Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

kinh nghiệm trị rốm sảy cho con

Nguyên nhân và cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh bị nẻ

Thời tiết thất thường, đặc biệt là thời tiết hanh khô vào mùa đông nước ta khiến làn da trẻ sơ sinh bị nẻ, khô sần thật khó chịu. Vậy nguyên nhân và cách chăm sóc bé như thế nào mới có thể nhanh chóng “chia tay” hiện tượng trẻ sơ sinh bị nẻ nhỉ?

trẻ sơ sinh bị nẻ mẹ phải làm sao

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nẻ

Thực tế, có bốn nhóm nguyên nhân dẫn đến việc da trẻ khô sần, trẻ sơ sinh bị nẻ như sau:

  1. Do trẻ thiếu nước
  2. Do thời tiết thất thường, bất lợi, quá lạnh hay hanh khô đều khiến cả người lớn lẫn trẻ con bị khô, nứt môi.
  3. Do cấu trúc làn da của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, chưa có cơ chế tự hồi phục khi bị mất nước nên trẻ sơ sinh bị nẻ thường không tự hồi phục được mà cần có sự chăm sóc da cẩn thận của mẹ.
  4. Do chế độ chăm sóc bé hằng ngày: Lượng nước cho con uống, quần áo con mặc hay nhiệt độ nước tắm… chưa hợp lý mà mẹ vô tình không để ý.

Cá biệt, việc trẻ sơ sinh bị nẻ, đăc biệt là vùng môi  còn có thể là dấu hiệu báo cho mẹ rằng con đang thiếu vitamin B, mẹ nên chú ý đảm bảo cân bằng dinh dưỡng để con có thể phát triển toàn diện nhất.

Làm thế nào phòng tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị nẻ hiệu quả nhất?

  1. Cho trẻ uống đủ nước để tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị nẻ.

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nẻ, da bị khô sần đôi khi chỉ đơn giản vì chế độ ăn uống của con thiếu nước. Mẹ có thể khắc phục và phòng tránh bằng một số biện pháp:

+ Thường xuyên cho bé uống đủ nước. Tuy nhiên, khi cho trẻ sơ sinh bị nẻ môi, mẹ nhớ cho uống cẩn thận đừng để nước dính vào môi vì sự bay hơi của nước trên môi sẽ làm môi bị rát hơn.

+ Nên sử dụng máy tạo hơi ẩm trong phòng ngủ của con trong những ngày thời tiết quá hanh khô nữa mẹ nhé!

  1. Hãy cho bé ăn đủ chất cần thiết (đối với những trẻ lớn).

+ Với những bé lớn hơn các mẹ nên bổ sung vitamin B cho cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu vitamin B như: rau xanh lá, sữa, gan, trứng, cá, đậu nành, bắp cải, đậu phộng…

+ Trong trường hợp bé sơ sinh bị nẻ, mẹ hãy bổ sung vitamin B qua sữa mẹ.

  1. Chú ý giữ ẩm cho bé.

Nhiều ông bố, bà mẹ bỏ qua bước giữ ẩm cho con vì cho rằng các sản phẩm kem giữ ẩm vốn không đáng tin, Vì làn da con nhạy cảm nên tốt nhất đừng sử dụng bất kỳ loại sản phẩm dưỡng da nào để phòng tránh hiện tượng dị ứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây thục sự là một quan điểm vô cùng thiển cận. Chỉ khi bố mẹ sử dụng các loại kem bôi bừa bãi, không có sứ nghiên cứu thành phần, trực tiếp sử dụng các sản phẩm dành cho người lớn cho con luôn thì mới có khả năng xảy ra những tình huống dị ứng làm tổn thương nghiêm trọng đến làn da non nớt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vậy:

bé bị khô da

3 lưu ý mẹ nên nằm lòng nếu muốn chữa trị cho trẻ bị hăm da

Trẻ bị hăm da có thể chữa trị nhanh nhất bằng phương pháp gì, trong quá trình chăm sóc trẻ cần lưu ý những điều gì để có thể chữa trị nhanh nhất, tránh các biến nguy hiểm?

