Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Các mẹ đã biết cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả?

Các mẹ đã biết cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả?

Trẻ mới chào đời nhất là trong 3 tháng đầu rất cần có sự quan tâm và chăm sóc của người lớn. Một trong những bệnh lí mà lứa tuổi này thường hay gặp phải đó là hiện tượng trẻ bị hăm da. Khi bị hăm các con luôn có cảm giác khó chịu, quấy khóc gây lo lắng cho phụ huynh. Dưới đây là một số điều mẹ cần làm khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

1. Tìm hiểu về bệnh lí hăm da

Việc quan trọng đầu tiên khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh chúng ta cần làm là nắm rõ được nguồn gốc, nguyên nhân, biểu hiện, tính ảnh hưởng của hăm da đối với trẻ. Bệnh hăm da là tình trạng bị viêm tại các nếp gấp da như nách, cổ, kẽ bàn chân, bàn tay nhất là vùng háng bẹn xung quanh cơ quan sinh dục của bé. Có thể nhận thấy khi trẻ xuất hiện các nốt mần đỏ, bong vảy, lở loét, ứ đọng dịch,… người dễ bị hăm da là người có cơ địa suy giảm, đái tháo đường, người béo phì và trẻ sơ sinh.

Những nguyên nhân như vệ sinh không đúng cách, không thay tã bỉm, để trẻ vui chơi nghỉ ngơi nơi có môi trường, nhiệt độ không khô thoáng chính là con đường làm cho trẻ bị hăm da. Hăm da tưởng chừng như chỉ là một bệnh lý phổ biến mà trẻ nhỏ nào cũng phải gặp khi sinh ra nhưng nếu không phát hiện và chữa trị đúng kịp thời rất có khả năng nó sẽ mang lại hệ lụy không mong muốn. Ở mức độ nhẹ chỉ là một vài những tổn thương nhẹ ở bên ngoài da nếu nặng hơn nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bên trong của cơ thể như da liễu. Chính vì thế mà việc chữa hăm cho trẻ sơ sinh là điều cần hết sức lưu ý.

chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Đóng bỉm thường xuyên là nguyên nhân gây hăm da ở trẻ

2. Chú ý những thói quen sinh hoạt hàng ngày

Những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng có mối liên hệ logic đến tình trạng hăm da ở trẻ. Việc cho trẻ vệ sinh cơ thể không được bỏ qua. Mùa hè là khoảng thời gian trẻ rất dễ bị hăm nên thay quần áo thoáng mát, giặt sạch, thường xuyên thay bỉm để trẻ được vui chơi thoải mái nhất. Mỗi ngày nên cho trẻ uống đủ nước để trẻ không bị khô da, giữ được độ ẩm, ăn uống các chất quan trọng và đủ để cơ thể có thể kháng lại các vi khuẩn từ bên ngoài. Mẹ không nên cho trẻ ăn các thực phẩm lạ, uống kháng sinh, chứa nhiều axit.

Bệnh hăm da không bị lây lan nhưng tốt nhất là chúng ta nên tránh cho trẻ dùng chung đồ với người khác. Khi tắm xong phải lau khô người rồi mới mặc đồ tránh tình trạng cơ thể còn ẩm ướt. Chỉ cần nắm được những kiến thức về việc chăm sóc, vệ sinh và duy trì thói quen ăn uống tốt cho con chắc chắn các mẹ bỉm sữa sẽ không còn quá đau đầu khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh.

chữa hăm da ở trẻ sơ sinh

Giữ vệ sinh sạch sẽ là cách chữa hăm da hiệu quả cho bé

3. Vấn đề tã, bỉm

Chứng hăm tã rất phổ biến với 60-70% bé và một trong những con đường gây ra bệnh lí hăm da chính là việc đóng tã, bỉm. Để tránh bị hăm, trong khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh chúng ta cần duy trì việc thay tã cho trẻ chọn loại tã, bỉm có độ ẩm, hút thấm tốt. Khi tã bẩn hãy nhanh chóng thay tã mới để da bé không bị vi khuẩn xâm nhập. Tốt nhất là nên chọn loại tã có thương hiệu, mềm mại, chất lượng tốt, bền bỉ và có tính năng không làm cho con bị dị ứng, nới lỏng tã, không cần đóng quá chặt để tránh gây ra khó chịu cho trẻ.

Ưu điểm của tã, bỉm là có thể mang đi xa, dùng một lần, nhẹ, thoáng mát, giá rẻ thậm chí là có thể dùng lại được. Tuy nhiên tùy vào tã, bỉm giấy hoặc vải sẽ có những bất lợi như không tiện dùng, nổi mẩn đỏ, ngứa. Chú ý phải rửa tay sạch trước khi đóng tã, bỉm cho con, làm theo hướng dẫn sử dụng, cách 2-3 tiếng thay một lần, trẻ lớn hơn thì 3-4 tiếng.

Chữa hăm cho trẻ sơ sinh không phải là điều quá khó khăn đối với người lớn nhưng trước hết mỗi người hãy từ phòng bệnh hơn chữa bệnh cho trẻ để bé không có nguy cơ cao bị hăm da. Điều thiết yếu là cần phải hiểu đúng và chính xác về bệnh để có thể đưa ra những biện pháp phòng tránh đúng đắn nhất. Hãy cố gắng vì tương lai con em chúng ta.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…