Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Mẹ phải làm gì khi da bé bị khô và sần đỏ?

Da bé bị khô và sần là một trong những bệnh ngoài da mà rất nhiều bé bị mắc phải, nhất là các bé sơ sinh. Điều này khiến các mẹ luôn lo lắng vì bé rất khó chịu phải không nào? Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng bởi việc trị da bé khô sần đỏ không khó chút nào các mẹ ạ.

Hầu hết các bé từ sơ sinh cho đến khi lớn đều có ít nhất 1 lần da bé bị khô và sần đúng không các mẹ? Các mẹ có thắc mắc vì sao không? Đơn giản là vì da các bé mỏng hơn da người lớn chúng ta, lại rất nhạy cảm. Vì thế các bé dễ bị mẩn ngứa, dị ứng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này ở bé có thể do thời tiết, bụi, thậm chí do sữa hoặc do viêm da.

Khi các mẹ nhìn thấy da con có biểu hiện khô, sần hay đỏ, đầu tiên các mẹ cần quan sát kỹ hơn đặc điểm da bé thì mới có thể có phương pháp điều trị đúng đắn và kịp thời.

1. Nếu da sần đỏ, có mụn nhỏ như hạt kê

Nếu mẹ quan sát thấy trên da bé bị sần lên, có nhiều mụn nhỏ li ti như hạt kê thì đích thị là bé của mình đã bị kê rồi. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng. Đây là tình trạng khá phổ biến ở các bé khoảng 3 tuần tuổi.

Mẹ phải làm gì khi da bé bị khô sần đỏ?
Mẹ phải làm gì khi da bé bị khô sần đỏ?

Kê chủ yếu xuất hiện ở mặt mà tập trung nhất ở má, trán và hai bên thái dương. Mẹ đừng lo lắng nhé bởi nhìn kê đỏ vậy nhưng vốn không gây đau hay khó chịu cho bé của mình đâu. Do đó mẹ cũng không cần vội sử dụng thuốc nhé.

Cách xử lý vấn đề này rất đơn giản. Các mẹ chỉ cần chú ý giữ cho da bé được khô ráo và thoáng mát. Ngoài ra khi tắm rửa, hạn chế chà xát mạnh làn da của bé để tránh gây kích ứng da của bé. Sau một thời gian ngắn, tình trạng này sẽ tự mất đi thôi. Tuy nhiên, nếu da bé bị kê kéo dài thì tốt nhất bạn hãy đưa bé đến gặp bác sỹ nhé!

2. Da bé bị chàm

Chàm cũng là một loại bệnh khá phổ biến của các bé. Dấu hiệu của chàm là da bé bị khô và sần. Nhưng chủ yếu xuất hiện ở hai má và một số cơ quan khác trên cơ thể.

Hình ảnh da bé bị chàm ở má
Hình ảnh da bé bị chàm ở má

Các bé thường bị chàm khi ngoài 1 tháng đến 5 tháng tuổi. Bị chàm, bé rất khó chịu, hay quấy khóc. Nguyên nhân của chàm có thể do dị ứng sữa, da bị khô. Thậm chí ở một số bé không thể tìm được nguyên nhân.

Chàm sữa có thể tự khỏi nhưng nếu mẹ thấy thời gian để con khỏi quá lâu hoặc bé quấy khóc, khó chịu thì có thể hỏi ý kiến bác sỹ loại kem bôi trị chàm cho con nhé!

3. Da bé bị sần đỏ ở gáy, lưng, rốn, mông

Nếu mẹ kiểm tra phát hiện da bé bị sần đỏ ở những khu vực như trên thì có thể nghĩ ngay đến lý do mẹ quấn tã bé quá chặt hoặc vệ sinh chưa sạch sẽ cho bé đấy. Da bé bị khô và sần đỏ hoặc sần đỏ nhưng ướt cũng đều khiến bé rất ngứa và khó chịu.

Các mẹ cần chú ý tắm rửa sạch cho bé, vệ sinh sạch sẽ phòng ở, chăn đệm, tã, quần áo của bé. Giữ cho da bé luôn được khô thoáng, chọn loại quần áo thoải mái. Đồng thời hãy tạm ngưng sử dụng sữa tắm đang dùng cho bé để kiểm tra xem liệu đây có phải là nguyên nhân hay không. Bé sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này thôi nên mẹ đừng quá lo lắng nhé!

