Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bé bị hăm da ở háng và những điều mẹ nhất định phải biết

Bé bị hăm da ở háng và những điều mẹ nhất định phải biết

Bệnh hăm da ở háng (hay còn gọi là hăm tã) là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh khi các bé phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các loại tã. Mẹ cần trang bị những kiến thức sau đây để đối phó hiệu quả nhất với hiện tượng da liễu này.

5 điều mẹ cần biết con bị hăm da ở háng
5 điều mẹ cần biết con bị hăm da ở háng

1. Nguyên nhân khiến con bị hăm da ở háng?

Có 2 nhóm nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm da ở háng:

  • Do bản chất da bé mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương.
  • Vùng da mông của trẻ sơ sinh thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu gây kích ứng do trẻ sơ sinh gần như phải mặc tã 24/24.

Ngoài ra, vẫn còn một số yếu tố khác khiến trẻ bị hăm da ở háng mãi không khỏi liên quan đến quá trình chăm sóc trẻ hằng ngày của mẹ như sau: Mẹ sử dụng loại tã gây kích ứng cho vùng da mông của bé, mẹ tắm cho bé quá nhiều hoặc sau khi tắm xong, khi trẻ bị đổ mồ hôi, da của trẻ lại không được mẹ lau khô, nhất là những phần có nếp gấp. Đây cũng là một trường hợp trẻ bị hăm da ở háng.

2. Các loại hăm da ở háng và biểu hiện

Hăm da ở háng có thể biểu hiện thành những mảng da khô, sáng bóng và một số khác lại ẩm ướt kèm theo những chấm li ti giống như mụn. Những vết này thường xuất hiện ở phần mông của bé và cũng có khi nó “len lỏi” đến 2 bên bẹn,háng và bộ phận sinh dục của bé.

Tùy theo loại hăm da ở háng mà bé đang mặc phải, biểu hiện ra bên ngoài có thể khác biệt nhau. Cụ thể:

  • Nếu bị hăm tã do nhiễm khuẩn, bé sẽ có mảng hăm màu vàng và mảng hăm chứa nước, vết loét có mủ hay bị đóng vảy như sáp ong trên mông bé.
  • Nếu bé bị hăm da ở háng do nấm, nơi mảng hăm sẽ có màu đỏ tươi, với những mụn nhỏ màu đỏ lan tỏa từ rìa vết hăm. Mẹ cũng sẽ thấy những mẩn đỏ nổi lên ở những vùng bẹn,cổ hay nếp gấp trên da bé. Da bé cũng có thể bị kích ứng do dính nước tiểu, phân… nhưng đối với dạng hăm tã này, mẹ chỉ thấy những mảng hăm xuất hiện ở vùng mặc tã.

3. Cách phòng và trị hiệu quả hiện tượng hăm da ở háng

Có thêt thấy rằng có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng hăm da ở háng của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chỉ có một nguyên nhân có thể can thiệp được bằng ý chí chủ quan của bố mẹ, đó là thay đổi chế độ chăm sóc các bé sao cho khoa học nhất. Trong thực tế, đây cũng là cách phòng và trị hăm da ở háng hiệu quả nhất, dù cho có sử dụng loại thuốc trị hăm nào đi nữa, bố mẹ vẫn phải kết hợp với việc thay đổi chế độ chăm sóc bé mới có tác dụng.Cụ thể:

  • Thường xuyên lau rửa cho bé
    Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng hăm tã tái phát ở trẻ là luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.Thường xuyên rửa ráy cho bé bằng nước ấm pha với một ít thuốc tím là cách làm dịu dàng đối với làn da của bé. Những loại giấy ướt để vệ sinh cho bélà chưa đủ. Ngoài ra, bạn cũng cần  lau khô vùng mông của bé.
  • Cho bé “nude” 
    Vì tã bẩn là thủ phạm chính gây ra hăm tã ở trẻ nên cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là hạn chế mặc tã cho bébất cứ khi nào có thể, nhất là khi bé ở nhà.Bé sẽ được tận hưởng cảm giác thoáng mát và thoải mái khi không mặc tã. Thêm vào đó, để tránh bé tè dầm, bạn có thể đặt một tấm khăn mềm trên một tấm thảm/nệm cao su vừa vặn rồi lót cho bé trong lúc bé vui chơi mà không đeo tã.

Đối với các trường hợp hăm da ở háng nặng, bố mẹ vẫn nên kết hợp với việc sử dụng một loại kem trị hăm tin dùng, có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên bố mẹ nhé!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…