Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cha mẹ cần làm gì khi bé bị rôm sảy?

Cha mẹ cần làm gì khi bé bị rôm sảy?

Do làn da còn non nớt, không thể cản hết vi khuẩn nên rôm sảy rất thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại nhưng cha mẹ cũng cần biết cách xử lý đúng khi gặp hiện tượng này, tránh để cho rôm sảy dẫn đến nhiều vấn đề khác. Vậy bé bị rôm sảy cha mẹ cần làm gì, bài viết sau sẽ trả lời câu hỏi đó.

Xem thêm:

1. Bé bị rôm sảy là hiện tượng gì?

Bệnh rôm sảy có tên khoa học là prickly heat hay miliaria. Bệnh rôm sảy có biểu hiện là trên da xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ theo từng vùng trên người bé. Điều kiện để bệnh phát triển là khi các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm ứ đọng mồ hôi trong lỗ chân lông.

Mùa xuất hiện rôm sảy thường là vào mùa hè, tập trung vào những vùng da tiết nhiều mồ hôi như trán, cổ, lưng, ngực. Đôi khi xuất hiện thêm ở vùng kẽ nách, háng.

bé bị rôm sảy

Bé bị rôm sảy là hiện tượng thường gặp vào mùa hè

2. Các loại rôm sảy thường gặp

Tùy mức độ nặng nhẹ mà bệnh có những dấu hiệu khác nhau. Người ta chia rôm sảy thành 3 loại theo từng mức độ nặng nhẹ như sau:

– Rôm sảy kết tinh: Đây là mức độ nhẹ nhất và thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của rôm sảy kết tinh là trên da nổi những mụn nước nhỏ, trong. Những mụn nước này không sâu, xung quanh có sẩn, dễ vỡ, nhưng lại lành da, không ngứa rát.

– Rôm sảy đỏ: Triệu chứng là trên da trẻ xuất hiện những nốt sẩn đỏ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, nặng hơn nữa sẽ gây đau rát. Rôm sảy đỏ có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 1-3 tuần đầu tiên sau khi sinh.

– Rôm sảy sâu: Rôm sảy sâu là loại rôm sảy nặng nhất nhưng may mắn là khá ít gặp. Độ tuổi bị rôm sảy sâu thường là trẻ em, người lớn và những người từng bị rôm sảy đỏ nhiều lần. Khi bị rôm sảy sâu, lớp bì sâu dưới da bị tổn thương, dù không gây cảm giác ngứa ngáy đau rát nhưng nó lại làm bít lỗ chân lông, kiềm mồ hôi, dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng. Hậu quả của việc này là người bệnh dễ chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, kiệt sức.

3. Bé bị rôm sảy có nguy hiểm không?

Khi bé bị nổi rôm sảy, nếu cha mẹ chăm sóc kỹ và đúng cách thì bệnh sẽ hết trong khoảng 7-10 ngày và không xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách hoặc một số trường hợp bệnh nặng có thể xảy ra một số biến chứng như: Sốc nhiệt hoặc nhiễm trùng ở vùng da bị tổn thương, vi trùng phát triển dẫn tới bội nhiễm gây ra rôm sảy mủ.

Khi bé bị rôm sảy mủ tức là bệnh đã chuyển sang thể nặng. Rôm sảy mủ nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến trẻ sơ sinh gặp phải không ít vấn đề đối với làn da và sức khỏe.

4. Bé bị rôm sảy – Trị thế nào an toàn và hiệu quả?

– Vệ sinh cho bé

Khi bé bị rôm sảy, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là vệ sinh cho bé. Tắm cho bé bằng nước mát hoặc nước lá để làm mát và làm sạch cơ thể bé. Sau khi tắm, các mẹ nhớ lau khô người bé bằng khăn sạch, mềm mịn và thấm nước.

Có nhiều bài thuốc dân gian được ông bà, cha mẹ chúng ta truyền miệng nhau để chữa rôm sảy cho bé, đó là các loại nước tắm lá như: sài đất, lá khế, lá tre, kim ngân, trà xanh, vv. Những bài thuốc dân gian chữa rôm sảy này vừa hiệu quả lại vừa lành tính, rất an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng chúng khá mất công trong khâu chuẩn bị, không phải cha mẹ nào cũng có thời gian để có thể nấu được nồi lá tắm kì công cho bé. Hơn thế nữa, nhiều loại lá có thể có chứa thuốc trừ sâu, nếu không ngâm rửa kỹ có thể ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé.

bé bị rôm sảy

Tắm rửa sạch sẽ khi bé bị rôm sảy

– Thay quần áo cho bé

Cha mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi, tốt nhất là quần áo làm từ vải cotton 100% giúp thấm hút mồ hôi tốt và tránh hiện tượng bé bị rôm sảy. Đồng thời nên tránh vải len hay vải chất liệu tổng hợp, đây là các loại vải ít thấm hút mồ hôi, có thể gây bí và kích ứng da.

– Không gãi hay chà xát da bé

Khi bé bị rôm sảy, vùng da ấy sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu nên bé thường gãi và làm trầy xước da của mình, vùng da trầy xước sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Để tránh việc này, cha mẹ nên cắt ngắn móng tay móng chân cho con, nếu cần thiết thì có thể cho bé đeo bao tay.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm Kem EmBé được bào chế từ nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, không corticoid, không paraben, không gây kích ứng da giúp giảm ngay triệu chứng sưng, đỏ, ngứa có tác dụng làm mát da, ngăn ngừa và làm dịu vết rôm sảy mang đến làn da mịn màng, trắng hồng cho bé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…