Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

7 lưu ý quan trọng khi gặp chàm sữa bị chảy nước ở bé

7 lưu ý quan trọng khi gặp chàm sữa bị chảy nước ở bé

Tình trạng chàm sữa bị chảy nước ở bé có thể khiến các mẹ hốt hoảng khi gặp phải. Đừng quá lo lắng, các mẹ hãy theo dõi ngay những thông tin dưới đây để biết cách xử lý khi trẻ gặp phải hiện tượng trên.

Xem thêm:

Nguyên nhân chàm sữa bị chảy nước

Tình trạng chàm sữa chảy nước ở trẻ có thể là do những nguyên nhân sau đây gây ra:

1.Nguyên nhân bên trong

  • Di truyền: Bệnh chàm sữa ở trẻ có thể là do bị di truyền từ bố mẹ. Nếu bố mẹ đã từng mắc các bệnh như viêm da dị ứng, hen suyễn, hắc lào, nấm da,… thì khả năng bị chàm sữa của con cũng cao hơn.
  • Hệ thống miễn dịch: Một hệ thống miễn dịch không được phát triển đầy đủ có thể ảnh hưởng đến mức độ bảo vệ của da. Trẻ có hệ miễn dịch bị suy yếu dễ mắc chàm sữa hơn.
  • Do quá trình chuyển hoá chất trong cơ thể: Một số các chất bình thường có thể trở thành những chất gây dị ứng và khiến trẻ bị chàm sữa thông qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
  • Do cơ địa: Trẻ có thể bị chàm sữa vì những rối loạn nhất định trong cơ thể như:
    • Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa, bài tiết: Trẻ hay bị tiêu chảy, nôn trớ, biếng ăn, bỏ ăn,… dễ bị chàm sữa hơn.
    • Trẻ bị rối loạn chức năng nội tiết và thần kinh: Trẻ bị mất ngủ, mệt mỏi, hay căng thẳng làm suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh chàm sữa.
Nguyên nhân gây chàm sữa chảy nước
Nguyên nhân gây chàm sữa chảy nước

2.Nguyên nhân bên ngoài

  • Thời tiết: Thời tiết nóng ẩm trong mùa hè ở Việt Nam là điều kiện lý tưởng cho nhiều bệnh về da phát triển. Các bé thường xuyên ở trong không gian với nhiệt độ cao, nóng dễ bị chàm sữa.
  • Môi trường: Các tác nhân từ môi trường bên ngoài như khói bụi, hóa chất, nấm mốc, bụi bẩn,… làm cho sức đề kháng của trẻ bị suy yếu. Chúng cũng khiến trẻ dễ bị mắc bệnh về da.
  • Thực phẩm: Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng và làm cho trẻ bị chàm sữa như đậu phộng, hải sản (ốc, cua, tôm, mực,..), sữa bò và các chế phẩm từ sữa (bơ, phô mai, sữa chua,…). Ngoài ra trẻ bị thiếu dinh dưỡng do không được cung cấp các loại thực phẩm cần thiết cũng dễ gặp phải tình trạng chàm sữa bị chảy nước.
Ôi nhiệm không khí cũng là một nguyên nhân mắc bệnh chàm sữa
Ôi nhiệm không khí cũng là một nguyên nhân mắc bệnh chàm sữa

Biểu hiện của chàm sữa bị chảy nước

Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng của chàm sữa thường tác động đến mặt, cổ, da đầu, khuỷu tay và đầu gối. Các triệu chứng chàm sữa có thể xảy ra khác nhau một chút ở mỗi đứa trẻ nhưng thường sẽ bao gồm:

  • Da khô, bong vảy
  • Ngứa dữ dội
  • Đỏ và sưng
  • Những vết sưng nhỏ, nổi lên có thể rò rỉ chất lỏng nếu bị trầy xước tạo thành tình trạng chàm sữa bị chảy nước.
  • Những vết sần sùi ở mặt, cánh tay trên và đùi.
  • Da mí mắt hoặc xung quanh mắt trở nên tối màu.
  • Thay đổi da quanh miệng, mắt hoặc tai
  • Khu vực da bị chàm sữa có xu hướng lây lan.

Chàm sữa thường gây ngứa. Do đó, khi ở trong giai đoạn nổi mụn nước, trẻ hay gãi làm mụn nước bị vỡ ra gây chảy nước. Hành động này có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng.

Biến chứng của chàm sữa chảy nước

Trẻ gặp phải tình trạng chàm sữa bị chảy nước nếu không được xử lý, điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da: vi khuẩn, vi-rút luôn hiện hữu xung quanh chúng ta và khi vết chàm bị trầy xước, chúng dễ dàng thâm nhập vào bên trong gây ra nhiễm trùng khiến quá trình chữa trị gặp nhiều khó khăn.
  • Hen suyễn và viêm mũi dị ứng: Theo thống kê, có hơn 1 nửa số trẻ bị chàm sữa có thể phát triển thành hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị chàm sữa dứt điểm.
  • Viêm da thần kinh: Chàm sữa có thể dẫn tới tình trạng viêm da mãn tính với những cơn ngứa da kéo dài không dứt. Tình trạng này khiến cho da trở nên dày hơn hoặc có thể bị đóng vảy, sạm màu.
  • Mất ngủ: Tình trạng ngứa da và khó chịu do chàm sữa gây ra có thể khiến trẻ bị mất ngủ. Mất ngủ làm suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ, trẻ hay bị mệt mỏi, uể oải và chậm phát triển.

Có thể thấy chàm sữa chảy nước ở trẻ khá nguy hiểm vì thế cha mẹ cần xử lý nhanh chóng và triệt để.

Biến chứng chàm sữa chảy nước ở trẻ
Biến chứng chàm sữa chảy nước ở trẻ

Cách xử lý chàm sữa chảy nước

  • Vệ sinh vết chàm sữa bị chảy nước: Khu vực trẻ bị chàm sữa cần được giữ sạch sẽ để tránh lây lan sang các khu vực khác và giữ cho chúng không phát triển nặng thêm. Mẹ có thể sử dụng nước sạch ấm hoặc nước muối sinh lý để lau cho trẻ hàng ngày. Che chắn hợp lý để để vùng da bị chàm sữa không tiếp xúc với bụi bẩn.
  • Làm dịu da: Vùng da bị chàm sữa có thể rất ngứa kèm theo sưng đỏ, nóng rát. Mẹ nên nhanh chóng làm dịu da cho trẻ bằng cách đắp khăn mát, làm ẩm phòng với máy phun sương, mặc quần áo cotton.
  • Giảm ngứa da để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, không còn gãi vào vết chàm. Mẹ có thể sử dụng kem trị chàm sữa bằng thảo dược thiên nhiên, lành tính với làn da của trẻ nhỏ như Kem EmBé.

Cách điều trị chàm sữa chảy nước

Sau các bước xử lý, mẹ có thể áp dụng một trong những cách điều trị dưới đây.

1.Điều trị chàm sữa bị chảy nước bằng thuốc

Một số loại thuốc phổ biến có thể được sử dụng khi điều trị bệnh chàm sữa cho trẻ gồm:

  • Corticosteroid kem hoặc thuốc mỡ: giúp giảm ngứa và sưng.
  • Thuốc kháng sinh: Trẻ có thể cần kháng sinh điều trị nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng histamin: Trẻ có thể cần dùng thuốc này trước khi ngủ để giúp giảm ngứa và cải thiện giấc ngủ.
  • Thuốc mỡ làm thay đổi hệ thống miễn dịch: Bác sĩ có thể kê toa kem crisaborole để đưa lên da.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Nó có thể được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hoạt động tốt. Thuốc này có thể có tác dụng phụ. Trẻ sẽ được xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra tác dụng phụ khi dùng thuốc này.
  • Thuốc sinh học: Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể được chỉ định sử dụng một loại thuốc như dupilumab.

Dù với bất cứ loại thuốc nào, bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không nên tự ý mua về sử dụng hoặc thay đổi loại thuốc vì không phải thuốc nào cũng phù hợp với làn da của trẻ.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu bệnh về da
Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu bệnh về da

2.Điều trị bằng phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian với ưu điểm là dễ tìm, dễ làm, an toàn nên được nhiều bố mẹ tin dùng. Mẹ có thể áp dụng một số cách như:

2.1.Keo bột yến mạch

Đây là hỗn hợp được làm từ yến mạch nghiền mịn trộn với nước thành hỗn hợp đặc và quánh.

  • Công dụng: Nó giúp làm dịu và làm mềm da bị viêm
  • Cách làm:
    • Mẹ dùng keo bột yến mạch bôi lên vùng da trẻ bị chàm sữa trong 30 phút sau đó tắm lại bằng nước ấm cho trẻ.
    • Thực hiện liên tục trong 1 tuần.

2.2.Dùng dầu dừa

  • Công dụng:
    • Dầu dừa có thể được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên.
    • Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn giúp làm giảm vi khuẩn tụ cầu khuẩn trên da, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
    • Điều này rất quan trọng đối với trẻ bị bệnh chàm sữa vì các mảng da bị viêm có thể nứt và rỉ ra, cho phép vi khuẩn xâm nhập.
  • Cách dùng: Mẹ nên sử dụng dầu dừa nguyên chất hoặc ép lạnh được chế biến mà không có hóa chất bôi lên da cho trẻ 2 lần/ngày.
Dầu dừa trị chàm sữa ở trẻ
Dầu dừa trị chàm sữa ở trẻ

2.3.Dùng sữa mẹ

  • Công dụng: Sữa mẹ có chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cách dùng:
    • Các mẹ vắt lấy sữa của mình và bôi 1 lớp mỏng lên vùng da bị chàm sữa cho trẻ.
    • Mỗi ngày, mẹ có thể bôi cho trẻ 2-3 lần và tắm lại nước sạch cho trẻ vào buổi tối.

*Lưu ý: Tránh để côn trùng tiếp cận vùng da chàm sữa của trẻ khi da trẻ có sữa mẹ.

2.4.Tắm nước lá trầu không

  • Công dụng: Lá trầu không giúp kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng trên da
  • Cách dùng:
    • Dùng 1 nắm lá trầu không già đun với 2l nước để sôi trong 5 phút.
    • Đợi nước nguội bớt thì dùng để tắm cho trẻ mỗi ngày.
Trầu không là phương pháp hay được áp dụng khi trẻ bị chàm sữa nhẹ
Trầu không là phương pháp hay được áp dụng khi trẻ bị chàm sữa nhẹ

2.5.Kem EmBé

Công dụng :

  • Tinh chất Cúc la mã với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa được sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn, làm mềm da em bé.
  • Tinh nghệ Nano (Nano Curcumin) chống viêm ngứa, giúp vết thương nhanh lành, tái tạo và phục hồi nhanh vùng da bị chàm sữa.
  • Tinh dầu hạnh nhân và Vitamin E giúp duy trì độ ẩm. Kẽm Oxyd có tác dụng kháng khuẩn và chữa lành vùng da bị tổn thương.
  • Khi sử dụng Kem EmBé sẽ giúp nhanh chóng làm dịu vùng da bị tổn thương, nóng rát do chàm sữa. Đặc biệt, Kem EmBé không chứa Corticoid, Paraben nên không gây kích ứng cho làn da mỏng manh của trẻ. Kem EmBé giúp làn da của bé nhanh hồi phục và không bị thâm sẹo. Sản phẩm có thể dùng trên các vùng da khác nhau (mặt , cổ, tay…) và dùng được cho trẻ sơ sinh từ 7 ngày tuổi trở lên.
Kem EmBé điều trị chàm sữa hiệu quả nhanh chóng
Kem EmBé điều trị chàm sữa hiệu quả nhanh chóng

Lưu ý khi trẻ bị chàm sữa bị chảy nước

  • Tránh để vết nước từ mủ chàm sữa lan sang các vùng da khác. Mẹ cần lau sạch ngay khi chúng vừa bị vỡ gây chảy nước.
  • Không làm trầy xước da: Cố gắng giữ cho trẻ không bị trầy xước bằng cách cắt móng tay ngắn hoặc đeo bao tay cho trẻ.
  • Giữ mát: Cố gắng giữ cho em bé của bạn mát mẻ nhất có thể. Nóng và đổ mồ hôi có thể khiến bé khó chịu hơn. Phòng điều hòa nên được cung cấp máy làm ẩm không khí tránh làm khô da trẻ.
  • Tắm bằng nước ấm, không tắm quá lâu, hạn chế dùng sữa tắm hoặc xà phòng.
  • Nhẹ nhàng làm khô da sau khi tắm khăn mềm, sử dụng kem dưỡng ẩm như Kem EmBé giúp chống viêm, giảm ngứa, giữ da luôn ẩm, mềm mịn.
  • Thay đổi chế độ ăn phù hợp: với trẻ đang bú mẹ, mẹ nên cho bé bú càng lâu càng tốt và mẹ nên tránh ăn trứng, mỡ động vật, trứng vịt lộn…  Với trẻ đã ăn dặm, mẹ nên loại bỏ các thực phẩm dễ gây dị ứng, tăng cường ăn cá biển để tăng chất ARA chống lại dị ứng.
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ gặp phải các trường hợp dưới đây:
    • Tình trạng chàm sữa làm trẻ mất ngủ thường xuyên, hay quấy khóc và ảnh hưởng đến mọi hoạt động hàng ngày
    • Trẻ bị nhiễm trùng da với những vệt đỏ, có mủ, vảy vàng
    • Tiếp tục gặp các triệu chứng chàm sữa mặc dù đã thử các biện pháp khắc phục tại nhà
    • Bị phát ban rộng hơn và đi kèm với tình trạng nhiễm trùng và bé bị sốt
Dấu hiệu chàm sữa bị chảy nước ở trẻ
Dấu hiệu chàm sữa bị chảy nước ở trẻ

>> Xem thêm: Chàm sữa có ngứa không?

Phòng tránh chàm sữa chảy nước cho bé

Chỉ cần thực hiện một vài chú ý đơn giản là bố mẹ đã giúp bé tránh xa bệnh chàm sữa dễ dàng.

  • Luôn chú ý giữ ẩm cho da trẻ: Sử dụng kem bôi ngoài da để duy trì độ ẩm thích hợp trên da của trẻ và ngăn ngừa sự phát triển của chàm sữa cũng như bệnh viêm da dị ứng.
  • Tránh xa các tác nhân: Các tác nhân phổ biến có thể gây chàm sữa bao gồm các chất kích thích như len, xà phòng hoặc hóa chất, mạt bụi, đồ ăn, thậm chí là stress… Mẹ cần cố gắng để trẻ tránh xác các nguyên nhân gây chàm sữa này.
  • Mặc quần áo mềm mại bằng cotton thoáng mát. Quần áo đã được giặt sạch sẽ và không bị dính bụi bẩn.
  • Chú ý thực phẩm mẹ hoặc bé ăn hàng ngày. Ngừng ngay việc sử dụng các loại thực phẩm khi ăn vào làm cho bé bị dị ứng.
  • Giữ cho phòng của trẻ luôn có không khí khô thoáng và mát mẻ.
  • Chỉ tắm cho trẻ bằng nước ấm hoặc sữa tắm dành riêng cho làn da nhạy cảm của trẻ.
Dưỡng ẩm cho trẻ bị chàm sữa chảy nước
Dưỡng ẩm cho trẻ bị chàm sữa chảy nước

Tình trạng chàm sữa bị chảy nước ở bé cần được chăm sóc đúng cách và kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi không thể kiểm soát được tình trạng cụ thể của trẻ tại nhà.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…