trẻ bị hămPhòng ngừa và chữa trị cho trẻ bị hăm bằng các bài thuốc tự nhiên

Sử dụng lá khế cho trẻ bị hăm

Cụ thể các bước trị hăm cho bé theo cách này như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Mẹ hãy chuẩn bị 1 nắm lớn lá khế (có thể mua tại các cửa hàng bán lá thuốc)
  • Một ít nước sôi để nguội sạch

Bước 2: Tiến hành trị hăm cho bé bằng lá khế

  • Đầu tiên mẹ rửa sạch lá khế cho hết đất cát rồi đem đi vẩy thật khô ráo
  • Sau đó cho lá khế vào cối, dùng chầy giã nát, cho thêm một chút muối hạt sạch vào giã tiếp
  • Cho khoảng 150-200ml nước sôi để nguội đã chuẩn bị để trộn đều với phần lá khế vừa giã ta được dung dịch màu xanh thẫm.
  • Mẹ dùng khăn xô sạch chấm vào dung dịch rồi thấm vào chỗ con bị hăm đỏ da.
  • Đợi dung dịch khô rồi mặc quần áo cho con mà không lau lại với nước sạch.
  • Tắm/rửa vùng da tổn thương cho trẻ bị hăm cổ bằng các loại nước lá tự nhiên

Các loại lá thường được dùng: nước lá trà xanh, mướp đắng, lá trầu không, lá khế… Cách sử dụng rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch các loại lá, đun lên lấy nước rồi rửa/tắm cho trẻ bị hăm cổ đều đặn mỗi ngày là được.

*Lưu ý: Hiện nay, việc gia tăng hàm lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong các loại lá có thể gây nguy hiểm cho làn da bé nếu mẹ không cẩn thận. Đã có nhiều bài báo cảnh báo trẻ bị viêm da hay thậm chí nhiễm trùng máu vì bị kích ứng khi tắm nước lá. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này các mẹ cần chắc chắn về nguồn gốc cũng như chất lượng của các loại nguyên liệu từ thiên nhiên.

Sử dụng kem bôi để chữa trị cho trẻ bị hăm

Ưu điểm của phương pháp này là cho hiệu quả nhanh hơn các bài thuốc từ thiên nhiên, lại vô cùng tiện dụng, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên nếu không lựa chọn cẩn thận sản phẩm kem bôi này không những không trị khỏi cho trẻ bị hăm mà còn khiến làn da nhạy cảm của bé bị tổn thương trầm trọng.

Vì vậy bố mẹ hãy đảm bảo tuân thủ đúng một số nguyên tắc sau đây để lựa chọn cho con sản phẩm an toàn và hiệu quả nhất!

  • Mẹ hãy nhớ đặc biệt chú ý thành phần và xuất xứ của thuốc. Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên, đã được chứng nhận và kiểm nghiệm lâm sàng như KemEmbe.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại kem bôi của người lớn bôi bừa bãi cho trẻ bị hăm cổ vì làn da của các bé rất nhạy cảm, dùng bừa bãi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
  • Không lạm dụng phấn rôm, không bôi phấn rôm vào phần da bị hăm của trẻ.

Trẻ bị hăm có cần đưa đi viện?

Mặc dù tình trạng hăm da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung, hăm da có thể tự hết sau 7-10 ngày nếu được các mẹ chăm sóc cẩn thận, đúng cách. Thế nhưng nếu như làn da trẻ bị hăm mãi không đỡ mà lại xuất hiện các dấu hiệu: sốt, phồng rộp hoặc mưng mủ vùng da, chảy máu, các mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt!

kem chống hăm

Trẻ bị hăm vì sao và cách phòng tránh hiệu quả nhất

Hăm da thường xảy ra ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh khiến cho trẻ bị hăm liên tục quấy khóc vì khó chịu. Mẹ hãy lắng nghe chia sẻ về nguyên nhân khiến con bị hăm và cách phòng tránh hiệu quả nhất nhé!

