránh bị nổi mẩn đỏ

Làm sạch da

Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Sau đó ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15 – 20 phút, rồi lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Bạn có thể ngâm da 1-3 lần/ngày cho trẻ tùy độ nặng của bệnh

Bôi chất làm ẩm

Chất làm ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày. Bạn có thể bôi các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn ngay sau khi tắm. Thời tiết khô hanh  thì bạn nên chọn loại thuốc mỡ vì thành phần loại này có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn

Giảm ngứa và kích ứng

Duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ sẽ hạn chế được thói quen gãi ngứa ở trẻ. Thường xuyên để ý và cắt móng tay cho trẻ. Mang bao tay, tất ban đêm cho bé để tránh tổn thương da do gãi ngứa.  Có thể, bôi thuốc ngứa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, lưu ý tuyệt đối không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị

Có rất nhiều bậc phụ huynh thấy con ngứa quá gãi mà xót mà thương, rồi đi nghe theo lời hướng dẫn của mọi người, tự ý mua thuốc và bôi cho con, các bạn nên nhớ mỗi bé có một nguyên nhân dẫn đến nổi mẩn đỏ khác nhau và cơ thể mỗi bé khác nhau nên đôi khi thuốc này chữa khỏi cho bé kia nhưng lại có thể gây dị ứng nặng hơn cho bé nhà mình. Vì da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm cho nên tôi khuyên các bạn, khi thấy trẻ nổi mẩn đỏ tốt nhất là nên gọi điện cho bác sĩ hoặc đưa con đi gặp bác sĩ để thăm khám và có cách chữa trị phù hợp.

dị ứng côn trùng đốt

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt thì phải làm sao?

Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch và sức đề kháng cơ thể còn yếu nên dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công gây bệnh, trong đó tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt hay ở đầu khiến các mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về biện pháp khắc phục và phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân khiến trẻ trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt và các điều trị

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt thì phải làm sao?
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt thì phải làm sao?

Nhiều trẻ sơ sinh có hiện tượng nổi mẩn đỏ 2 bên má hoặc trên đầu khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt và ở đầu phải làm sao? Dưới đây là những bệnh thường gặp khiến cho trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt và đầu, các mẹ tham khảo để tìm ra giải pháp chữa trị cho bé yêu.

Do bị phát ban đỏ

Cha mẹ không cần quá sốt ruột, lo lắng khi con bị hiện tượng mảng da đỏ trên mặt và đầu với những mảng da đỏ với các đốt nhỏ lấm chấm tựa như nốt muỗi chích, trên đầu mỗi đốt có đầu mủ vàng. Không tự ý dùng tay nặn hoặc cạy các đốt này ra, việc làm này sẽ gây đau đớn và tổn thương cho làn da của bé. Vì các nốt phát ban này sẽ nhanh chóng tự hết chỉ sau 7-10 ngày sau sinh mà không để lại dấu vết nào.

Do chàm sữa

Dấu hiệu bé bị chàm sữa

Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, và là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ có liên quan đến tiền căn cá nhân, gia đình bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng.

Chàm sữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi bú mẹ, khoảng 6 tháng tuổi. Biểu hiện của bệnh chàm sữa ở trẻ như sau:

  • Xuất hiện những mẩn đỏ ở mặt, hai bên má của trẻ, ít gặp ở chi và thân mình.
  • Những mẩn đỏ này sau đó trở thành mụn nước nhỏ li ti, rịn nước, da khô, đóng mài và tróc vảy.
  • Chàm sữa sẽ làm cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không yên giấc hay quấy khóc.

Cách điều trị chàm sữa ở trẻ em

  • Việc điều trị chàm sữa tùy thuộc vào mức độ tổn thương của mỗi trẻ:

Trẻ bị chàm nhẹ có thể dùng thuốc chống dị ứng và chăm sóc vết chàm thật tốt bằng cách: dùng sữa Cetaphil để tắm cho bé và lau rửa vết chàm 2 lần/ngày.

Trẻ bị chàm nặng hơn phải kết hợp dùng kem có chứa corticosteroid, mẹ lưu ý là phải có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì có thể làm bé nặng hơn.

