Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Bí kíp bỏ túi cho mẹ cách trị rôm sảy ở trẻ hiệu quả

Cứ mùa khô nóng đến, nhìn làn da của bé bị nổi mẩn, ngứa ngáy là các mẹ bỉm sữa không khỏi xót xa. Rôm sảy ở trẻ do trời nắng nóng đa phần sẽ tự lặn khi thời tiết mát mẻ.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp, mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều dẫn đến da bị tổn thương, nhiễm khuẩn thành những mụn mủ và nhọt nữa đấy. Vậy khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên làm gì để không dẫn tới tình trạng trên? Có những bí kíp đơn giản mà hiệu quả sau đây, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé.

Nên tắm rửa cho bé bằng các loại thuốc dân gian như

Bí kíp bỏ túi cho mẹ cách trị rôm sảy ở trẻ
Bí kíp bỏ túi cho mẹ cách trị rôm sảy ở trẻ
  • Mướp đắng (khổ qua): mẹ nên chọn loại mướp ta (quả nhỏ, sần sùi); rửa sạch, giã nát và cho bã vào miếng vải buộc chặt. Sau đó nấu lấy nước tắm cho bé. Mỗi lần tầm 2-3 quả và tắm trong một tuần. Với tính mát và sát khuẩn nhẹ của mướp đắng, tình trạng rôm sảy ở trẻ sẽ được cải thiện.
  • Trà xanh rửa sạch, giã nát nấu với nước tắm cho bé cũng rất tốt
  • Hai, ba mớ kinh giới, ngâm qua nước muối rửa sạch và đun lấy nước tắm cho bé cũng rất hiệu quả các mẹ nhé.
  • Với những mẹ có ít thời gian thì có thể chuẩn bị sẵn ít quả chanh. Khi tắm cho bé, vắt chanh vào nước và cho chút muối. Lưu ý cho vừa phải tránh gây khô da của bé. Chanh và muối có tính sát khuẩn nhẹ sẽ làm giảm ngứa, tránh viêm da cho trẻ
  • Ngoài ra, mẹ có thể pha loãng thuốc tím với tỉ lệ 1/ 10.000 để làm nước tắm. (Lưu ý không bôi trực tiếp lên da bé)

Không nên tắm các loại lá để không rõ nguồn gốc để chữa rôm sảy ở trẻ bởi chúng có thể gây dị ứng hoặc chứa các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Nhiều mẹ hay có thói quen dùng phấn rôm cho trẻ bởi sự tiện lợi của nó. Song không nên lạm dụng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy vì chúng có thể gây kích ứng tới hệ hô hấp của trẻ. Khi dùng phấn rôm cũng nên chọn những thương hiệu uy tín. Lưu ý tránh khu vực có gió, bôi quá nhiều khiến con hít phải gây ho, phù phổi…

Một số bài thuốc dân gian trị rôm sảy ở trẻ

Dùng gừng tươi trị rôm sảy cho bé
Dùng gừng tươi trị rôm sảy cho bé

– Gừng tươi 70g rửa sạch (để cả vỏ) giã nát, bôi lên chỗ rôm sảy ngày 2-3 lần

– Lá dâu tằm 200g rửa sạch cho vào túi vải nấu với khoảng 5 lít nước.Để ấm tắm cho bé. Tắm xong có thể rắc bột đậu xanh lên chỗ rôm, sảy (đậu xanh để cả vỏ, tán nhỏ)

– Rau sam lấy một lượng đủ dùng, giã nát pha vào nước tắm cho trẻ

– Rễ cây hẹ cũng có tác dụng thanh nhiệt, mẹ lấy khoảng 60g sắc lên cho bé uống, cũng có tác dụng rất tốt

Quan trọng nhất trong trị rôm sảy cho trẻ là các mẹ phải cho các con uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả như cam, thanh long, kiwi…tránh các loại quả nóng như nhãn, vải, mít, xoài. Mẹ cũng có thể làm chè bột sắn, đậu xanh nhưng lưu ý là cho ít đường để giải nhiệt cho bé. Cơ thể được thanh nhiệt từ bên trong thì rôm sảy sẽ tự lặn.

