Điểm danh 5 bệnh viêm da ở trẻ nhỏ thường gặp – mẹ cần biết
Điểm danh 5 bệnh viêm da ở trẻ nhỏ thường gặp – mẹ cần biết
Các bệnh viêm da ở trẻ nhỏ thường khó phân biệt khiến phụ huynh đau đầu vì không biết phải xử trí như thế nào là đúng. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp các mẹ tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị của 5 bệnh lý viêm da ở trẻ thường gặp nhất.
Xem thêm:
- Hình ảnh bé bị viêm da ở trẻ dưới 1 tuổi khiến mẹ xót xa
- Viêm da ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm?
- Viêm da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?
Viêm da là tình trạng bề mặt da xuất hiện các tổn thương như sưng, mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn nhọt,… do phản ứng ứng viêm gây ra. Đa số các bệnh viêm da ở trẻ em đều không quá nghiệm trọng nhưng gây khó chịu cho bé. Nếu không điều trị kịp thời, có thể để lại sẹo, thâm khó loại bỏ gây mất thẩm mỹ cho làn da của trẻ sau này.
1. Viêm da cơ địa ở trẻ em
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Viêm da cơ địa ở trẻ em là một bệnh liên quan đến chức năng miễn dịch của cơ thể và thường có yếu tố di truyền. Các bậc phụ huynh cần thận trọng với một số yếu tố nguy cơ gây viêm da cơ địa ở trẻ như sau:
- Gia đình có người nhà bị dị ứng, nhạy cảm thời tiết.
- Da bị khô do: tắm nước nóng quá lâu, thay đổi xà phòng tắm, kem dưỡng da…
- Thời tiết thay đổi thất thường quá nóng hoặc quá lạnh
- Tiếp xúc với các yếu tố kích thích như: bụi bặm, lông động vật, khói thuốc, nước hoa….
- Ăn phải các thức ăn dễ gây dị ứng cũng là nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em.
Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở bé là gì, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm huyết học và chẩn đoán phù hợp.
Xem thêm: 6 loại viêm da phổ biến nhất ở trẻ em là gì?
1.2. Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Trong các bệnh viêm da ở trẻ nhỏ, viêm da cơ địa là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ. Các mẹ có thể dựa vào một số biểu hiện dưới đây để phỏng đoán xem có phải con đang bị viêm da cơ địa hay không.
- Triệu chứng: Da bị ngứa nhiều tạo thành các mảng đỏ. Triệu chứng giảm, vùng da bị ngứa sẽ chuyển sang màu nâu xám hoặc tạo ra các mảng dày do bị chà xát nhiều.
- Vùng xuất hiện: viêm da cơ địa chủ yếu là ở lòng bàn tay hoặc các nếp gấp trên cơ thể như khuỷu tay, sau gối, cổ….
2. Viêm da tiếp xúc ở trẻ em
2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Viêm da tiếp xúc xuất hiện khi da tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng da và kích hoạt phản ứng viêm dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Một số nguyên nhân phổ biến được biết tới nhiều bao gồm:
- Các hóa chất thông dụng như: xà phòng, sữa rửa mặt, nước hoa, mỹ phẩm trang điểm, nước xả vải….
- Các chất hóa học công nghiệp như: Formaldehyde, aceton và các hóa chất khác.
- Các chất liệu: Cao su, niken, vàng, bạc….
- Các yếu tố môi trường: phấn hoa, cây trồng, lông động vật….
- Các loại thuốc điều trị bệnh: Kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt….
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào yếu tố cơ địa. Để xác định chính xác nguyên nhân, bố mẹ cần theo dõi con kỹ lưỡng và tránh cho con tiếp xúc với các tác nhân này.
2.2. Biểu hiện viêm da tiếp xúc ở trẻ nhỏ
Sau khi tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng, bé có thể gặp phải các triệu chứng cụ thể dưới đây:
- Ngứa ngáy tại điểm tiếp xúc hoặc toàn bộ cơ thể.
- Nổi ban đỏ, dát đỏ toàn thân
- Trường hợp dị ứng nặng, vùng da tiếp xúc với yếu tố dị ứng có thể xuất hiện các bọng nước và gây đau rát khi vỡ
- Đau nhức vùng tiếp xúc hoặc toàn thân tùy mức độ.
Khi trẻ bị viêm da tiếp xúc, phụ huynh cần có biện pháp kiểm soát tránh để bé gãi nhiều có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm da thần kinh, nhiễm trùng da, thay đổi màu da.