4. Da bé bị khô sần đỏ ở miệng

Nếu các nốt sần xuất hiện ở miệng của bé, đỏ và khô ráp, rất có thể mẹ đã không chú ý lau sạch miệng trẻ sau khi bú xong khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển rồi. Cách xử lý rất đơn giản, lau sạch miệng bé trước và sau khi bú. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để lau cho bé nhé.

Trên đây là một số dạng bệnh của da bé bị khô và sần đỏ. Các mẹ nhớ chú ý quan sát con yêu hàng ngày để nhanh chóng phát hiện, tìm ra nguyên nhân bệnh. Từ đó sẽ có cách xử lý đúng đắn và kịp thời để bé yêu thoải mái, phát triển toàn diện nhé.

Lần đầu làm mẹ, chị em hãy nằm lòng những mẹo chăm sóc con CHUẨN này nhé!

Vậy là mẹ đã hoàn thành 9 tháng thai kỳ và đã vượt qua lần chuyển dạ đau đớn, lạ lẫm nhưng cũng đầy sung sướng. Có con là một điều tuyệt vời với tất cả các bà mẹ. Nhưng dù trong lòng tràn đầy kỳ vọng về những tháng ngày chăm sóc con sắp tới, có một thực tế là lúc này đây, mẹ không biết phải làm gì, phải xoay xở thế nào.

Đừng ngại nhờ người thân giúp

Những ngày đầu tiên từ bệnh viện về là những ngày tháng hoang mang tột độ và cũng mệt mỏi tột độ. Ngay từ khi còn ở bệnh viện, mẹ hãy “tranh thủ” hỏi các bác sĩ, y tá và các chuyên gia tư vấn sữa mẹ, mẹ sẽ được sự tư vấn tận tình từ họ về cách bế con, các tư thế cho bú, cách ợ hơi cho bé và những việc chăm sóc bé hàng ngày.

Những ngày đầu từ viện về, nếu không có ông bà nội ngoại giúp đỡ, mẹ nên thuê y tá tới để giúp chăm sóc bé và mẹ trong vài ngày đầu, ví dụ, để tắm bé khi bé chưa rụng rốn, để giúp mẹ vệ sinh, chăm sóc vết mổ (nếu có),…

Nếu ở chung với ông bà nội ngoại, rất có thể mẹ sẽ không đồng ý với một số cách chăm sóc bé “kiểu cũ”, nhưng hãy kiên nhẫn lắng nghe và cư xử thật phù hợp. Đừng làm mất lòng ông bà nhé.

Cách bế bé

Nếu là lần đầu làm mẹ, chắc mẹ sẽ thấy rất lo lắng khi phải bế bé, vì bé thật là… mong manh, lúc nào mẹ cũng sợ làm tổn thương bé. Vậy thì dưới đây là một vài gợi ý để việc bế ẵm bé không còn đáng sợ nữa.

– Hãy nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi bế bé. Hệ miễn dịch ở các bé còn rất non nớt, do đó bé rất dễ bị nhiễm khuẩn. Cha mẹ hay bất kỳ ai cũng phải rửa tay sạch sẽ trước khi bế và chơi với bé.

– Nâng đỡ phần đầu và cổ của bé thật cẩn thận, Hãy đặt tay dưới đầu của bé cả lúc bế bé lên cũng như đặt bé xuống.

– Không được rung lắc trẻ dù là khi chơi đùa hay là ru bé ngủ.

Việc rung lắc bé có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho bé, được biết tới với tên Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh. Ngay cả khi muốn đánh thức bé dậy, đừng có lắc bé mà hãy dùng ngón tay gãi nhẹ vào bàn chân hay cằm của bé.

 

– Mỗi khi cho bé ngồi vào ghế, xe đẩy hay địu, hãy nhớ cài dây an toàn thật kỹ lưỡng. Hạn chế những rung động mạnh đối với bé.

– Đừng đùa giỡn với bé nhiều bởi bé chưa sẵn sàng chơi đùa cả về thể chất lẫn tinh thần.