Còn nếu tình trạng rôm sảy ở trẻ không được cải thiện, bé bị nổi mẩn nhiều thành mụn mủ thì mẹ nên đưa con tới bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa bởi lúa này sự can thiệp của y tế là cần thiết.

Để phòng tránh cho trẻ khỏi mắc rôm sảy

Vệ sinh tắm rửa sạch sẽ ít nhất một lần mỗi ngày vào mùa hè cho bé các mẹ nhé. Nên mặc đồ thoáng mát, mềm mại cho bé. Không cho bé tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời đặc biệt trong khoảng từ 10h sáng tới 14h. Bởi lúc này ánh nắng mặt trời có chưa tia UV gây hại cho làn da mỏng manh của bé.

Như vậy rôm sảy ở trẻ dễ mắc nhưng cũng dễ phòng và dễ trị phải không các mẹ? Với những bí kíp kể trên, các mẹ có thể yên tâm chăm sóc con trong những ngày hè nóng bức rồi! Chúc các mẹ thành công!

5 điều mẹ cần biết con bị hăm da ở háng

3 điều mẹ thông thái nên biết về bệnh hăm tã của con

Nghiên cứu thực nghiệm năm 2013 của giáo sư Krafchick – Trưởng khoa da liễu trẻ em trường Đại học Toronto (Canada) chỉ ra rằng  gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng hăm tã trong năm đầu đời.

Xem thêm:

bé bị hăm tã

1. Thực trạng căn bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thực tế tình trạng hăm tã còn tệ hơn nữa tại Việt Nam – nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đặc trưng. Cuộc khảo sát thực nghiệm trên Webtretho gần đây cho thấy 71,4% các mẹ cho biết con từng bị hăm tã và có trẻ bị tái lại nhiều lần. Tuy không phải là căn bệnh nan y, thế nhưng không thể nói hăm tã không phải là bệnh lý nghiêm trọng, bởi không chỉ ảnh hưởng đến riêng làn da bé, căn bệnh này còn có thể dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ lên sức khỏe cũng như tâm lý bé.

Cụ thể hiện tượng viêm da này thường làm con khó chịu, quấy khóc và hay giật mình khi ngủ. Nếu không được ngủ đủ giấc, hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, trẻ dễ sinh cáu gắt. Nếu kéo dài, sức khỏe của bé giảm sút, cân nặng và chiều cao chậm phát triển…

Ngoài ra, hăm tã làm bé đau rát nên cảm giác ngon miệng giảm đi, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, đặc biệt, một số bé còn sụt cân vì biếng ăn. Do đó, các mẹ cần theo dõi và có kiến thức đầy đủ để có thể phòng chống và chữa trị hăm tã hiệu quả.

2. Chủ động phòng chống hăm tã bao giờ cũng tốt hơn bị động đối phó

Có 4 nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ:

  • Do làn da bé vốn đã mỏng manh, cấu trúc da chưa hoàn chỉnh nên dễ dàng bị tổn thương và khó hồi phục hơn làn dao người lớn.
  • Các tác nhân kích ứng từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng nặng nề đến da con như sự cọ xát của tã giấy, xâm nhập của enzym có trong phân, nước tiểu hay môi trường ẩm ướt…
  • Cộng hưởng với đặc trưng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ở nước ta càng tạo điều kiện cho tình trạng hăm da xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng.
  • Do chế độ chăm sóc bé của  mẹ chưa thực sự khoa học, vệ sinh mới dẫn đến da con bị tổn thương nghiêm trọng: Mẹ quấn tã thường xuyên sẽ làm da bé tại khu vực quấn tã liên tục cọ xát. Nếu chất liệu tã thô ráp, ma sát diễn ra càng mạnh, dễ làm cho da bé nổi mẩn đỏ, trầy xước và cuối cùng gây chứng hăm tã.