Vì sao trẻ bị hăm da?

Có 3 nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng hăm da ở bé:

  • Do làn da trẻ nhỏ nhạy cảm hơn người lớn, cấu trúc da lại chưa hoàn thiện nên khả năng hồi phục khi bị tổn thương cũng kém hơn.
  • Do trẻ sơ sinh phải mặc tã trong một thời gian dài dễ gây hầm bí dẫn đến hiện tượng trẻ bị hăm. Ngoài ra, loại bỉm mẹ dùng không phù hợp, gây kích ứng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến.
  • Do chế độ chăm sóc bé không hợp lý: Trẻ bị hăm da còn có thể do mẹ mặc đồ quá chật, đồ làm bằng chất liệu quá cứng, không lưu ý lau rửa người thường xuyên cho bé.

Các kiểu hăm da thường gặp là hăm tã và hăm cổ. Hăm tã vốn là do bé phải tiếp xúc quá nhiều với bề mặt tã hầm bí. Còn hăm cổ hay xảy ra với các bé mũm mĩm, có nhiều ngấn ở cổ, lại hiểu động nên lúc chơi thường ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi này lưu lại các ngấn ở cổ khiến trẻ bị hăm da ở cổ. Mẹ nên lưu ý vệ sinh thật tốt cho con để tình trạng da con sớm được cải thiện.

Cách phòng tránh trẻ bị hăm da hiệu quả

Mẹ cần thay đổi thói quen chăm sóc khoa học nhất để tránh hiện tượng trẻ bị hăm da. Cụ thể như sau:

  • Để phòng tránh tình trạng trẻ bị hăm, mẹ hãy lưu ý giữ cho da bé sạch và khô. Nên thường xuyên lâu người cho con bằng nước ấm, nhất là với những bé hiếu động, ra nhiều mồ hôi để đảm bảo da con luôn thông thoáng.
  • Trong trường hợp trẻ bị hăm từ trước, các mẹ hãy ngưng cho con dùng tã cho con trừ lúc bé ngủ. Có thể sẽ khá bất tiện thế nhưng đây là cách giúp tình trạng hăm của con được cải thiện nhanh nhất đấy!
  • Ngoài ra, mẹ cũng hãy nhớ thay bỉm cho con đúng cách. Khảo sát đã chỉ ra rằng có đến 70% các bà mẹ chưa dành sự quan tâm thích đáng đến vấn đề này. Nhiều mẹ thậm chí không biết mình đang đóng bỉm sai cách cho con. Để trị hăm cho bé hiệu quả, mình xin nhắc lại, hãy chú ý:

– Chắc chắn về loại bỉm đang dùng cho con: cân nhắc liệu con có bị bí không? Có nhiều nylon quá không? Có gây kích ứng cho da con không?

– Thay bỉm ngay cho con sau 2-4h dù bỉm đã đầy hay chưa. Tránh thói quen chỉ thay bỉm cho con khi thấy bỉm đã đầy và nặng.

  • Sử dụng các loại kem cho trẻ bị hăm da.

Một trong những sai lầm lớn nhất của các ông bố bà mẹ là: chưa thực sự tìm hiểu kỹ mà đã bài xích việc sử dụng các loại kem chống hăm cho trẻ vì quan niệm đó là hóa chất. Thế nhưng mẹ ơi nhược điểm này sẽ hoàn toàn được khắc phúc nếu lựa chọn loại kem bôi có thành phần 100% từ thiên nhiên, lành tính và an toàn cho bé. Và bằng cách sử dụng các loại kem bôi đúng cách, mẹ có thể loại bỏ 100% rủi ro bé bị hăm da đấy!

dị ứng côn trùng đốt

Mách mẹ nguyên nhân khiến trẻ bị côn trùng đốt và cách phòng ngừa

Trẻ bị côn trùng đốt nguyên nhân chủ yếu do đâu và cách phòng ngừa hiệu quả nhất mẹ có thực sự đã biết? Cùng lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia của Kem EmBé ngay nhé!

