Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cách xử lý đúng khi trẻ bị côn trùng cắn sưng phù

Cách xử lý đúng khi trẻ bị côn trùng cắn sưng phù

Mùa hè mưa nhiều ẩm ướt là thời điểm các loại côn trùng hoạt động mạnh mẽ. Trẻ nhỏ hiếu động thường hay bị côn trùng cắn/đốt. Trẻ bị côn trùng cắn sưng phù có thể gặp phải nhiều tác hại xấu cho sức khỏe nếu như ba mẹ không biết cách xử lý vết cắn kịp thời. 

Xem thêm:

1. Nguyên nhân bị côn trùng cắn sưng phù

Côn trùng khi cắn có thể tiêm nọc độc vào da hoặc đưa nước bọt vào da. Phản ứng dị ứng với vết đốt hoặc vết cắn của côn trùng bao gồm phản ứng tại chỗ nhẹ hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Trẻ bị côn trùng cắn sưng phù có thể do:

  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể phát hiện chất gây dị ứng.
  • Sau đó khi phát hiện có dị vật xâm nhập, cơ thể giải phóng một hóa chất gọi là Histamin.
  • Histamin có khả năng làm tăng số lượng bạch cầu xung quanh khu vực bị côn trùng cắn đốt tạo ra các vết sưng, viêm.
Trẻ bị côn trùng cắn sưng mắt
Trẻ bị côn trùng cắn sưng mắt

Độc tố từ vết đốt hoặc vết cắn của côn trùng làm cho:

  • Da bé sưng, ngứa, đỏ, có thể gây đau.
  • Trẻ bị dị ứng với nước bọt hoặc nọc độc của côn trùng có thể có triệu chứng sưng phù vết cắn.
  • Một số ít thường hợp, vết cắn sưng phù của côn trùng có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng đòi hỏi cần có sự điều trị y tế ngay lập tức.
Nguyên nhân côn trùng cắn sưng phù
Trẻ bị côn trùng cắn sưng phù

2.  Cách xác định vết cắn của côn trùng

Việc xác định được loại côn trùng nào cắn sẽ giúp các mẹ có cách xử lý chính xác và hiệu quả hơn. Vết cắn của những loại côn trùng khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng cụ thể là:

2.1. Bọ chét

Bọ chét thường ký sinh trên chó, mèo. Tuy nhiên chúng cũng có thể tiếp cận con người để cắn và hút máu. Vết cắn của bọ chét thường có những đặc điểm:

  • Xuất hiện vết sưng màu đỏ ở vị trí vết cắn.
  • Xung quanh trung tâm của vết cắn xuất hiện một quầng màu đỏ.
  • Vết cắn thường xuất hiện ở người nếp gấp cổ, ngực, quanh eo hoặc háng.
  • Vết cắn gây ngứa ngáy.
Bọ chét
Nhận dạng đặc điểm bọ chét

2. 2. Muỗi

Muỗi cũng nằm trong danh sách khi bé bị côn trùng cắn sưng phù. Vết cắn của muỗi chính là vết cắn côn trùng thường gặp nhất. Trẻ bị muỗi cắn sẽ có những đặc điểm:

  • Xuất hiện vết sưng tròn nhỏ ngay sau khi bị muỗi cắn.
  • Xuất hiện một chấm nhỏ màu đỏ tại vị trí trung tâm của vết sưng tròn.
  • Vết sưng sẽ nhanh chóng cứng và trở nên ngứa ngáy.
  • Vết cắn của muỗi thường xuất hiện ở khu vực mạch máu.

Trẻ bị dị ứng với nước bọt của muỗi hoặc gặp phải muỗi truyền bệnh nguy hiểm nhe sốt xuất huyết có thể thấy xuất hiện các triệu chứng là:

  • Đau nhức cơ thể.
  • Sốt nhẹ.
  • Sưng hạch bạch huyết.
Muỗi cắn khiến trẻ bị sưng phù
Muỗi cắn khiến bé bị sưng phù

2.4. Rệp giường

Khi bị rệp giường cắn, con rệp chích chất gây mê và chất chống đông máu khiến người bị cắn khó phát hiện vết cắn kịp thời. Trên thực tế, hầu hết mọi người không nhận ra rằng họ đã bị rệp giường cắn cho đến khi vết cắn xuất hiện. Đặc điểm vết cắn của rệp giường là:

