Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Chàm sữa – 3 điều mẹ nhất định phải biết

Chàm sữa – 3 điều mẹ nhất định phải biết

Chàm sữa – hay còn gọi là lác sữa là một bệnh lý da liễu khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cần biết sau  để có thể phòng và chữa trị chàm sữa cho con hiệu quả nhất nhé!

 

1. Chàm sữa là gì?

Chàm sữa là loại bệnh chàm thể tạng có thể  gặp ở trẻ em từ 1 tháng tuổi. Những triệu chứng đầu tiên của chàm sữa là xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở 2 bên má sau đó có thể xuất hiện thêm ở cằm, trán. Các mụn nước mau bị vỡ làm da bị rớm dịch và đỏ, khi da bị nhiễm trùng thì sẽ bị sưng đỏ hơn. Bệnh không lây từ trẻ này sang trẻ khác nhưng có xun hướng lây lan trên cùng một cơ thể.

CHàm sữa và những điều mẹ cần biết

Chàm sữa

Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, bệnh có thể biến mất mà không còn để lại dấu vết gì. Chàm sữa khiến trẻ ngữa nên lấy tay gãi liên tục, khó chịu dẫn đến bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém.

Thông tin chi tiết về loại bệnh này mọi người lên tham khảo tại đây.

2. Nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên, theo các thống kê của sở y tế, căn bệnh này thường xảy ra ở người có cơ địa dễ dị ứng. Những trẻ có cha mẹ mắc các chứng hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết…

Tuy không thể xác định chắc chắn và đích xác nguyên nhân gây bệnh nhưng nghiên cứu phát hiện ra rằng chàm sữa xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân chính:

  • Cơ địa của bản thân người bệnh dễ bị dị ứng, kích ứng và người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nguyên nhân gây bệnh ở đây có thể do gen di truyền từ bố mẹ sang con.
  • Chất gây dị ứng ở đây thậm chí có thể là chất được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi, long mèo, long chó…

Ngoài ra nếu bé đang bú sữa ngoài thì loại sữa bột đang dùng cũng có thể là nguyên nhân khiến chàm sữa ở trẻ sơ sinh vì  chứa nhiều chất bổ giúp phát triển trí thông minh và tăng trưởng nhưng chính những chất này lại thường là nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ.

3. Cách phòng tránh cho bé.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi vậy thay vì tìm cách chữa trị sau khi đã để con bị chàm sữa, bố mẹ hãy thật cố gắng áp dụng các biện pháp phòng tránh tốt nhất cho con. Việc phòng tránh như thế nào sẽ có liên hệ mật thiết với 2 nhóm nguyên nhân đã được phân tích ở trên.

  • Khi trẻ còn bú mẹ, mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng, chàm sữa. Bạn cũng hạn chế tối đa ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.
  • Ngoài ra, để hạn chế lác sữa, bạn cũng nên lựa chọn sữa càng có ít chất tăng trưởng càng tốt hoặc đổi sang dùng loại sữa khác mỗi khi cháu bị lác sữa

Khi bé đã bị bệnh cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp điều trị bệnh chàm sữa để bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe.Tình trạng bệnh chàm sữa kéo dài lâu làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của trẻ.

Ví dụ như trẻ liên tục quấy khóc, gãi ngứa, da nóng, mặt đỏ, gây ra các vết thương nhiễm trùng trên má làm bé khó chịu. Những điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ gây biếng ăn, cáu gắt.

Trong các trường hợp nặng còn làm làn dan của bé bị tổn thương đặc biệt ở những khu vực nhạy cảm như mặt, hai má, lông mày để lại sẹo.

Chàm sữa là một căn bệnh khó chữa và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bởi vì gây khó chịu cho các bé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…