  • Mẹ lưu ý hạn chế tắm bé bằng xà phòng có chất tẩy rửa cao.
  • Nếu bé cào gãi nhiều hay cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm các mụn nước vỡ ra, chảy máu thì bệnh sẽ dễ nhiễm trùng. Vì vậy, các mẹ nên lưu ý cắt ngắn móng tay và cho bé đeo bao tay thường xuyên nhé.

Chế độ ăn của bé bị chàm sữa như sau:

  • Cần kiêng các thực phẩm, hải sản mà bé hay dị ứng.
  • Nếu trẻ còn bú mẹ, người mẹ lưu ý cũng phải kiêng ăn trứng, cá biển, nội tạng động vật, trứng vịt lộn,… đồng thời tránh các tác nhân gây dị ứng trên.

Do mụn

Trẻ sơ sinh trên mặt bị nổi mụn
Trẻ sơ sinh trên mặt bị nổi mụn

Mụn ở bé sơ sinh là bệnh về da khá phổ biến ở trẻ, bệnh thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần tuổi, với dấu hiệu là những nốt sưng tấy xuất hiện trên má, trán và thái dương của bé giống những cái nhọt. Chúng không gây bất kỳ sự đau đớn nào cho bé, nếu được cha mẹ giữ vệ sinh tốt thì chúng thường tự biến mất trong vòng vài tuần sau đó, nên cha mẹ không cần thiết phải chữa trị những vết mụn này, cũng không cần phải dùng loại kem hoặc gel bôi đặc biệt cho bé.

Do rôm sảy

Rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện, khiến mồ hôi không có đường thoát ra, gây bít tắc. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nắng nóng nhưng đôi khi do trẻ mặc quá nhiều quần áo, hoặc hoạt động với cường độ cao.

Rôm sảy ở trẻ chủ yếu ở đầu, cổ, vai, ngực, lưng và thường sẽ tự hết sau 7-10 ngày nếu bố mệ biết cách vệ sinh da bé đúng cách. Tuy nhiên trẻ nổi rôm sảy ở mặt là khu vực khá nhạy cảm, bố mẹ cần hết sức cẩn thận trong việc chăm sóc cho bé.

Do trẻ bị tăng tiết bã nhờn

Bệnh thường khởi phát khi bé được khoảng 1 tháng tuổi, khi đó xuất hiện những nốt nhọt thường nhỏ hơn nốt mụn trứng cá, kèm theo mủ, xuất hiện ở những vùng da có lông và tóc như trên da đầu, lông mày. Sau đó, những nốt mụn này cũng có xu hướng lan xuống cổ và khuỷu tay. Các mẹ cũng không nên quá lo lắng, những nốt mụn do tăng tiết bã nhờn có khả năng tự biến mất hoặc được điều trị bằng một loại kem bôi đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ.

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt hay ở đầu thì phải làm sao cũng như biết được nguyên nhân và cách chữa trị bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ con bạn để trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến mặt nổi mụn như rôm

Một gương mặt xinh đẹp luôn là niềm khát khao của nhiều cô gái. Tuy nhiên những nốt mụn nhỏ, li ti như khiến mặt nổi mụn như rôm luôn khiến chị em đau đầu trong việc tìm cách khắc phục.

Đôi khi không tìm được cách chữa bệnh hợp lý, nhiều chị em rơi vào trạng thái tự ti, mặc cảm về bản thân, ngại giao tiếp với mọi người. Với bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân về tình trạng mặt nổi mụn như rôm.

1. Mặt nổi mụn như rôm là bệnh gì?

Tình trạng da khô và ngứa kèm theo các nốt mụn nhỏ bé, li ti như “rôm sảy” khiến bạn cảm thấy không thoải mái là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm da dị ứng. Một căn bệnh mà ta thường thấy ở những người có cơ địa dị ứng.