3. Mách mẹ cách phòng chống hăm tã hiệu quả cho bé

Để bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi sự xâm nhập của các tác nhân kích ứng , mẹ cần chủ động tạo một lớp màng bảo vệ còn thiếu cho làn da bé. Cách tạo lớp màng bảo vệ rất đơn giản, chỉ cần bôi thuốc chống hăm trước khi quấn tã mỗi ngày. Có nhiều dạng thuốc chống hăm, trong đó có Kem Embe là sản phẩm của nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn, lại có hiệu quả cao vì được tổng hợp từ rất nhiều loại dược liệu quý được cha ông truyền lại qua các bài thuốc dân gian từ bao đời nay.

Trên đây là 3 điều mẹ thông thái nhất định cần biết để phòng chống hiện tượng hăm tã cho con hiệu quả. Mong rằng bài viết sẽ giúp mẹ hiểu phần nào nguyên nhân và có cách phòng bênh cho con hiệu quả. Chúc các mẹ thành công!

trẻ bị hăm cổ

Mách mẹ 3 cách trị hăm da ở trẻ em hiệu quả nhất

Hăm da ở trẻ em là  hiện tượng phổ biến, khiến mẹ lo lắng vì không dám dùng các loại thuốc bôi có tác dụng mạnh nhưng cũng không thể để tình trạng hăm kéo dài gây ra những biến chứng nặng nề. Mẹ hãy tìm hiểu ngay 3 cách trị hăm da ở trẻ em sau nhé!

bệnh hăm da ở trẻ emChăm sóc con thật khoa học để phòng và trị hiện tượng hăm da ở trẻ em.

Hiện tượng hăm da ở trẻ em xuất hiện chủ yếu do chế độ chăm sóc con hằng ngày của mẹ chưa khoa học, vệ sinh, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn hoành hành gây nên các bệnh lý về da. Chính bởi vậy, bước đầu tiên và quan trọng nhất nếu mẹ muốn loại bỏ tận gốc tình trạng hăm da ở trẻ em là thay đổi chế độ vệ sinh cho con sao cho khoa học nhất.

  • Để phòng tránh tình trạng hăm da ở trẻ em, mẹ hãy lưu ý giữ cho da bé sạch và khô. Nên thường xuyên lâu người cho con bằng nước ấm, nhất là với những bé hiếu động, ra nhiều mồ hôi để đảm bảo da con luôn thông thoáng.
  • Trong trường hợp trẻ bị hăm từ trước, các mẹ hãy ngưng cho con dùng tã cho con trừ lúc bé ngủ. Có thể sẽ khá bất tiện thế nhưng đây là cách giúp tình trạng hăm của con được cải thiện nhanh nhất đấy!
  • Ngoài ra, mẹ cũng hãy nhớ thay bỉm cho con đúng cách. Khảo sát đã chỉ ra rằng có đến 70% các bà mẹ chưa dành sự quan tâm thích đáng đến vấn đề này. Nhiều mẹ thậm chí không biết mình đang đóng bỉm sai cách cho con. Để chấm dứt hoàn toàn tình trạng hăm da ở trẻ em, mình xin nhắc lại, hãy chú ý:

– Chắc chắn về loại bỉm đang dùng cho con: cân nhắc liệu con có bị bí không? Có nhiều nylon quá không? Có gây kích ứng cho da con không?

– Thay bỉm ngay cho con sau 2-4h dù bỉm đã đầy hay chưa. Tránh thói quen chỉ thay bỉm cho con khi thấy bỉm đã đầy và nặng.

  • Sử dụng các loại kem cho trẻ bị hăm da.

    Sử dụng các bài thuốc dân gian để xử lý hiện tượng hăm da ở trẻ em.

Vì làn da của bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm nên các bài thuốc từ thiên nhiên được xem là  sự lựa chọn hàng đầu vì vừa có hiệu quả tốt, lại vừa an toàn tuyệt đối với làn da con trẻ. Mẹ có thể sử dụng lá trà xanh làm thuốc trị hăm da ở trẻ em theo hướng dẫn sau đây.