Vấn đề thay tã

Có lẽ từ trước khi sinh bé, mẹ đã có quyết định chọn dùng tã vải hay tã giấy rồi nhưng dù dùng loại nào thì cũng cần thay tã cho bé sơ sinh khoảng 10 lần mỗi ngày. Trước khi mặc tã cho bé, hãy chuẩn bị đủ hết “đồ nghề” và đặt trong tầm tay của mẹ để khi thay tã, mẹ không cần phải chạy đi chạy lại lấy đồ. Mẹ cần có:

– Miếng dán sơ sinh

– Quần mặc ngoài để đặt miếng dán vào, hoặc có thể dùng khăn chéo như thời các ông bà

– Một ít nước sạch, ấm để lau cho bé

– Khăn mềm để thấm nước và lau cho bé

Mỗi khi bé đi ị hoặc khi miếng dán đã ướt, mẹ hãy đặt bé nằm xuống nệm và thay miếng dán cho bé. Hãy dùng khăn mềm, thấm nước và nhẹ nhàng lau sạch phần mông cũng như bộ phận sinh dục của bé. Để tránh bé bị hăm tã, hãy để mông của bé khô tự nhiên rồi mới mặc tã mới cho bé. Và trước khi thay tã cho bé, mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ.

Hăm tã là hiện tượng khá phổ biến và thường sẽ hết sau vài ngày nếu bé được chăm sóc và giữ vệ sinh chu đáo. Hăm tã chỉ là hiện tượng làn da của bé nhạy cảm và bị mẫn ngứa do nước tiểu hoặc phân đọng lại. Để tránh bé bị hăm tã, mẹ cần nhớ:

– Thay tã cho bé thường xuyên, nhất là nguy sau khi bé ị

– Sau khi lau sạch vùng da dính nước tiểu, nên để da bé khô và tự rồi mới mặc tã, tốt nhất là để bé được thoáng mát bất cứ lúc nào có thể.

– Nên giặt tã và quần áo bé bằng nước giặt dành riêng cho trẻ, chọn loại không mùi thơm

– Nếu bé bị hăm tã quá 3 ngày hoặc bị hăm nghiêm trọng hơn, hãy cho bé đi khám để tránh bị bội nhiễm.

Để bảo vệ làn da bé khỏi tình trạng hăm tã, mẹ có thể tham khảo ngay tại đây.

Tắm bé

Mẹ chỉ nên lau người cho bé cho đến khi dây rốn của bé rụng hẳn (khoảng 7-20 ngày). Sau khi dây rốn rụng và rốn bé đã khô, mẹ có thể tắm nước cho bé. Chỉ cần tắm cho bé 2-3 lần mỗi tuần là đủ, không cần phải tắm hàng ngày. Hãy chuẩn bị những món đồ sau trước mỗi giờ tắm:

– Thau tắm đã có nước ấm – chứ không dùng nước nóng.

– Khăn mềm để tắm cho bé

– Khăn to để lau và trùm bé sau khi tắm

– Tã sạch và quần áo sạch

Mẹ chú ý: không cần dùng sữa tắm hay xà bông tắm cho bé, chỉ cần tắm nước ấm là được. Phải tắm bé trong phòng ấm, không bị gió lùa. Cách tắm bé như sau:

– Cởi đồ cho bé rồi đặt bé vào thau tắm. Chú ý: mức nước không quá cao.

– Dùng một tay đỡ đầu bé và tay kia từ từ đưa chân bé vào thay tắm.

– Từ từ hạ thân bé xuống thau tắm.

– Dùng khăn mềm để lau mặt, tóc và cổ bé trước rồi đến thân bế. Luôn luôn dội nước nhẹ nhàng lên người bé, không để cơ thể bé bị lạnh do không khí.

– Sau khi tắm bé, quấn bé trong chiếc khăn tắm to ngay, tránh để bé bị lạnh.

– Khi tắm cho bé, không bao giờ được để bé một mình trong thau tắm. Nếu cần ra ngoài có việc gấp, hãy quấn bé trong khăn tắm và ôm theo.

trẻ bị côn trùng đốt

Bé bị muỗi đốt sưng đỏ, mẹ phải làm gì để làm dịu da nhanh chóng?

Bé bị muối đốt ngoài việc mẩn đỏ khó chịu còn có thể là nguyên nhân dẫn đến các dịch bệnh nguy hiểm: sốt rét, sốt xuất huyết… Mẹ nên lưu ý các cánh phòng và chữa trị muối đốt cho con.

Xem thêm:

Xem thêm:

muỗi đốt conCách phòng tránh muỗi đốt

Phòng tránh muỗi đốt cho bé qua việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt hắng ngày.