Người bị nhẹ thì có thể dễ tìm cách chữa trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm da dị ứng nặng còn xuất hiện hiện tượng nốt mụn bị chảy dịch mủ do nhiễm trùng. Ngoài vùng da mặt, các vùng da bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối, bàn tay, bàn chân cũng có thể xuất hiện tình trạng viêm da dị ứng được nói đến.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “mặt nổi mụn như rôm”

Tìm hiểu nguyên nhân khiến mặt nổi mụn như rôm
Tìm hiểu nguyên nhân khiến mặt nổi mụn như rôm

Muốn tìm cách phòng bệnh trước tiên ta phải tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có cách thức chữa bệnh phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân chính mà nhiều người hay mắc phải:

2.1. Nổi nhiều mụn đầu đen hoặc mụn cám

Nguyên nhân đầu tiên mà không phải ai cũng để ý đến gây ra mặt nổi nhiều mụn nhỏ, mọc thành đám gây nên tình trạng ngứa ngáy, cồm cộm khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Khi nặn mụn, sẽ thấy phần nhân màu đen bên trong là bọc nhỏ màu trắng đục.

Việc nổi nhiều mụn đầu đen, mụn cám là do nội tiết tố trong cơ thể, thói quen ăn uống không đều đặn như ăn đồ quá cay và nóng.

2.2. Do dị ứng mĩ phẩm

Mặt nổi nhiều mụn trắng vào đỏ như rôm là do dị ứng mĩ phẩm
Mặt nổi nhiều mụn trắng vào đỏ như rôm là do dị ứng mĩ phẩm

Sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp với da làm cho da mặt nổi nhiều nhiều mụn trắng và nhỏ như “rôm”. Lúc đầu mụn chỉ xuất hiện trên trán xong từ từ mụn sẽ lan ra khắp mặt, gây sần sùi và khiến da bị đỏ ửng.

Lưu ý cho các bạn gái khi sử dụng các loại mỹ phẩm thì hãy tránh các sản phẩm làm trắng da cấp tốc khiến cho da mặt bị mỏng, yếu đi và dẫn đến sự phát triển về mụn để phản vệ trên da.

2.3. Do yếu tố môi trường như khói bụi, thời tiết

Môi trường sống bị ô nhiễm nặng, chứa nhiều khói bụi độc hại, thời tiết nóng ẩm. Cùng với đó là sự bất cẩn của các bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ da cũng khiến cho làn da bị mẩn ngứa, nổi mụn.

2.4. Sử dụng nhiều đồ ăn chứa các chất kích thích

Tình trạng mặt nổi mụn như rôm cũng xuất phát từ việc ăn uống thiếu điều độ của những người trẻ tuổi. Dường như đối với các bạn trẻ, vấn đề tuổi tác chưa phải là gánh nặng, các bạn tự tin với làn da căng mọng và một cơ thể tràn đầy sức sống.

Tuy nhiên, chính cách sống không “điều độ”, “ngủ ngày cày đêm”, ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn nhanh… đã thúc đẩy quá trình “lão hóa” da nhanh hơn tất thảy. Khi cơ chế thải độc của gan bị làm việc quá tải thì những nốt mụn “xấu xí” kia xuất hiện là điều dễ hiểu.

2.5. Áp lực công việc, căng thẳng trong cuộc sống

Đôi khi, tình trạng mặt nổi mụn như rôm không phải do bạn lười vận động, ăn nhiều đồ cay nóng, lạm dụng mỹ phẩm. Mà đó là bởi cường độ công việc quá cao, những dự án chất chồng, những kế hoạch cần phải hoàn thiện khiến bạn không có quá nhiều thời gian chăm sóc bản thân.

Áp lực công việc càng cao, hệ bài tiết của bạn càng phải ra sức làm việc và đôi khi những nốt mụn li ti đáng ghét khiến bạn cảm thấy không thoải mái hoặc mất tự tin trong giao tiếp.

Sau khi tìm hiểu về những nguyên nhân khiến cho mặt nổi mụn như rôm hi vọng các bạn gái sẽ biết cách phòng tránh và có một chế độ chăm sóc da cẩn thận hơn. Chúc các bạn luôn xinh tươi và có làn da thật hồng hào, khỏe mạnh!