  • Cơ sở khoa học:

Trà xanh chứa nhiều vitamin C và các kháng thể tốt cho da vì vậy dùng trà xanh chữa hăm cho bé sẽ yên tâm về độ an toàn nhé. Bạn chỉ cần dùng trà xanh vài ngày, tình trạng hăm da ỏe trẻ em sẽ giảm đáng kể.

  • Cách làm:

Dùng một nắm trà xanh rửa sạch rồi cho vào nồi đun lấy nước. Đun khoảng 3 lít nước rồi để nguội. Nồi đun trà xanh cũng phải sạch sẽ và dụng cụ rửa cho bé cũng phải sạchj

Cho nước trà xanh ra chậu nhỏ rồi dùng khăn mềm sạch rửa cho bé. Rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô giữ thoáng mát, khô ráo cho bé. Bạn có thể rửa 3 – 4 lần 1 ngày để hiệu quả nhanh hơn nhé.

Trên đây là một số sách trị hăm da ở trẻ em cực kỳ hiệu quả mà lại an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm của con. Mẹ có thể tham khảo để áp dụng nhé!.Tuy nhiên có một lưu ý nho nhỏ là những mẹo trên chỉ áp dụng khi vùng da hăm chưa có hiện tượng nhiễm trùng nhé. Chúc các mẹ thành công!

trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh thế nào

Trẻ bị khô da tay phải làm thế nào để trị dứt điểm mà vẫn an toàn?

Trẻ bị khô da tay hay khô da nói chung là tình trạng khá phổ biến. Tuy không nghiêm trọng nhưng khô da vẫn khiến bé không thoải mái và dễ bị mắc các bệnh ngoài da. Do đó, nếu trẻ bị khô da, các mẹ có thể trị dứt điểm tình trạng này mà vẫn an toàn cho bé những nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm sau.

1/ Sữa mẹ

Trẻ bị khô da tay phải làm thế nào để trị dứt điểm mà vẫn an toàn?
Trẻ bị khô da tay phải làm thế nào để trị dứt điểm mà vẫn an toàn?

Sữa mẹ được nhiều mẹ gọi là thuốc bách bệnh kể cũng không sai các mẹ ạ. Khi bé nhà mình bị khô da tay hay da chân hay má, các mẹ hãy thoa đều sữa mẹ lên vùng da bị khô trong khoảng 15 đến 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm nhé.

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất nên có tác dụng bổ sung độ ẩm rất hiệu quả cho da của bé đấy các mẹ ạ. Tuy nhiên, với loại nguyên liệu quá dễ kiếm này khi bạn đang cho con bú thì mẹ nhớ lưu ý phải rửa thật sạch lại cho bé nhé.

2/ Củ đậu

Khi trẻ bị khô da tay hoặc má, các mẹ hãy tranh thủ lúc con ngủ say, đắp vài lát củ đậu thái mỏng lên da của bé nhé. Nếu bé hay cựa quậy, khó nằm yên, các mẹ có thể giã hoặc ép củ đậu lấy nước để bôi lên da của bé. Da sẽ được bổ sung độ ẩm ngay lập tức, giúp da bé đỡ căng, giảm ngay tình trạng khó chịu đấy các mẹ ạ!

3/ Các loại dầu thực vật

Một số loại dầu thực vật có tác dụng rất tốt trong việc trị chứng khô da ở trẻ mà các mẹ có thể sử dụng như dầu dừa, dầu hướng dương, dầu ô liu… Các loại dầu thực vật này đều có khả năng dưỡng ẩm vô cùng hiệu quả, chữa khỏi ngay chứng khô da cho bé.

Với dầu dừa và dầu hướng dương, các mẹ có thể bôi trực tiếp nếu trẻ bị khô da tay hay khô ở bất kỳ vùng da nào. Hai loại dầu này đều không làm bé bị bít lỗ chân lông đồng thời lại chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất rất tốt cho da nữa.

Với dầu ô liu, khi tắm cho bé, các mẹ hãy nhỏ vài giọt dầu vào chậu nước, da bé sẽ đỡ khô, mềm mại hơn rất nhiều đấy.