3. Viêm da tiết bã ở trẻ
Viêm da tiết bã là một dạng viêm da ở trẻ rất phổ biến. Bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian sau khi tắm rửa cho trẻ đúng cách hoặc tắm lá cho trẻ như: lá trầu không, lá xả…
3.1. Biểu hiện của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ em
Triệu chứng của viêm da tiết bã xuất hiện chủ yếu ở những vùng da tiết dầu nhiều của cơ thể như da đầu, vùng ngực, mặt, lưng…. Các biểu hiện cụ thể bao gồm:
- Vùng da đầu bị loang lổ, lớp sừng dày xuất hiện
- Các vảy trắng vàng bám vào chân tóc
- Da rát đỏ hoặc chuyển vàng, trắng, diện tích khác nhau
- Ngứa rát, đau nhức vùng viêm da
Viêm da tiết bã dễ bị nhầm lẫn với viêm da đầu, viêm da dị ứng hay bệnh vảy nến. Do vậy mẹ cần đưa bé đến bệnh viện làm các kiểm tra cận lâm sàng để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng.
3.2. Cách điều trị viêm da tiết bã ở trẻ em
Viêm da tiết bã ở trẻ là một hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể tự hết nếu mẹ biết cách vệ sinh phù hợp cho trẻ. Thông thường chỉ cần dùng một số loại lá tắm như lá trầu không, nước dừa để gội đầu và tắm cho trẻ cũng có thể chữa viêm da tiết bã.
Trong trường hợp bệnh kéo dài, bạn có thể sử dụng kết hợp một số dung dịch vệ sinh dịu nhẹ dành riêng cho trẻ
4. Viêm da mủ
4.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm da mủ ở trẻ em
Có hai nguyên nhân chính khiến trẻ sớinh bị viêm da mủ, cụ thể:
- Viêm da mủ do tụ cầu: Tụ cầu gây tổn thương vùng nang lông và phát triển thành các mụn mủ viêm. Viêm da mủ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các dạng chính của bệnh bao gồm viêm nang lông, viêm nang lông sâu, nhọt và nhọt ổ gà
- Viêm da do liên cầu: Liên cầu xuất hiện chủ yếu ở vùng nhiều lông, chất bã nhờn, mồ hôi và thường gây bệnh khi da tiếp xúc với môi trường bẩn. Các dạng viêm da do liên cầu có thể gây ra bao gồm: chốc lây, chốc loét, hăm kẽ, chốc mép, viêm quầng.
4.2. Biểu hiện bệnh và cách điều trị
Tùy theo nguyên nhân và thể bệnh viêm da ở trẻ nhỏ mà trẻ sẽ có các triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau:
Viêm da do tụ cầu
Thể viêm nang lông nông
- Lỗ chân lông vùng da bị viêm hơi sưng đỏ sau đó xuất hiện mụn mủ nhỏ và quanh chân lông xuất hiện quầng viêm. Mụn mủ này khô lại để lại vảy tròn nâu sẫm và tự bong sau vài này.
- Điều trị viêm nang lông nông bằng chấm cồn I-ốt 1-3%, dung dịch xanh methylen 1%. Bôi mỡ chlorocid 1%, ,mỡ bactroban, kem silver, mỡ fucidin.
Viêm nang lông ở trẻ nhỏ thể viêm sâu
- Ban đầu là mụn mủ nhỏ quanh lỗ chân lông, sau đó mảng viêm lan ra tạo thành nhiều mụn mủ hoặc đám đỏ cộm gồ ghề nặn ra mụn.
- Điều trị bằng cồn Iốt 1-3% xanh methylen 1% mỡ kháng sinh Penicillin, Chlorocid 1%, oxyd vàng thuỷ ngân 10%,mỡ fucidin. Trường hợp nặng cần kết hợp uống kháng sinh và tiêm vắc-xin tụ cầu.
Thể viêm da đinh nhọt
- Viêm sâu rộng lan ra toàn bộ lỗ chân lông làm hoại tử một vùng biểu hiện thành “ngòi”. Ban đầu xuất hiện u sưng nóng, đỏ, đau, cứng tại lỗ chân lông bị viêm. Sau đó u có xu hướng mềm dần và làm ngòi tạo mủ. Sau 8 – 10 ngày, mủ vỡ, nặn ra một ngòi đặc và lành sẹo
- Điều trị đinh nhọt bằng cách: Chấm cồn Iốt 3-5% trong giai đoạn u mới hình thành. Khi nhọt bị vỡ thì bôi mỡ kháng sinh kết hợp uống hoặc tiêm một đợt kháng sinh.
Thể viêm da nhọt ổ gà
- Các nang lông và tuyến hôi tạo thành các túi mủ. Túi này nổi thành cục cứng sau mềm dần rồi vỡ. Có thể nằm rải rác hoặc thành cụm.
- Điều trị nhọt ổ gà: Sát trùng bằng thuốc màu sau đó bôi mỡ kháng sinh,tiêm uống kháng sinh. Trường hợp túi mủ lớn có thể phải chích hoặc nặn.
