Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Chăm sóc da bé mùa hanh khô

Làn da nhạy cảm của con dễ bị khô nẻ mỗi khi thời tiết hanh khô. Mẹ cần có những mẹo để giữ ẩm cho da, không để cho sự khô nẻ trên da dẫn tới chàm sữa. Mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây để chăm sóc con tốt nhất nhé!

chăm sóc da bé tốt nhất
Chọn sữa tắm phù hợp giúp chăm sóc da bé tốt nhất

 

Chọn sữa tắm phù hợp và có khả năng dưỡng ẩm cho da bé

Làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị kích ứng. Do đó, cha mẹ nên chọn sữa tắm có độ PH phù hợp, khoảng từ 4,75 đến 5,5 độ, không mùi hoặc mùi dịu nhẹ, thân thiện với làn da nhạy cảm của bé. Bên cạnh đó,để bảo vệ tốt nhất cho làn da của con, mẹ cũng nên tránh sử dụng các loại sữa tắm có chứa xà phòng hoặc nhiều hương liệu để hạn chế nguy cơ gây kích ứng da bé khi tiếp xúc với da mẹ.

phòng ngừa tình trạng khô da cho bé
Cho bé uống đủ nước mỗi ngày phòng ngừa tình trạng khô da cho bé

Bổ sung nước cho bé mỗi ngày

Cũng như cơ thể, làn da của bé cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Hàng ngày cha mẹ nên cho bé ăn, uống nhiều hoa quả, nước quả tươi, rau xanh và uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho da, như vậy sẽ khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da vào mùa đông. Cha mẹ nên nhớ, khi trời lạnh, nhu cầu nước cho cơ thể vẫn rất cao do vậy vẫn phải cho bé uống nước đều đặn. Vào những ngày trời hanh khô cần cho bé uống nhiều nước hơn. Ngày 2-3 lần lấy khăn thấm nước ẩm ủ lên mặt cho bé chừng 1-2 phút để da bớt bị khô và căng.

hạn chế tổn thương da cho bé
Quần áo bằng vải mềm, thấm hút mồ hôi giúp hạn chế tổn thương da cho bé

Cho bé mặc quần áo bằng vải mềm, thấm hút mồ hôi

Các loại vải bông mềm luôn giúp trẻ thoải mái khi vận động và hạn chế được những cọ sát không đáng có với làn da củ bé. Cha mẹ nên cho bé mặc những loại quần áo bằng vải bông, cotton. Hơn nữa, bạn nên chú ý không nên dùng khăn mặt được làm bằng các chất liệu cứng để rửa mặt hoặc tắm cho bé. Nên thay quần áo cho bé hàng ngày. Thay ga, chăn, và gối đều đặn hàng tháng để giúp giữ sạch da cho bé. Con bạn sẽ được bảo vệ ngay cả trong giấc ngủ.

Kem dưỡng ẩm cho da bé – Tại sao không?

Mẹ có thể lựa chọn 1 số sản phẩm kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da trẻ sơ sinh. Những sản phẩm với nguồn gốc tự nhiên là lựa chọn thông minh của mẹ. Kem Embé – sản phẩm được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu với thành phần hoàn toàn thiên nhiên từ nghệ và Cúc La Mã nên rất an toàn cho trẻ nhỏ.

Trên đây là một số gợi ý giúp cha mẹ trả lời được câu hỏi bé bị khô da phải làm sao và tìm được giải pháp hoàn hảo vể chăm sóc tốt nhất cho làn da của con yêu. Mẹ hãy cùng đồng hành với Kem EmBé tìm hiều thêm những bí quyết hữu ích để chăm sóc con yêu mỗi ngày nhé.

pha sữa cho bé

6 sai lầm khi pha sữa sai cách hại con chậm lớn

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn, chậm tăng cân. Và một trong những nguyên nhân đó là mẹ pha sữa cho bé không đúng cách. Dưới đây là 6 sai lầm các mẹ thường mắc phải khi pha sữa cho bé, cùng kem EmBé kiểm tra mẹ nhé!

1. Không quan tâm chất liệu bình sữa

Khi chọn bình sữa cho con, phần lớn các mẹ chỉ quan tâm đến giá thành và kiểu dáng bình mà quên mất tầm quan trọng và ảnh hưởng của chất liệu bình sữa.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các loại bình sữa nhựa làm từ nhựa polycarbonate thường có chất BPA (bisphenol A) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu như thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của con, mẹ nên sử dụng bình thủy tinh hoặc những loại bình nhựa được dán nhãn BPA-free.