  • Chúng thường xuất hiện tập trung ở một khu vực.
  • Vết cắn hơi sưng và đỏ, có thể ngứa giống như muỗi hoặc bọ chét.
  • Vết cắn của rệp giường thường sẽ chạy theo một đường thẳng (thường là ba chấm với nhau) và thường có ở lưng, bụng hoặc chân.
  • Vết cắn của rệp giường có thể gây sưng phù, nổi mề đay nếu như trẻ bị dị ứng với nước bọt của rệp.
Vết cắn của rệp giường có thể gây sưng phù
Vết cắn của rệp giường có thể gây sưng phù

2.5. Ruồi

Con ruồi trâu hay bay quanh khu vực nuôi trâu bò chính là côn trùng hay cắn và hút máu người. Vết cắn của con ruồi trâu thường có những đặc điểm là:

  • Vết cắn gây chảy máu và vết thương trông giống như vết dao lam rạch.
  • Xuất hiện vết đỏ sưng hoặc nổi phát ban tại vị trí bị ruồi trâu cắn.

Trẻ bị dị ứng với nước bọt ruồi trâu sẽ gặp phải các triệu chứng là:

  • Mưng mủ vết cắn.
  • Sốt nhẹ do nhiễm trùng vết cắn.
  • Chóng mặt, đau nhức đầu.
  • Thở khò khè.
Ruồi
Ruồi

2.6. Nhện

Vết cắn từ những con nhện không độc thường giống với bất kỳ vết cắn côn trùng nào khác. Các triệu chứng gồm xuất hiện vết sưng đỏ, sưng, đôi khi ngứa hoặc đau trên da. Tuy nhiên, vết cắn từ những con nhện nguy hiểm, như nhện góa phụ đen có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đau dữ dội.
  • Sưng phù khu vực bị cắn.
  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Bị chuột rút, ớn lạnh và đau nhức cơ thể.
  • Đau đầu, nhiệt độ cơ thể thay đổi.

Trường hợp da bị phát ban ngứa diện rộng hoặc vết cắn bắt đầu sưng phù lên, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Điểm quan trọng là cần phải nhanh chóng xử lý vết cắn cho trẻ trong 24h sau khi bị nhện độc cắn để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nhện cắn sưng phù
Bị côn trùng cắn sưng phù – Nhện

2.7. Rận

Rận thường tập hợp thành từng nhóm nhỏ nên việc phát hiện chúng bằng mắt thường khá dễ dàng. Rận cắn sẽ tiêm một loại enzyme tiêu hóa vào da người và phá hủy mô. Vết cắn của rận thường có những đặc điểm đặc trưng là:

  • Vết cắn rận tạo ra một cái răng cưa màu đỏ với những chấm đỏ sáng ở trung tâm kèm theo một cơn ngứa dữ dội và không nguôi.
  • Vết cắn thường xuất hiện thành cụm quanh eo hoặc chân dưới.
  • Cảm giác ngứa thường xuất hiện trong vài giờ sau khi bị cắn.
  • Những vết sưng đỏ xuất hiện có thể trông giống như mụn nhọt, nổi mụn hoặc nổi mề đay.
Rận
Vết cắn của rận có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt

2.8. Ong

Đại đa số những người bị ong đốt sẽ chỉ gặp các triệu chứng nhỏ như đỏ, sưng, ngứa, và tất nhiên, cảm giác châm chích trong và sau khi bị ong chích. Các triệu chứng rõ rệt hơn và đặc trưng khi trẻ bị ong đốt là:

  • Vết chích sưng lên và xuất hiện một chấm trắng ở trung tâm.
  • Vết đỏ hoặc sưng cực độ tăng lên trong hai hoặc ba ngày sau khi chích.

