Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Viêm da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi bệnh?

Viêm da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi bệnh?

Viêm da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi bệnh chính là thắc mắc chung của rất nhiều ba mẹ hiện nay. Theo các bác sĩ nhi khoa, viêm da ở trẻ sơ sinh sau bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, tình trạng phát triển của bệnh và thể trạng của trẻ là những yếu tố quan trọng nhất. Ngoài ra, mỗi dạng bệnh viêm da khác nhau sẽ có thời gian điều trị khác nhau. Vì vậy, ba mẹ cần tìm hiểu chính xác tình trạng bệnh của trẻ đang ở giai đoạn nào.

1. Đặc điểm và chu trình phát triển của từng dạng viêm da

1.1. Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa sau bao lâu thì khỏi

Viêm da cơ địa là tình trạng bệnh mãn tính phát triển thành từng giai đoạn. Trẻ nhỏ thường gặp viêm da cơ địa ở dạng ngứa và chàm. Thông thường, các bé có bố mẹ, người thân có tiền sử bệnh dị ứng thì dễ bị viêm da cơ địa hơn. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi.

Các giai đoạn phát triển của bệnh gồm:

  • Ở thời kỳ mới khởi phát, khoảng 3 tuần sau sinh là trẻ đã có thể bị mắc bệnh này. Các dấu hiệu ban đầu là xuất hiện vết đỏ trên da và ngứa. Các vị trí phát bệnh thường gặp là hai má, trán, cổ, cánh tay, mặt dưới các chi hoặc ở vùng da đầu. Các bé đã bắt đầu biết bò thì có thể xuất hiện những tổn thương ở vùng đầu gối.
  • Ở thời kỳ tiến triển của bệnh, trên vùng da ửng đỏ sẽ xuất hiện các vết mụn nước nhỏ và có xu hướng tập trung lại với nhau. Các mụn nước có dịch, nông và rất dễ vỡ. Khi vỡ, chúng chảy mủ và đóng lại trên da trẻ khiến da bé trở nên dày hơn.
  • Bệnh có dấu hiệu khỏi khi vùng da dày bong vảy và khiến da bé trở nên trơn nhẵn. Lúc này, vùng da bị viêm da cơ địa thường mỏng hơn và có màu hồng nhạt.

Viêm da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi? Có khoảng 70% trẻ bị viêm da cơ địa sẽ tự khỏi khi lớn hơn. Ví dụ, các bé bị viêm da cơ địa vào lúc 3 tháng tuổi có thể tự hết ở tháng thứ 12-24. Ngược lại, có khoảng 30% trường hợp bệnh sẽ tái phát và kéo dài liên tục.

Viêm da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Xem thêm về viêm da ở trẻ 6 tháng tuổi, các dấu hiệu nhận biết cụ thể từng loại viêm da.

1.2.  Viêm da dầu ( viêm da tiết bã) sau bao lâu thì khỏi

Viêm da dầu là dạng viêm da mạn tính. Trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da dầu là do tác động của androgen từ mẹ truyền tới trẻ qua nhau thai khiến tuyến bã nhờn tăng hoạt động.

Thời tiết khô hanh cũng khiến trẻ dễ bị viêm da dầu hơn nếu không được dưỡng ẩm thường xuyên và đúng cách. Viêm da dầu thường xuất hiện ở các vùng da có độ dầu cao như da dầu, mặt, các nếp gấp ở đùi, cánh tay, vùng xương ức trước ngực,… Trẻ dưới 3 tuổi hay gặp phải tình trạng này.

Các giai đoạn phát triển của bệnh gồm:

  • Ở giai đoạn mới tiến triển, viêm da dầu bắt đầu bằng việc xuất hiện các vảy nhỏ trên da, đặc biệt là ở vùng da đầu. Da khô và có sần đỏ ở trên nang lông. Ranh giới với các vùng da khác chưa thật sự rõ ràng.
  • Khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, vùng da bị viêm da dầu trở nên dễ nhận biết hơn. Chúng liên kết với nhau thành từng mảng lớn với đặc điểm là ở giữa có các vảy mỏng. Xung quanh có các nốt sẩn màu đỏ đậm và có vảy mỡ.
  • Bệnh có dấu hiệu khỏi khi các vảy bong dần da và da trở nên bớt khô hơn. Vùng bị ứng đỏ giảm diện tích và không còn quá khác biệt với những vùng da xung quanh.