Xem thêm:

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị côn trùng đốt

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường xuyên bị các loại côn trùng tấn công gây mẩn ngứa, khó chịu.

  1. Do đặc điểm khí hậu nước ta nóng ẩm, mưa nhiều rất phù hợp cho các loài côn trùng sinh sôi nảy nở.
  2. Do trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thường mải chơi nên, không để ý xung quanh. Do đó mà thường xuyên trở thành đối tượng tấn công của các loài côn trùng, nạn nhân của các vết thâm sưng chi chít do côn trùng đốt!
  3. Do chế độ chăm sóc của mẹ không hợp lý: Cho trẻ chơi ở khu vực vệ sinh không đảm bảo, nhiều ao tù, nước đọng. Cho trẻ mặc quần áo tối màu. Cho trẻ mặc quần áo cộc nơi có nhiều côn trùng….
trẻ bị côn trùng đốt
Nguyên nhân trẻ bị côn trùng đốt

2. Hậu quả khi trẻ bị côn trùng đốt

  • Với người lớn khi bị muỗi và các côn trùng đốt, da sẽ bị ửng đỏ kích thước khoảng 1-3mm, sau đó đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau một vài ngày. Nhưng với trẻ em, làn da bé rất mỏng nên dễ bị tổn thương sâu, cấu trúc da bị phá hủy không thể tự hồi phục về trạng thái ban đầu nhanh như thế mà sẽ để lại dấu vết rất lâu sau mới hồi phục được.
  • Chưa kể nếu trẻ bị côn trùng đốt nặng, loài côn trùng có độc hoặc mang mầm bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết) thì hậu quả vô cùng khôn lường.

3. Các cách phòng tránh trẻ bị côn trùng đốt 

Xuất phát từ việc hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị côn trùng đốt, các mẹ có thể xem xét các cách phòng chống côn trùng đốt hiệu quả sau:

3.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt của bé

Cụ thể:

1) Hạn chế mở cửa nhà lúc sáng sớm hay chạng vạng tối vì đó là thời điểm các loại côn trùng hoạt động, dễ bay vào nhà nhất.

2) Cho trẻ mặc quần áo sáng màu, trành quần áo tối màu khó quan sát. Thường xuyên giữ vệ sinh thật sạch sẽ cho con.

3) Không nên để thức ăn trong phòng của bé hoặc gần khu vực bé vui chơi sẽ thu hút các loại côn trùng.

3.2. Sử dụng các bài thuốc phòng trẻ bị côn trùng đốt từ thiên nhiên

Muỗi và các loài côn trùng có đặc tính rất sợ các mùi thơm từ các loại cây cỏ, quả thiên nhiên nên mẹ có thể sử dụng các loại tinh dầu nhằm xua đuổi côn trùng khỏi “địa bàn” vui chơi của trẻ. Không những thế cách này còn giúp không gian vui đủa của bé dễ chịu hơn vì có mùi hương thoang thoảng đấy!

3.3. Sử dụng các loại kem bôi phòng chống trẻ bị côn trùng đốt

Mặc dù nhiều bô mẹ rất e ngại khi sử dụng phương pháp này, lo lắng loại kem bôi có thể không an toàn cho làn da con nhưng cách này thực sự rất hữu hiệu, chỉ cần bố mẹ kỹ lưỡng trong khâu lựa chọn: loại lành tính và có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa bất kỳ thành phần nào gây kích ứng cho làn da non nớt của các em bé sơ sinh là được!