Nếu trẻ bị dị ứng với nọc độc của ong hoặc bị các loài ong độc như ong bắp cày, ong vò vẽ đốt thì các triệu chứng có thể là:

  • Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Chóng mặt, khó thở.
  • Mạch đập yếu hoặc nhanh.
  • Nổi mề đay trên diện rộng.
Ong
Khi bị ong chích thường xuất hiện triệu chứng sưng đỏ

2. Vệ sinh vết cắn khi bị côn trùng cắn sưng phù 

2.1. Làm sạch vết cắn

Để chăm sóc vết côn trùng cắn hoặc chích cho trẻ, mẹ cần nhanh chóng thực hiện việc làm sạch vết cắn bằng cách:

  • Di chuyển trẻ đến khu vực an toàn để tránh bị cắn hoặc chích nhiều hơn.
  • Trường hợp côn trùng cắn vẫn còn ở trên da như rệp, rận, mẹ hãy sử dụng tinh dầu có tính cay bôi vào miệng côn trùng để chúng tự rơi ra. Không được kéo mạnh hoặc dứt côn trùng ra khỏi da. Nếu làm như vậy, răng của côn trùng sẽ còn sót lại ở trong da và gây nhiễm trùng.
  • Rửa kỹ khu vực bị cắn bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch sát trùng.
  • Áp dụng chườm đá: Sử dụng một miếng vải được làm ẩm bằng nước lạnh hoặc chứa đầy đá chườm lên vùng da bị cắn. Điều này giúp giảm đau và sưng.
  • Lau khô khu vực bị côn trùng cắn, có thể dùng gạc sạch băng lại.
Làm sạch vết côn trùng cắn
Rửa tay bằng xà phòng khi bị côn trùng cắn

2.2. Lấy ngòi độc 

Với những loại côn trùng có ngòi độc như ong, sau khi chích, chúng thường để lại ngòi đốt và túi nọc trên da. Mẹ cần xử lý vết chích như sau:

  • Khều nhẹ để lấy ngòi độc và túi nọc ra.
  • Không nên nặn hoặc dùng nhíp gắp có thể khiến cho túi nọc bị vỡ và làm cho nọc độc tiêm sâu hơn vào da của trẻ.

Lưu ý:

  • Các mẹ cần chú ý tránh để trẻ gãi chỗ vết cắn của côn trùng cho dù trẻ có cảm thấy bị ngứa ngáy.
  • Nếu trẻ gãi nhiều, mạnh, da có thể bị trầy xước bởi tay của trẻ và đặc biệt là dưới móng tay mang rất nhiều vi trùng và vi khuẩn.
  • Khi trẻ gãi và làm trầy xước da, trẻ sẽ tăng khả năng bị vi trùng và vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Lấy ngòi độc
Mẹ nên khều nhẹ để lấy ngòi độc

3. Điều trị bị côn trùng cắn sưng phù bằng phương pháp dân gian

Một số phương pháp dân gian hiệu quả mà các mẹ có thể tham khảo áp dụng giúp trẻ giảm sưng, tấy khi bị côn trùng cắn là:

3.1. Dùng giấm táo

  • Giấm táo có thể giúp giảm cảm giác châm chích và nóng rát.
  • Hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên tránh trường hợp nhiễm trùng khi trẻ gãi quá nhiều.
  • Khi trẻ bị côn trùng cắn gây ngứa và sưng, mẹ hãy nhỏ một giọt giấm táo lên vùng bị cắn.

Nếu trẻ bị đau và sưng nhiều, mẹ hãy thử ngâm một chiếc khăn trong nước lạnh pha giấm táo sau đó bôi nó lên vết cắn. Nếu trẻ có nhiều vết cắn, mẹ hãy pha loãng 2 chén giấm trong bồn nước ấm hoặc thau to và ngâm trong trong đó 15- 20 phút.

Lưu ý: Nếu kích ứng da xảy ra, mẹ cần ngừng cách điều trị này.

3.2. Dùng tỏi

  • Tỏi có đặc tính chữa lành vết thương và chống vi-rút.
  • Giúp các mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
  • Tỏi sống có thể làm tăng kích ứng da và viêm.
  • Mẹ không nên dùng tỏi bằng cách chà tỏi trực tiếp lên da. 