Cụ thể:

  1. Nên chọn quần áo có màu sắc tươi sáng để mặc cho bé trong mùa mưa. Khi ở ngoài trời, hãy cho bé mặc quần áo dài tay, nhất là vào thời gian chiều.
  2. Luôn cho bé vui chơi trong khu vực thoáng mát, thơm tho, tránh các ao tù, nước đọng.
  3. Luôn giữ cho bé sạch sẽ vì khi bé ra nhiều mồ hôi sẽ dễ bị muỗi tấn công. Tuy nhiên, muỗi cũng dễ bị kích thích bởi những mùi thơm, nên các bạn cũng tránh không nên sử dụng các loại phấn thơm, xà bông thơm cho bé.
  4. Dù có tự tin về căn phòng nhà bạn đến đâu cũng hãy cho bé ngủ màn để tránh bị muối đốt nhé!

Sử dụng các sản phẩm chống muỗi đốt cho bé.

Cụ thể mẹ có thể lấy một vài lá bạc hà, tía tô, lá cà chua,… vò nát lấy nước rồi bôi lên da cho bé, hiệu quả giúp bé tránh bị muỗi hoặc côn trùng… do chúng sợ mùi những thảo dược này mà không dám lại gần bé.

Tuy nhiên vì là thảo dược nên các sản phẩm đều chỉ có tác động tương đối lại gây khó chịu cho bé bởi các tinh chất thường gây dính và nhờn rít.

  • Các sản phẩm kem bôi chống muối đốt.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm kem bôi trị muối đốt. Kem Embe biết rằng nhiều bố mẹ vẫn có thái độ e ngại khi cho con sử dụng các sản phẩm này vì lo lắng làn da non nớt của con sẽ bị kích ứng. Tuy nhiên nếu mẹ lựa chọn một loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các chất gây dị ứng cho da con thì đây là phương pháp chống muỗi đốt hiệu quả nhất mà bố mẹ nên dùng đấy!

3 cách chữa trị vết muỗi đốt cho bé

  • Để tự khỏi?

Với người lớn khi bị muỗi đốt, da sẽ bị ửng đỏ kích thước khoảng 1-3mm, sau đó đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau một vài ngày. Nhưng với trẻ em, làn da bé rất mỏng nên dễ bị tổn thương sâu, cấu trúc da bị phá hủy không thể tự hồi phục về trạng thái ban đầu nên cách này không được khuyến khích lắm, chỉ dùng tỏng trường hợp vết muỗi đốt rất nhẹ và không hề bị xây xước gì!

  • Dùng phương pháp dân gian trị muỗi đốt

Để giảm khó chịu cho bé, các mẹ có thể dùng mật ong, chanh hay giấm pha loãng để xử lý vết muỗi đốt cho bé. Tuyệt đối không dùng nước trị vết muỗi đốt cho bé vì trong nước bọt chứa rất nhiều vi khuẩn nêu tiếp xúc với vết thương hở trên ngườii con có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Tuy nhiên phương pháp dân gian này lại dễ gây nhiễm trùng cho trẻ vì làn da bé rất mỏng manh và nhạy cảm. Mặt khác, phương pháp này không an toàn vì khi bôi bé có thể quơ quệt lên mắt, miệng (như kem đánh răng, mật ong…).

  • Dùng thuốc bôi điều trị vết muỗi đốt cho bé

Như đã phân tích ở phần phòng vết muỗi đốt, bố mẹ đừng nên lo ngại rằng các loại kem bôi không an toàn cho làn da con, chỉ cần kỹ càng trong khâu lựa chọn sản  phẩm là được bố mẹ nhé!

Mách mẹ nguyên nhân và cách trị rôm sảy ở trẻ vào mùa hè

Bệnh rôm sảy ở trẻ chủ yếu xảy ra vào mùa khô nóng do làn da của trẻ còn nhạy cảm và mỏng manh. Các tuyến mồ hôi của chưa hoàn thiện nên bệnh rất dễ mắc đi mắc lại.

Đây tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng nó khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, kém ăn, mất ngủ các mẹ ạ. Để cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ có rất nhiều cách như dưới đây, các mẹ hãy tham khảo nhé!