Viêm da mủ do liên cầu
Thể viêm da chốc lây
- Ban đầu chỉ là bọc nước nhỏ, trong với quầng viêm đỏ xung quanh. Sau đó, dịch trong mụn chuyển thành mủ đục đóng vảy và tiết dịch vàng như mật ong. Chốc có thể xuất hiện ở vùng đầu kết thành từng đám vẩy màu vàng sẫm cũng có thể xuất hiện rải rác toàn cơ thể.
- Điều trị viêm da chốc lây ở trẻ: Dùng kim chọc các mụn chốc ra, sau đó chấm dịch sát khuẩn như: dung dịch milian xanh methylen 1%, eosin 2% hoặc mỡ kháng sinh. Trường hợp bệnh nhân sốt cần uống thêm hạ sốt và kháng sinh. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh để dịch chốc lan ra các vùng da lành trên cơ thể.
Thể viêm da chốc loét
- Các mụn nước cũng xuất hiện như ở chốc lây. Tuy nhiên, sau khi mụn nước vỡ sẽ để lại những ổ loét rất khó điều trị.
- Điều trị viêm da chốc loét ở trẻ: Các chốc sau khi bị vỡ cần được làm sạch bằng dung dịch thuốc tím 1/4000. Sau đó, dùng dung dịch Nitrat bạc 0,25 – 0,50% để tiếp tục sát khuẩn. Cuối cùng, bôi thuốc mỡ để làm mềm và ẩm da và diệt khuẩn. Kết hợp với điều trị toàn thân bằng thuốc kháng sinh và các vitamin B1, A, C…
Thể viêm da hăm kẽ ở trẻ
- Tại các kẽ da bị viêm xuất hiện các đám đỏ, rớm dịch và bị tróc da thành viền. Đám da có thể trợt loét, chảy nước và gây đau cho trẻ.
- Cách điều trị: Sát khuẩn vùng bị hăm bằng dung dịch thuốc tím 1/4000 sau đó rắc bột talc boric 3%. Chú ý: Không dùng các loại thuốc mỡ để điều trị viêm da mủ thể hăm kẽ.
Thể viêm da chốc mép
- Xuất hiện ở vùng da khu vực quanh mép với các vết nứt trợt, chảy dịch sau đó đóng vảy vàng. Các vết này dễ bị chảy máu gây đau rát khiến trẻ khó bú, bỏ ăn.
- Cách điều trị: Sát trùng bằng dung dịch Nitrat bạc 0.25% chấm lên vùng da bị viêm. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh neomycin 3%.
Thể viêm quầng ở trẻ
- Vùng da bị viêm xuất hiện tình trạng căng sau đó đỏ, bóng và có dấu hiệu phù. Diện tích vùng viêm có thể lên đến vài chục cm với vùng da nhô cao, có viền rõ ràng so với các vùng xung quanh. Vùng ria có thể xuất hiện mụn nước. Vùng trung tâm có thể có phỏng nước thậm chí là loét hoại tử. Toàn thân trẻ sốt cao, đau nhức.
- Cách điều trị: Điều trị kháng sinh toàn thân bằng phương pháp tiêm Lincomycin, Gentamycin hoặc Rocephin. Với các trường hợp viêm quầng tái phát, có thể phải nhỏ Penicillin liên tục nhiều tháng hoặc cả năm. Kết hợp với các loại thuốc giảm đau, an thần, vitamin…
5. Viêm da do côn trùng cắn ở trẻ
5.1. Nguyên nhân gây bệnh
Là do loại côn trùng có tên khoa học là Paederus hay còn được gọi là kiến ba khoang. Dịch kiến ba khoang có khả năng gây viêm, phỏng da nặng và gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc.
5.2. Biểu hiện của bệnh
Các vết tổn thương thường xuất hiện thành từng vệt với viền đỏ rõ ràng có các mụn nước li ti. Ở giữa của vệt viêm da bị lõm xuống, loét thậm chỉ là hoại tử, đọng dịch.
5.3. Cách điều trị các bệnh viêm da ở trẻ do côn trùng cắn
Đầu tiên, phụ huynh cần giúp bé làm dịu vùng da bị tổn thương bằng các loại kem như kem kẽm, hồ nước, dung dịch Jarish…. Sau đó, có thể dùng các dung dịch sát khuẩn và các thuốc mỡ kháng sinh.
Điều trị toàn thân bằng các kháng histamin để kiểm soát triệu chứng ngứa nhức kết hợp với uống kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Việc sử dụng thuốc trong điều trị các bệnh viêm da ở trẻ nhỏ cần được căn chỉnh liều lượng và phương pháp sử dụng hợp lý. Do vậy, phụ huynh cần đưa bé đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị bằng bất cứ thuốc gì cho con.
Trên đây là thông tin về các bệnh viêm da ở trẻ nhỏ. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm về vấn đề da liễu của con, mẹ chỉ cần để lại thông tin và câu hỏi dưới bài viết, các chuyên gia sẽ tư vấn tận tình cho mẹ!