Cách điều trị bằng tỏi khi bị côn trùng cắn sưng phù như sau: Mẹ hãy pha loãng tỏi băm với dầu dừa và bôi nó lên vùng bị côn trùng cắn trong vài phút. Sau đó, lau sạch vùng vừa bôi và băng lại bằng gạc sạch. Cách này không chỉ giúp giảm đau, ngứa và sưng mà còn giúp vùng da bị côn trùng cắn được mềm mại hơn, tránh tạo sẹo.

chữa côn trùng cắn sưng phù bằng tỏi
Tỏi làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng

3.3. Dùng lô hội

Gel lô hội được chứng minh là có đặc tính chống viêm giúp chữa lành vết thương và làm dịu nhiễm trùng. Cảm giác mát lạnh của lô hội cũng có thể làm dịu nhanh chóng vùng da bị ngứa. Các mẹ sử dụng lô hội để giảm sưng và ngứa cho trẻ bằng cách:

  • Cắt 1 lá lô hội tươi to, loại bỏ phần lá xanh bên ngoài và lấy phần thịt trắng.
  • Rửa sạch phần lõi lô hội với nước sạch pha chút muối sau đó cho vào tủ lạnh để làm mát 20 phút.
  • Lấy phần thịt lá lô hội trong tủ lạnh ra và xay nhỏ. Dùng 1 chiếc khăn mềm sạch bọc lại và chườm trên vùng da bị cắn 15 phút.

Nhiều trẻ có thể bị dị ứng với lá lô hội. Mẹ nên thử dùng ở 1 vùng da nhỏ cho trẻ trước. Khi không thấy bị dị ứng mới chườm lên phần vết cắn cho trẻ.

Lô hội
Lô hội làm dịu vết thương

3.4. Dùng húng quế

  • Húng quế có các hợp chất hóa học có thể làm giảm ngứa da.
  • Để điều trị ngay lập tức mẹ hãy băm nhỏ lá húng quế tươi và chà xát lên vùng da bị côn trùng cắn của trẻ.

Ngoài ra, mẹ có thể đun sôi 2 cốc nước và 2g lá húng quế khô. Sau khi hỗn hợp nguội đi, nhúng một chiếc khăn vào chậu và bôi nó lên vùng bị côn trùng cắn. Lá húng quế sẽ giúp giảm sưng nhanh chóng và giúp trẻ hết bị ngứa.

Điều trị côn trùng cắn sưng phù nhờ húng quế
Húng quế cải thiện triệu chứng côn trùng cắn sưng phù

3.5. Dùng bột yến mạch

  • Bột yến mạch có đặc tính giúp làm dịu vết côn trùng cắn và phản ứng dị ứng.
  • Mẹ tạo một hỗn hợp sệt bằng cách thêm một ít nước vào bột yến mạch và bôi lên vùng bị côn trùng cắn của trẻ trong 15 phút. Sau đó, hãy rửa sạch bằng nước ấm.

4. Sử dụng sản phầm Y Dược khi bị côn trùng cắn sưng phù

Ngoài các phương pháp dân gian, mẹ có thể giúp trẻ giảm nhanh vết sưng bằng cách dùng những sản phẩm sau đây:

4.1. Chicco

  • Lăn bôi với thành phần là hoạt chất Zanthoxylum của cây Hoa tiêu kết hợp với tinh chất Bạc hà.
  • Giúp làm dịu mát và giảm vết sưng do côn trùng cắn, đặc biệt là vết muỗi đốt.
Chicco
Lăn bôi Chicco

4.2. Muhi

  • Thành phần là Acid acetic ester dexamethasone, dl – long não, axit glycyrrhetinic, diphenhydramine hydrochloride, isopropyl methyl phenol và tinh dầu bạc hà.
  • Kem Muhi có tác dụng làm dịu và xẹp nhanh chóng vết sưng, ngứa côn trùng do bị muỗi đốt.

4.3. Kem EmBé

Sản phẩm kem bôi có thành phần là Nano curcumin kết hợp với các loại thảo dược như Cúc La Mã và các thành phần lành tính khác như Kẽm oxyd, D- Panthenol, Allantoin, Vitamin E.

Kem EmBé mang đến những tác dụng:

  • Chống viêm, giảm ngứa nhanh chóng khi bị côn trùng cắn sưng phù.
  • Làm dịu da, mát da, giảm nhanh cảm giác đau ngứa và làm xẹp vết đốt nhanh chóng.
  • Kích thích tái tạo để bào da, làm lành vết trầy xước, không để lại sẹo và vết thâm.
  • Giữ ẩm để làn da luôn mịn màng.
  • Không có corticoid và không chứa chất bảo quản Paraben nên rất lành tính, an toàn cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
  • Sản phẩm đã được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y Tế chứng nhận.
Chữa côn trùng cắn sưng phù nhờ Kem EmBé
Kem EmBé có tác dụng giảm ngứa, chống viêm khi trẻ bị côn trùng cắn sưng phù

Lưu ý: Các sản phẩm trên chỉ áp dụng cho trường hợp bị côn trùng cắn với những triệu chứng nhẹ và không có vết thương hở hay bị chảy máu, không xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm.