Thông thường, những thương tổn do viêm da dầu ở trẻ sẽ tự mất đi khi trẻ được 6-12 tháng tuổi. Thời gian tiến triển bệnh từ lúc bắt đầu đến lúc khỏi thường là 30 tuần.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Vùng da giữa 2 lông mày bong vảy, dày lên

1.3.  Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Viêm da mủ có 2 dạng phổ biến là viêm da mủ do tụ cầu khuẩn và viêm da mủ do liên cầu khuẩn.

1.3.1. Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn

Các tụ cầu khuẩn thường gây ra những tổn thương ở các nang lông trên da. Các dạng thường gặp là viêm nang lông nông, viêm nang lông sâu, đinh nhọt, nhọt ổ gà,…

Các giai đoạn phát triển của bệnh gồm:

  • Các mụn mủ sẽ phát triển từ lỗ chân lông và hay xuất hiện ở bất cứ cụm da nào trừ những khu vực không có lỗ chân lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Ban đầu, các nốt viêm nhỏ như mụn sẽ xuất hiện trên da. Chúng phát triển thành những quầng viêm quanh chân lông.
  • Ở giai đoạn tiến triển sẽ xuất hiện các nốt mụn to hơn, vị trí bị viêm lan rộng hơn và có thể gây nhiễm khuẩn.
  • Cuối cùng, các vết mụn sẽ khô lại và bong vảy.

Vết viêm da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi còn tùy từng tình trạng cụ thể. Bệnh sẽ được điều trị khỏi trong thời gian từ 4-6 tuần nếu được xử lý đúng cách.

Dấu hiệu viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

1.3.2. Viêm da mủ do liên cầu khuẩn

Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, cổ, cánh tay, chân và từ đó lan dần sang các vị trí khác của cơ thể.

Các giai đoạn phát triển của bệnh gồm:

  • Ban đầu, trên da trẻ sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ và có quầng viêm đỏ ở xung quanh.
  • Tiếp theo, mụn nước sẽ ngày càng to. Dịch nước bên trong từ màu trong chuyển sang đục dần.
  • Cuối cùng, mụn nước sẽ bị vỡ và để lại trên da lớp vảy vàng như mật ong. Trong quá trình bị bệnh, sẽ có thể bị sốt hoặc gây nổi hạch.

Bệnh viêm da mủ do liên cầu khuẩn thông thường sẽ được điều trị khỏi trong 2-3 tuần.

Viêm da để lại những tổn thương nghiêm trọng
Viêm da để lại những tổn thương nghiêm trọng

1.4. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng là trường hợp da của trẻ phản ứng với các yếu tố kích thích đến từ môi trường như phơi nhiễm các chất độc hại, chất hóa học,… Bệnh thường xuất hiện trên da đầu, mặt, mí mắt, dái tai, mu bàn tay, mu bàn chân…  Trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc viêm da tiếp xúc dị ứng.

Các giai đoạn phát triển của bệnh gồm:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính: Biểu hiện là xuất hiện những vùng da bị rát đỏ và có ranh giới rõ so với những vùng xung quanh. Trẻ bị viêm da ở trên mặt có thể nổi thành mụn nước hoặc bị sần da. Các bọng nước có thể kết hợp lại với nhau thành từng mảng sau đó bị vỡ để lại dịch, đóng vảy và gây ngứa.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng bán cấp: Trên da xuất hiện vết đỏ có vảy khô hoặc là những đốm đỏ nhỏ hình tròn hoặc những nốt sần hình tròn.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng mãn tính: Biểu hiện dễ gặp nhất là mụn nước và sau đó tiết dịch khi vỡ. Da bị khô và bong vảy. Ở vị trí bàn chân và bàn tay có thể gây tổn thương móng kèm theo.

Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xuất hiện sau 48h sau khi da tiếp xúc với các yếu tố gây hại. Nếu được điều trị sớm và đúng cách thì bệnh có thể khỏi sau 2-4 tuần.

Trẻ bị viêm da tiếp xúc di ứng
Trên da xuất hiện mụn nước, có ranh giới rõ ràng

1.5. Viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn

Có rất nhiều loại côn trùng có thể gây ra những tổn thương cho làn da của trẻ như muỗi, ruồi trâu, ong bắp cày, ong vò vẽ, rận, rệp giường,… Tùy từng loại côn trùng cắn mà sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau.