Nguyên nhân rôm sảy ở trẻ

trị rôm sảy cho bé

Do các tuyến mồ hôi ở bé chưa hoàn thiện như người lớn nên dễ bị tắc nghẽn. Gặp mùa nóng hoặc bị mặc quần áo quá nóng, bí, mồ hôi không thoát được gặp vi khuẩn bên ngoài tạo thành những nốt mụn gây ngứa ngáy dẫn đến rôm sảy.

Khu vực hay mọc rôm sảy nhất là vùng ngực, cổ, da đầu, lưng. Cũng có trường hợp ở bẹn, háng, nách.

Đa phần rôm sảy ở trẻ chỉ xảy ra khi trời nóng và sẽ tự lặn khi thời tiết mát mẻ, Nhưng cũng có trường hợp, do trẻ ngứa, gãi làm da xây xước vi khuẩn xâm nhập vào dẫn đến viêm da gây nên những mụn mủ.

Cách phòng rôm sảy ở trẻ

Điều đầu tiên mẹ cần nhớ để phòng rôm sảy ở trẻ là cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo mềm mại và thoáng mát. Cắt móng tay cho trẻ để tránh bé gãi làm xước da. Không cho trẻ chơi dưới trời nắng trong khoảng từ 10h sáng tới 4h chiều. Bởi lúc này ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia cực tím gây hại cho làn da bé.

Vào mùa hè, cần bổ sung đủ nước cho con để tăng cường trao đổi chất. Ăn nhiều rau xanh và các loại quả có tính thanh nhiệt như thanh long, cam, ổi…ăn hạn chế các loại quả nóng như nhãn, mít, vải.

Cách trị rôm sảy ở trẻ

kem chống hăm da được bố mẹ tin dùng

Khi trẻ đã mặc rôm sảy, mẹ có thể cho bé ăn thêm các thực phẩm mát như chè đậu đen, đậu xanh (lưu ý cho ít đường), bột sắn dây nấu chín hoặc uống các loại nước rau mát theo đông y như:

  • Rau má: rửa sạch, giã nát và bỏ bã, thêm chút đường, bột sắn dây, uống trong 2-3 ngày.
  • Rau sam: rửa sạch, giã nát, đun sôi uống.
  • Các mẹ cũng có thể lấy 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Rửa sạch, sắc kĩ lấy nước uống một bát (chia làm 2-3 lần trong ngày). Uống trong vòng 3-5 ngày sẽ thấy cải thiện.

Các mẹ nên kết hợp trong ngoài bằng cách tắm cho trẻ bằng những loại thuốc dân gian như mướp đắng, một số loại lá mát. Lưu ý các loại lá phải rõ nguồn gốc để loại trừ có thuốc bảo vệ thực vật. Lá cần phải làm sạch, tránh da bé bị nhiễm khuẩn và mẹ nên thử trước một chút cho bé để xem bé có bị dị ứng không nhé.

  • Mướp đắng (2-3 quả) rửa sạch, giã nát, cho vào túi vải đun lên, lấy nước tắm cho bé.
  • Lá trà xanh rửa sạch, vò nát, đun lên cho chút muối để tắm.
  • Lá kinh giới, đậu ván rửa sạch, vò vào nước tắm và bỏ bã, đun sôi để ấm rồi cho bé tắm
  • Lá sài đất thì mẹ cần lưu ý bởi nó hay gây dị ứng. Lá sài đất cần được làm sạch, ngâm muối loại bỏ lông tơ sau đó giã nát, đun sôi và tắm cho bé.
  • Quả chanh vắt vào nước và cho thêm chút muối cũng giúp sát khuẩn nhẹ nhàng và giảm ngứa cho bé. Đây là cách rất thích hợp với các mẹ bận rộn.

Các mẹ lưu ý hạn chế dùng phấn rôm cho trẻ bởi chúng có thể gây kích ứng tới hệ hô hấp và phản tác dụng nếu dùng lượng quá nhiều. Khi dùng phấn rôm tránh bật quạt để bé hít phải gây ho thậm chí là phù phổi.

Với những cách đơn giản kể trên, các mẹ có thể yên tâm với bệnh rôm sảy ở trẻ vào mùa hè. Dù vậy, nếu đã thử rất nhiều cách mà tình trạng rôm sảy không cải thiện thì các mẹ đừng ngần ngại đưa con đi khám để tránh bị viêm da nhé!