2. Không vệ sinh dụng cụ pha sữa

Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt và rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh. Để tránh làm con bị bệnh, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tất cả bình sữa, núm vú và những vật dụng liên quan trước khi sử dụng. Nên rửa bằng nước nóng và xà phòng chuyên dụng. Không nên sử dụng các loại xà phòng thông thường, vì chúng có thể chứa chất độc hại với sức khỏe của bé.

pha sữa cho bé

3. Không rửa tay trước khi pha sữa

Sẽ không còn ý nghĩa gì khi mẹ vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ pha sữa nhưng lại quên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Vì trong những trường hợp này, bình sữa của bé vẫn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi mẹ chạm vào.
Do đó, đừng quên rửa tay bằng xà phòng và nước nóng trước khi cần pha sữa, mẹ nhé!

4. Không theo hướng dẫn sử dụng

Mỗi loại sữa khác nhau sẽ có cách pha cùng liều lượng khác nhau. Có loại cần cho nước vào trước nhưng cũng không ít loại mẹ phải cho bột vào trước. Tốt nhất, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi pha sữa cho con, tránh làm theo thói quen.

5. Cất giữ sữa quá lâu

Thỉnh thoảng, khi trẻ không bú hết bình sữa của mình, nhiều mẹ có xu hướng “ướp lạnh” sữa để có thể tiếp tục sử dụng trong những lần sau mà không cần biết, liệu sữa công thức để được bao lâu là an toàn.

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi pha, nếu bé không bú hết sữa, mẹ không nên cho bé sử dụng lại phần sữa còn thừa. Thậm chí, cho dù để sữa ở trong tủ lạnh, mẹ cũng nên đổ phần sữa thừa sau 24 tiếng không sử dụng. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý, nếu giữ sữa trong tủ lạnh, mẹ không nên để sữa của con ở 2 bên cửa, vì ở đây hơi lạnh thường không được đều. Nên để sữa của bé ở trong ngăn chính tủ lạnh.

6. “Biến tấu” khi pha sữa cho bé

Với suy nghĩ thêm nhiều bột sữa sẽ giúp con hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, nhiều mẹ có xu hướng không tuân theo hướng dẫn sử dụng trên hộp sữa mà thường “biến tấu” theo cách của riêng mình. Có thể mẹ không ngờ, nhưng những hành động này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé cưng.

Theo các chuyên gia, nếu mẹ cho quá nhiều nước khi pha sữa, bé cưng sẽ không hấp thụ được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Ngược lại, khi mẹ cho quá nhiều bột sữa, trẻ sẽ có nguy cơ bị táo bón. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ không nên cho bất cứ “dị vật” nào vào sữa của con nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Đặc biệt, không nên sử dụng nước cơm hoặc nước luộc rau để pha sữa cho bé đâu mẹ nhé!

Một trong những nguyên nhân nữa khiến bé chậm tăng cân là sự khó chịu từ làn da khi các bệnh ngoài da: rôm sảy, hăm da, chàm sữa,.. xuất hiện. Những bệnh này khiến bé quấy khóc, biếng ăn, mẹ cần có 1 sản phẩm “dẹp loạn” và chăm sóc da bé. Kem EmBé với thành phần hoàn toàn tự nhiên, chuyên biệt cho da bé là giải pháp hiệu quả cho các vấn đề trên và được hàng ngàn mẹ Việt lựa chọn và tin dùng.

trẻ sơ sinh

Dấu hiệu “tưởng lạ mà không đáng lo” ở trẻ sơ sinh

Nhiều dấu hiệu của bé khiến mẹ “khóc thét” vì lo lắng nhưng thực ra chúng không ảnh hưởng gì cho sức khỏe của bé cả.

Sụt cân sinh lý

Trong khoảng 10 ngày sau sinh, trẻ có thể bị sụt cân so với lúc mới chào đời. Bé sẽ giảm đi khoảng dưới 10% cân nặng ban đầu, ngoài ra thì vẫn ăn ngủ bình thường. Nguyên nhân là do bé bài tiết những chất thải như phân, nước tiểu, nước ối mà bé đã nuốt phải trong quá trình chuyển dạ. Với những bé khỏe mạnh, bú tốt, mẹ có nhiều sữa, cân nặng của bé sẽ nhanh chóng phục hồi bằng cân nặng ban đầu.