4/ Bột yến mạch

Dùng bột yến mạch trị khô da tay cho bé
Dùng bột yến mạch trị khô da tay cho bé

Chắc hẳn rất nhiều mẹ ngạc nhiên vì tác dụng này của bột yến mạch đúng không nào? Tuy nhiên, sự thật đúng là bột yến mạch có tác dụng trị khô da cho bé đấy các mẹ ạ.

Các mẹ có thể hòa một chút bột yến mạch vào chậu nước tắm của bé. Với những khu vực da bé bị khô nhiều hơn, các mẹ nên đắp khăn mềm lên và thấm nước yến mạch này trong khoảng vài phút. Bột yến mạch không những giúp da bé đỡ khô mà còn có tác dụng giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do căng da ở trẻ nữa đấy.

5/ Mật ong

Đây là loại nguyên liệu rất quen thuộc của mọi gia đình. Mật ong chứa nhiều chất chống ô xy hóa tự nhiên nên có khả năng dưỡng da rất tốt và cực kỳ an toàn cho làn da nhạy cảm của các bé.

Trẻ bị khô da, mẹ hãy trộn sữa tươi với mật ong theo tỷ lệ 3:1. Dùng hỗn hợp này thoa lên các vùng da bị khô trong khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước nhé.

6/ Dưa chuột

Dưa chuột được nhiều mẹ biết đến với công dụng làm đẹp cho da nhưng có thể nhiều mẹ không nghĩ rằng đây lại là nguyên liệu lý tưởng để trị chứng trẻ bị khô da đúng không nào?

Hãy cắt dưa chuột thành lát mỏng hoặc ép lấy nước, đắp lên vùng da bị khô của bé trong khoảng 15 đến 20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Da của bé sẽ hết khô và nứt nẻ các mẹ ạ.

7/ Kem Nẻ Em Bé: Dưỡng ẩm tuyệt vời – Tạm biệt da khô, nứt nẻ

Kem Nẻ Em Bé dưỡng ẩm cho da thành phần 100% thiên nhiên lành tính, dịu nhẹ, giàu dưỡng chất cấp ẩm nhanh và thích hợp làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Kem bôi lên da sẽ thấm và khô nhanh chỉ sau 5 giây, không hề gây bết dính, có mùi hương gạo tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh.

Thành phần

  • Dầu quả Bơ: Tăng cường độ ẩm, nuôi dưỡng và cấp ẩm sâu cho da, cho da bé luôn mềm mại, mịn màng.
  • Chiết xuất cúc tâm tư: Có tác dụng chống viêm, làm dịu và giữ ẩm da đặc biệt thích hợp cho da nhạy cảm và da dễ bị kích ứng.
  • Vitamin E: Thúc đẩy quá trình tái tạo da và duy trì độ ẩm của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục.
  • Dầu jojoba: Tạo màng bảo vệ chống lại sự mất nước giúp cân bằng độ ẩm trên da và chống lại các tác động của nắng, gió, ô nhiễm môi trường.

Công dụng

  • Làm thơm, dưỡng ẩm cho da em bé, giúp da mềm mại, đỡ nứt nẻ
  • Làm dịu mát da khi bị ngứa, khó chịu, ửng đỏ.

Cách dùng

Bôi 1 lớp mỏng lên vùng da bị khô nẻ ngày 2-3 lần

Ưu điểm nổi bật

  • Thành phần thảo dược, dịu nhẹ an toàn cho làn da trẻ sơ sinh
  • Thành phần giàu dưỡng chất giúp cấp ẩm nhanh cho da, tái tạo tế bào da
  • Thẩm thấu nhanh qua da, không gây bết dính.

Đánh giá của Dược sĩ tại nhà thuốc về Kem Nẻ Em Bé

Để đặt mua Kem Nẻ Em Bé quý khách click vào link dưới 

Trên đây đều là những nguyên liệu tự nhiên sẵn có trong nhà rất dễ kiếm và dễ thực hiện để trị chứng trẻ bị khô da tay và các vùng da khác phải không các mẹ. Hãy thực hiện đều đặn những bí quyết trên để da bé luôn mềm mại và mịn màng các mẹ nhé!