5. Điều trị côn trùng cắn sưng phù nặng

Trong trường hợp trẻ bị côn trùng cắn gây sưng phù nặng, các mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà. Thay vào đó, mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có cách điều trị hiệu quả.

Mẹ nên tuân thủ tuyệt đối mọi chỉ dẫn của bác sĩ về cách điều trị. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thăm khám khi trẻ bị côn trùng cắn sưng phù
Mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sỹ thăm khám

6. Các biến chứng khi bị côn trùng cắn sưng phù

Trẻ bị côn trùng cắn sưng phù nếu không được xử lý đúng cách và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng:

  • Nhiễm trùng thứ cấp
    • Côn trùng cắn hoặc vết chích thường có thể bị ngứa và gãi nhiều lần có thể dẫn đến trầy da và dễ bị nhiễm trùng da.
    • Một số bệnh nhiễm trùng da có thể biểu hiện là vết loét và mụn nước thường chứa đầy mủ.
  • Viêm mô tế bào
    • Trường hợp vết côn trùng cắn gây loét, viêm và sưng ở diện rộng làm cho các mô dưới da bị tổn thương dẫn tới viêm mô tế bào.
  • Nhiễm trùng hạch bạch huyết
    • Vết nhiễm trùng có thể lan tới các hạch bạch huyết ở nách, háng và cổ.
Biến chứng côn trùng cắn
Biến chứng côn trùng cắn sưng phù

7. Phòng tránh côn trùng cắn

7.1. Phòng tránh côn trùng cắn trong nhà

Để phòng tránh côn trùng cắn trẻ trong nhà, mẹ cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ và khô ráo. Thường xuyên lau dọn các vị trí góc khuất trong nhà như gầm giường, sau tủ quần áo.
  • Thay, giặt ga giường, chăn chiếu thường xuyên để tránh rệp giường và các loại côn trùng khác sinh sôi tại chỗ ngủ của trẻ.
  • Không để đồ ăn, thức uống trong phòng ngủ của trẻ hoặc để ở ngoài quá lâu. dễ thu hút côn trùng bay vào nhà.
  • Nên đóng kín cửa bảo buổi sáng sớm và chiều tối. Đó là những thời điểm côn trùng hoạt động mạnh.
  • Các mẹ có thể tham khảo và sử dụng các sản phẩm diệt côn trùng phù hợp để tiêu diệt côn trùng trong nhà.
  • Cho trẻ ngủ trong màn.
Phòng tránh côn trùng cắn cho bé
Biện pháp phòng tránh côn trùng cắn

7.2. Phòng tránh côn trùng cắn ngoài trời

Trong trường hợp mẹ để trẻ hoạt động ngoài trời, những cách sau đây sẽ giúp trẻ hạn chế bị côn trùng cắn:

  • Cho trẻ mặc quần áo dài màu sáng, chất liệu phù hợp (cotton và lanh), đảm bảo che kín hết cánh tay, chân, cổ,…
  • Tránh sử dụng xà phòng thơm, dầu gội, chất khử mùi, nước hoa lên quần áo cho trẻ.
  • Luôn luôn mang giày cho trẻ khi hoạt động ngoài trời.
  • Sử dụng kem dưỡng da, khăn, hoặc kem chống côn trùng.
  • Tránh cho trẻ mặc quần áo màu sắc quá tươi sáng và nhiều hoa văn.
  • Tránh những chuyển động đột ngột như chạy, nhảy để không thu hút sự chú ý của côn trùng, giảm khả năng bị ong chích.
  • Giữ trẻ xa các khu vực có nhiều côn trùng như: bãi rác, vũng nước đọng, ao hồ,…

Trẻ bị côn trùng cắn sưng phù có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách và điều trị phù hợp. Với những thông tin được chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn đốt.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…