Biến đổi ở bộ phận sinh dục

Vài ngày sau sinh, ở một sốt bé gái có hiện tượng âm hộ bị sưng to, tiết ra chất nhầy và một chút dịch hồng như kinh nguyệt. Hiện tượng này chỉ xuất hiện trong vài ngày rồi mất hẳn. Nguyên nhân là do có một chút nội tiết tố của mẹ truyền sang bé.

Bé trai cũng có thể chịu ảnh hưởng từ nội tiết tố của mẹ, biểu hiện ở bộ phận sinh dục cũng to lên bất thường. Mẹ đừng lo lắng quá vì bé sẽ nhanh chóng trở lại bình thường trong vài ngày sau sinh.

trẻ sơ sinh
Trong khoảng 10 ngày sau sinh, trẻ có thể bị sụt 10% cân nặng so với lúc mới chào đời.

Méo đầu

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Do xương đầu của bé khá mềm, khi đi qua ống dẫn sinh để chui ra ngoài có thể bị ảnh hưởng hoặc nguyên nhân cũng có thể do tư thế nằm của trẻ bị sai. Trong hầu hết các trường hợp, những phần méo trên đầu bé sẽ tự điều chỉnh và sẽ trở lại bình thường khi bé được 6 tháng tuổi, lúc bé bắt đầu tập ngồi. Mẹ cũng nên chú ý thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bé, tránh để bé nằm nghiêng về một phía trong một thời gian dài.

Da đầu của bé nổi vảy

Hiện tượng này được dân gian gọi là “cứt trâu”. Mặc dù sau khi chào đời, da bé tiết bã nhờn, xuất hiện những mảng dày, vàng hay khô cứng trông có vẻ “xấu và bẩn” nhưng không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Khi trẻ lớn, những lớp vảy này sẽ tự biến mất mà mẹ không cần phải lo lắng.

Ngực sưng to

Cũng giống như việc tăng kích thước tạm thời ở bộ phận sinh dục, hiện tượng bé bị sưng ở ngực là do tiếp xúc với hooc môn từ mẹ trong suốt thai kì. Trong trường hợp có các vết hoặc đốm đỏ xung quanh ngực của bé kèm theo sốt, ba mẹ cần phải đưa bé đi kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Mắt bị lé

Giống như tất cả các bộ phận khác trong cơ thể, đôi mắt của trẻ sơ sinh chưa có khả năng kiểm soát hoàn toàn. Mẹ sẽ thấy có lúc bé nhìn thẳng vào mẹ, có lúc hai mắt của bé như đi theo hai hướng khác nhau. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Bé sẽ mất khoảng 4 tháng để kiểm soát được cơ mắt và hoạt động hai con mắt một cách nhất quán.

Rôm sảy và mụn trứng cá

Vẫn là kết quả của hooc-mon từ người mẹ còn lại trong cơ thể bé nên nhiều em bé mới sinh đã có mụn nhọt, thường xuất hiện vào khoảng 2 tuần đến 2 tháng tuổi. Hiện tượng này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Mẹ nên rửa mặt cho con bằng nước đun sôi để nguội để tránh cho mụn nhọt bị viêm. Nhưng khi các mụn bị sưng đỏ, con có dấu hiệu ngứa ngáy quấy khóc, mẹ cần phải lựa chọn sản phẩm chống viêm an toàn, không chứa corticoid và các chất không tốt cho trẻ sơ sinh. Kem EmBé là sản phẩm chống viêm thảo dược với thành phần 100% thiên nhiên từ tinh nghệ và tinh chất Cúc La Mã giúp giảm viêm nhiễm 1 cách dịu nhẹ, tránh tình trạng rôm sảy ở trẻ hay mụn sữa.

tiêm chủng

Những điều mẹ cần biết khi đưa con đi tiêm chủng

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, sởi và viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, sởi và viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.

tiêm chủng
Các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình.

Các vắc-xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn. Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng, các bà mẹ cần lưu ý:

– Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.

– Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như: sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… Các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên 1 ngày.

– Khi trẻ sốt cao, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

– Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp, như sốc phản vệ với tỷ lệ 1/1 triệu liều vắc-xin và sẽ qua khỏinếuđược phát hiện và xử trí kịp thời.

– Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

– Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… các bà mẹ cần đưa NGAY trẻ tới cơ sở y tế.

Vì sự an toàn của trẻ, các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Tiêm chủng – niềm hạnh phúc của trẻ thơ