Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bé bị côn trùng đốt sưng tay, mẹ phải làm ngay 3 điều sau!

Bé bị côn trùng đốt sưng tay, mẹ phải làm ngay 3 điều sau!

Bé bị côn trùng đốt sưng tay rất phổ biến, từ các loại côn trùng bình thường như muỗi, kiến đến các loại côn trùng có nọc độc: ong, kiến ba khoang,…Dù cho có là vết đốt của loại côn trùng nào, mẹ cũng phải thành thạo các bước sơ cứu sau để bảo vệ tốt nhất làn da nhạy cảm của con.

Xem thêm: 

Xử lý vết côn trùng cắn nhanh chóng

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị côn trùng cắn

Trẻ bị côn trùng cắn sưng mủ 

1. Các triệu chứng lâm sàng khi bị côn trùng đốt sưng tay

Nếu trên người con xuất hiện một vết đốt của côn trùng thì mẹ cần xem xét xem nó thuộc nhóm côn trùng gây độc hay côn trùng không gây độc. Bước xác định này vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp mẹ đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương để có các bước sơ cứu phù hợp. Không phải cứ con bị côn trùng đốt thì mẹ sẽ bôi ngay một loại kem nào đấy

Cụ thể điểm khác nhau giữa 2 nhóm côn trùng này như sau:.

  • Nhóm côn trùng gây độc tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn.
  • Nhóm côn trùng không độc chỉ cắn da để hút máu, thường chỉ gây ngứa.

Ngoài các biểu hiện ngứa ngoài da, bị côn trùng đốt cũng  có thể gây ra một số phản ứng gọi là sốc phản vệ như phù nề, khó thở, nổi mề đay… Tuy nhiên nếu không quá nghiêm trọng mẹ cũng không cần phải lo lắng thái quá đâu.

bé bị côn trùng đốt sưng tay
Các triệu chứng khi bị côn trùng cắn

2. Mẹ phải làm gì khi bé bị côn trùng đốt sưng tay?

Một số biện pháp đơn giản giúp mẹ giảm sưng cho bé khi bị côn trùng đốt như sau:

  • Mẹ hãy dùng đá ăn hằng ngày trườm ngay cho con để nọc bớt tỏa ra xung quanh. Lưu ý trườm nhẹ qua da rồi lại nhấc ngay lên, làm liên tục vì nếu để nguyên trong một thời gian dài con sẽ bị lạnh và buốt.
  • Sau đó mẹ lấy nước muối 0,9% rửa cho bé để sát trùng và tránh nhiễm trùng nặng hơn, ngày làm 3, 4 lần.
  • Nếu sau khoảng 12 đến 24 giờ mà bé đau rát khóc lên thì phải cho đi khám nhé để có thuốc hợp với vết sưng, không nên chủ quan, để lâu có thể để lại biến chứng nặng nề.
  • Đối với trường hợp bị côn trùng đốt sưng tay bởi loài côn trùng có nọc độc, mẹ nên lấy ngòi ra khỏi da bằng kim hoặc nhíp. Sau đó lập tức rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn, băng vết thương, có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề.
  • Ngoài ra việc sử dụng các loại kem bôi trị côn trùng đốt để vết thương mau lành hơn cũng rất được các bác sĩ khuyến khích. Tuy nhiên phải lựa chọn các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, thận trọng với các loại kem có chứa thành phần corticoid cho các trường hợp bé bị côn trùng đốt sưng tay để không ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của con.

Lưu ý:

Nếu con bị côn trùng đốt sưng tay kèm theo các biểu hiện nặng như dị ứng toàn thân, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ, mẹ cần khẩn cấp đưa bé đến bệnh viện để được điều trị lập tức. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Trên đây là một số chia sẻ cho mẹ khi bé bị côn trùng đốt . Mong rằng những chia sẻ này đã giúp mẹ phần nào trong việc xử lý các vết đốt từ côn trùng cho con nhé!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…