Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Chàm sữa tắm lá gì? Mẹ bỉm sữa nên biết 7 loại lá hiệu quả sau

Chàm sữa tắm lá gì? Mẹ bỉm sữa nên biết 7 loại lá hiệu quả sau

Làn da trẻ nhỏ vốn mỏng manh và nhạy cảm nên khi gặp các vấn đề về da, nhiều ba mẹ vẫn muốn cho trẻ sử dụng các phương pháp tự nhiên trước tiên. Do đó, với các bé bị chàm sữa ,câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm nhất chính là: Chàm sữa tắm lá gì? Các mẹ bỉm sữa không thể bỏ qua danh sách các loại lá tắm chàm sữa hiệu quả dưới đây.

Xem thêm:

1. Chàm sữa tắm lá gì – Lá trầu không

Lá trầu không khá phổ biến tại Việt Nam. Các mẹ có thể tìm mua ngoài chợ hoặc tìm quanh nhà.

1.1. Thành phần

  • Tinh dầu trong lá trầu:
    • Có đặc tính kháng khuẩn
    • Có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. 
  • Chất Phenolic và Phytochemical
    • Đặc tính chống vi khuẩn
    • Chống oxy hóa
    • Chống loét vượt trội. 
  • Chiết xuất lá trầu:
    • Có tác dụng cực kỳ mạnh mẽ khi chữa lành vết thương
    • Đặc biệt hiệu quả đối với các trường hợp viêm da như chàm sữa. 
Chàm sữa tắm lá gì
Lá trầu không là một gợi ý khi mẹ đang phân vân chàm sữa tắm lá gì

1.2. Chuẩn bị

  • Lấy 5-7 lá trầu không già hơi có màu vàng.
  • Lượng tinh dầu của lá trầu không già phù hợp với trẻ nhỏ hơn.
  • 1 chút muối hạt to.

1.3. Cách làm

  • Rửa sạch vùng da bị chàm sữa cho trẻ.
  • Lá trầu rửa sạch để ráo nước. Giã nát lá trầu không, thêm vào muối.
  • Lọc lấy nước. Mẹ dùng khăn mềm hoặc tăm bông chấm nước lá trầu bôi vào vùng da trẻ bị chàm sữa. 
Trị chàm sữa bằng lá trầu
Mẹ nên thực hiện cách này liên tục để thấy được hiệu quả

1.4. Lưu ý

  • Mẹ nên thực hiện cách này vào buổi tối và để qua đêm đến sáng hôm sau thì rửa sạch với nước.
  • Thực hiện liên tục trong 5 ngày để thấy hiệu quả.

Mẹ cũng có thể trị chàm sữa cho trẻ bằng cách tắm lá trầu không. Cách này phù hợp với những trẻ dưới 1 tuổi có làn da khá mỏng manh:

  • Lấy khoảng 5 lá trầu không cho vào nồi nước đun sôi trong 10 phút, để nguội tự nhiên.
  • Khi nước đã có độ ấm vừa phải, mẹ vớt xác lá trầu không ra và tắm nước lá cho bé. 

Mẹ có thể tắm cho bé bằng lá trầu không mỗi ngày. Sau khi tắm, mẹ nên lau lại người cho bé với nước sạch.

2. Lá chè xanh

Lá chè xanh là một gợi ý lý tưởng khi mẹ đang băn khoăn bé bị chàm sữa tắm lá gì.

2.1. Thành phần

Chè xanh mang lại tác dụng điều trị chàm sữa đáng kinh ngạc với những lý do sau: 

  • Lá chè xanh rất giàu Theanine – một loại axit amin có lợi.
  • Tác dụng chống oxy hóa nhờ tinh chất EGCG cũng giúp tăng cường đáng kể hệ miễn dịch.
  • Theanine trong cây chè giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách tăng cường các hoạt động của một nhóm các tế bào chống lại bệnh tật.

    Chàm sữa tắm lá chè xanh
    Chàm sữa tắm lá gì – Lá chè xanh

2.2. Chuẩn bị

  • 20g lá chè xanh. Chọn búp lá non.
  • 1 chút muối.
  • Nước sạch.

2.3. Cách làm

  • Lá chè xanh rửa sạch cho vào nồi nước đun sôi, thêm chút muối trong 10 phút.
  • Đợi khi nước nguội bớt, mẹ bớt bã chè ra và tắm cho trẻ. Không cần tắm lại với nước sạch.
  • Mẹ có thể thực hiện phương pháp này 2 lần mỗi ngày cho tới khi các dấu hiệu chàm sữa của bé giảm hẳn.

2.4. Lưu ý 

Mẹ nên dùng lá chè xanh tươi chứ không nên dùng bột trà xanh. Nếu không có sẵn mẹ có thể tìm mua tại siêu thị hoặc chợ.

3. Lá kinh giới

Lá kinh giới có thể dễ dàng tìm mua tại chợ, siêu thị. Tuy nhiên, mẹ nên lựa chọn nguồn mua đảm bảo và vệ sinh kỹ lưỡng để tránh bị ảnh hưởng bởi thuốc bảo vệ thực vật.

3.1. Thành phần

Tinh dầu của lá kinh giới có chức năng:

  • Tương tự như thành phần trong thuốc sát trùng, bảo vệ các vết thương chống nhiễm trùng, uốn ván và ức chế sự phát triển của nấm.
  • Hoạt động và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng. Vì thế, lá kinh giới trở thành một loại thảo dược tốt điều trị các bệnh về da như chàm sữa. 
Chàm sữa tắm bằng lá canh giới
Tắm cho bé bằng lá canh giới

3.2. Chuẩn bị

  • 20g lá kinh giới.
  • Nước sôi
  • 1 chút muối.

3.3. Cách làm

  • Lá kinh giới rửa sạch để ráo nước. Giã nát hoặc xay nhỏ lá lấy nước cốt. Lọc nước, bỏ bã.
  • Pha nước cốt lá kinh giới với khoảng 3l nước sôi. Khi nước nguội bớt, mẹ dùng nước này tắm cho bé.
  • Sau khi tắm xong, mẹ tráng lại người cho bé với nước sạch.

3.4. Lưu ý

Mẹ nên áp dụng tắm lá kinh giới cho trