Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

[Hỏi – Đáp] Chàm sữa có tự hết không ?

[Hỏi – Đáp] Chàm sữa có tự hết không ?

Chàm sữa có tự hết không? là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ còn đang băn khoăn, thắc mắc. Cùng theo dõi nội dung bài dưới đây để hiểu rõ hơn việc chàm sữa ở bé có tự khỏi hay không nhé.

[Hỏi] Chị Hoài tại Nghệ An có gửi tới chúng tôi câu hỏi như sau: “Chào bác sĩ, bé nhà em mới được 8 tháng tuổi, mấy hôm nay trên người bé xuất hiện những mảng da có màu hồng kèm theo đó là mụn nước nhỏ li ti và bong tróc vảy trắng xuất hiện 2 bên má và cằm của con. Em rất lo lắng liệu bé có bị chàm sữa hay không. Vậy em muốn hỏi chàm sữa có tự hết không hay cần phải chữa trị ạ. Bởi vì bé nhà em còn nhỏ quả và da bé cũng khá mẫn cảm nên em sợ rằng con bị ảnh hưởng khi sử dụng các biện pháp chữa trị. Rất mong nhận được hồi đáp sớm của bác sĩ. Em xin cảm ơn”.

[Đáp] Chào chị Hoài, để trả lời câu hỏi của chị, chúng tôi muốn chị biết rằng chàm sữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, có đến 20% trẻ bị chàm sữa sau khi sinh ra. Vì vậy chị không nên quá lo lắng về tình trạng của bé. 

Xem thêm:

1. Giải đáp câu hỏi “Chàm sữa có tự hết không”

Chàm sữa có tự hết không phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Bệnh chàm sữa ở trẻ 
  • Thông thường chàm sữa sẽ tự khỏi sau khi bé 2 tuổi
    • Lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bé đã tốt lên, đã đủ mạnh mẽ để chống chọi lại bệnh chàm sữa này. 
    • Tuy nhiên trên thực tế việc chàm sữa có tự hết không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa của từng bé. 
  • Ở nhiều bé bệnh diễn biến phức tạp hơn và chuyển sang bệnh chàm thể tạng.
    • Những chuyển biến của bệnh thường làm trẻ khó chịu, lười ăn, hay quấy khóc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
    • Theo đó, mẹ không nên chờ bệnh tự hết mà nên chủ động tìm các biện pháp điều trị cho bé càng sớm càng tốt. 

2. Giải thích về chàm sữa ở trẻ em

Để các mẹ có thể hiểu hơn về chàm sữa, dưới đây là những điều mà các mẹ nên biết về chàm sữa để có thể bình tĩnh hơn khi con bị mắc bệnh.

2.1. Chàm sữa là gì?

  • Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là một dạng chàm thể tạng thường bắt gặp ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến khoảng 2 tuổi.
  • Bệnh xuất hiện với tình trạng các mảng da bị viêm, ngứa, đỏ, nứt và thô ráp. Trong một số trường hợp còn xuất hiện mụn nước.
Chàm sữa ở trẻ em
Chàm sữa có tự hết không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

2.2. Biểu hiện triệu chứng của chàm sữa là gì?

Các triệu chứng của chàm sữa có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng trẻ. Tuy nhiên các dấu hiệu nhận biết chàm sữa phổ biến là viêm da dị ứng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, với các mảng khô và có vảy xuất hiện trên da. 

Triệu chứng chàm sữa ở trẻ dưới 2 tuổi

Chàm sữa ở trẻ dưới 2 tuổi
Trẻ dưới 2 tuổi bị chàm sữa 
  • Phát ban thường xuất hiện trên da đầu và má.
  • Phát ban thường nổi bong bóng trước khi rò rỉ chất lỏng.
  • Phát ban có thể gây ngứa cực độ. Điều này có thể cản trở giấc ngủ. 
  • Chà xát và trầy xước liên tục có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Triệu chứng ở trẻ từ 2 tuổi đến tuổi dậy thì

Chàm sữa ở trẻ 3 tuổi
Trẻ trên 3 tuổi bị chàm sữa
  • Phát ban thường xuất hiện phía sau nếp gấp của khuỷu tay hoặc đầu gối.
  • Chúng cũng phổ biến trên cổ, cổ tay, mắt cá chân và nếp nhăn giữa mông và chân.
  • Theo thời gian, các triệu chứng sau đây có thể xảy ra:
    • Phát ban có thể trở nên gập ghềnh.
    • Phát ban có thể làm sáng hoặc tối màu.
    • Phát ban có thể dày lên trong một quá trình được gọi là lichen hóa. Các phát ban sau đó có thể phát triển các nút và ngứa vĩnh viễn.

Như vậy, với các biểu hiện của bé nhà chị Hoài là trên da bé xuất hiện những mảng hồng kèm theo mụn nước nhỏ li ti và có bong tróc vảy trắng là những dấu hiệu khẳng định bé đã bị chàm sữa.

>> Xem thêm: Chi tiết về bệnh chàm sữa ở trẻ em

3. Cách điều trị không gây ảnh hưởng đến da của trẻ

Nếu mẹ đang phân vân chàm sữa có tự hết không hãy áp dụng các cách dưới đây, giúp điều trị chàm sữa cho bé hiệu quả và an toàn thì mẹ nên lựa chọn những phương pháp chữa bệnh từ thảo dược thiên nhiên như sử dụng lá trầu không, dầu dừa, lá chè xanh, lá ổi, khoai tây, cám gạo… hoặc những sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Kem EmBé.

3.1. Sử dụng Kem EmBé 

Kem EmBé điều trị chàm sữa ở trẻ em an toàn
Sử dụng Kem EmBé xóa tan nỗi lo chàm sữa có tự hết không
  • Là sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên.
  • Tinh nghệ vàng (Nano curcumin) và Cúc La Mã
    • Chứa chất kháng viêm
    • Giúp giảm viêm trên da
    • Ngăn ngừa chàm sữa phát triển
    • Làm lành nhanh các tổn thương cho chàm sữa
    • Ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả.
  • Kẽm Oxyd và Vitamin E có công dụng làm mềm da, tăng cường độ ẩm cho da, giảm ngứa đau do chàm sữa.
  • D-panthenol, Allantoin:
    • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới
    • Duy trì độ ẩm cho da tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.
  • Đặc biệt Kem EmBé rất an toàn cho da bởi nó không chứa corticoid, paraben.
  • Chính vì vậy Kem EmBé đang là sản phẩm trị chàm sữa an toàn, đạt hiệu quả cao, được nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng lựa chọn.

3.2. Lá trầu không chữa chàm sữa

Trị chàm sữa bằng lá trầu
Mẹ nên thực hiện liên tục để thấy được hiệu quả
  • Mẹ chỉ cần dùng một nắm lá trầu không, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước.
  • Sau đó dùng nước vừa vắt được thoa lên vùng da đang bị bệnh.
  • Nên thực hiện 1 – 2 lần/ngày, liên tục trong khoảng 2 tuần.
  • Tốt nhất là thực hiện vào buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất.

>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Cách chữa chàm sữa cho bé bằng lá trầu không hiệu quả

3.3. Trị chàm sữa cho bé bằng tinh dầu dừa

  • Để trị chàm sữa cho con bằng tinh dầu dừa mẹ chỉ cần dùng vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay rồi sau đó thoa lên vùng da đang bị chàm sữa của con.
  • Sau đó massage nhẹ nhàng để tinh dầu ngấm vào da, thực hiện liên tục 2 lần/ngày các triệu chứng của chàm sữa sẽ giảm rõ rệt.

3.4. Trị chàm sữa bằng lá ổi

Trị chàm sữa cho bé bằng lá ổi
Dùng lá ổi mẹ không còn phải lo lắng chàm sữa có tự hết không
  • Mẹ dùng 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Sau đó cho lá ổi vào nồi, cho một lượng nước vừa phải rồi đun sôi trong vòng 5 – 7 phút.
  • Sau đó để nước nguội bớt rồi dùng khăn sạch thấm nước lau lên vùng da đang bị bệnh của con.
  • Với cách chữa chàm sữa bằng lá ổi này mẹ thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối, trước khi bé ngủ.
  • Kiên trì thực hiện liên tục cho đến khi các triệu chứng bệnh biến mất.

3.5. Chữa chàm sữa bằng lá sim

  • Mẹ chuẩn bị 200g lá sim, rửa sạch rồi đun với 1,5l nước.
  • Đun cho đến khi nước đặc sánh lại thành dạng cao lỏng thì tắt bếp.
  • Để một lúc để nguội bới thì bôi lên vùng da bị chàm sữa của con.
  • Để đạt hiệu quả như mong muốn mẹ nên thực hiện liên tục trong vòng khoảng 10 ngày.

3.6. Chữa chàm sữa bằng khoai tây

Khoai tây điều trị chàm sữa cho bé
Trị chàm sữa cho bé bằng khoai tây
  • Khoai tây giàu vitamin C, vitamin B1, vitamin B2 là những thành phần hữu hiệu trong việc đẩy lùi các triệu chứng chàm sữa.
  • Theo đó mẹ chỉ cần sử dụng khoai tây sạch, không mọc mầm, không bị hỏng, sơ chế sạch rồi thái lát mỏng, sau đó giã nhuyễn lọc lấy nước.
  • Sử dụng nước cốt khoai tây vừa lọc được rồi pha thêm với một chút nước rồi bôi trực tiếp lên những vùng da bị chàm sữa. Mẹ nên kiên trì thực hiện đều đặn, liên tục cho đến khi các triệu chứng chàm sữa biến mất.

*Lưu ý: Với các phương pháp chữa chàm sữa cho bé bằng các loại thảo dược thiên nhiên như lá trầu không, lá trà xanh, tinh dầu dừa, khoai tây, lá sim.. nêu trên hiệu quả điều trị bệnh tùy thuộc vào cơ địa từng bé. 

Xem thêm: Bệnh chàm sữa có ngứa không?

Kết luận, với câu hỏi “chàm sữa có tự hết không” thì chúng tôi xin khẳng định rằng bệnh chàm sữa ở trẻ em hoàn toàn có thể tự khỏi. Tuy nhiên khả năng tự khỏi phụ thuộc vào cơ địa của từng bé. Do đó tốt hơn hết khi phát hiện bé bị chàm sữa thì bố mẹ nên tìm cách chữa trị kịp thời cho con để đảm bảo bệnh khỏi hoàn toàn.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…