Hầu hết các loại côn trùng cắn thường ngứa và khiến cho da bị ửng đỏ hoặc nổi mụn nước, bị sần da. Những tổn thương da do bị côn trùng cắn có thể chữa khỏi sau 5-7 ngày.

Viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn
Vết viêm da do kiến ba khoang gây ra

2. Biến chứng của viêm da ở trẻ sơ sinh

2.1 Viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Rất nhiều mẹ nghĩ rằng, viêm da ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm và có thể tự hết khi trẻ lớn hơn. Quan niệm sai lầm đó đã khiến cho trẻ không được điều trị sớm và đúng cách, ảnh hưởng tới thời gian điều trị.

Trẻ chỉ có thể tự khỏi với 1 số bệnh viêm da nhất định và với điều kiện sức đề kháng của trẻ tốt. Một số loại bệnh không thể tự hết và các bé có sức đề kháng yếu sẽ không tự khỏi được. Chính vì thế, viêm da ở trẻ sơ sinh không thể coi thường vì có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

2.2 Biến chứng viêm da ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê, trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng nhiễm trùng da: Khu vực da bị viêm tạo điều kiện thuận lợi cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương hở và gây ra nhiễm trùng da. Nhiễm trùng có thể lan vào máu và dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
  • U mềm lây nhiễm: Từ những vết thương trên da, vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể và tạo ra những u mềm lây nhiễm. Tình trạng này khiến da trẻ bị tổn thương nặng hơn.
  • Viêm da dị ứng phát triển trong thời gian dài có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng ở trẻ em. Điều này là do việc điều trị với những sản phẩm thuốc có chứa corticosteroid như Beproson bôi ngoài da… đặc biệt là corticosteroid đường uống, gây chậm phát triển.
Viêm da để lại những tổn thương nghiêm trọng
Viêm da để lại những tổn thương nghiêm trọng

Xem thêm: Viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

3. Cách xử lý viêm da ở trẻ sơ sinh

Để quá trình điều trị nhanh đạt kết quả, mẹ hãy lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ hàng ngày:

  • Cách giảm ngứa: Viêm da khiến trẻ bị ngứa và hay quấy khóc, khó tập trung, biếng ăn và khó ngủ. Vì vậy, mẹ nên giảm ngứa cho bé bằng cách sử dụng các loại kem bôi có tác dụng giảm ngứa ngáy, ngăn vi khuẩn xâm nhập như Kem EmBé.
  • Dưỡng ẩm: Da trẻ được dưỡng ẩm đầy đủ sẽ giúp hạn chế những thương tổn gây ra do bệnh viêm da. Da bé sẽ trở nên bớt khô ráp và mịn màng hơn, hạn chế để lại sẹo.
  • Cách tắm và lựa chọn xà phòng tắm phù hợp: Mẹ cần giữ vệ sinh cho bé vùng da bị bệnh khô thoáng và sạch sẽ. Mẹ nên lựa chọn các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ nhỏ để tránh kích thích làn da mỏng manh của bé.
  • Tránh thức ăn gây dị ứng: Các thực phẩm như sữa bò, đậu phộng, hải sản,… có thể khiến tình trạng viêm da của bé trầm trọng hơn. Do đó, các mẹ nên chú ý tránh để trẻ ăn các thức ăn có nguy cơ gây dị ứng trong thời gian bị bệnh.
Kem EmBé trị viêm da ở trẻ sơ sinh
Kem EmBé đặc trị viêm da ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bị bệnh viêm da, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được xác định bệnh chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị viêm da cho trẻ sơ sinh, các mẹ lưu ý:

  • Không tự ý dùng thuốc bôi ngoài da khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Tránh để trẻ gãi vào vết thương, vùng da viêm.
  • Khi thấy da của bé có biểu hiện bất thường như vết loét hay mụn rộp, mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay.
  • Tình trạng viêm da khiến sức đề kháng của trẻ yếu và trẻ dễ bị tấn công hơn bởi vi rút hoặc vi khuẩn vì vậy hãy tăng cường bổ sung dinh dưỡng qua sữa/đồ ăn, thức uống hàng ngày.

Xem chi tiết cách trị viêm da ở trẻ sơ sinh theo từng nhóm bệnh để hiểu rõ về 5 nguyên tắc trong điều trị căn bệnh này.

Xem thêm: Top 10+ thuốc viêm da ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất

Viêm da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để quá trình điều trị cho trẻ nhanh, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ và chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…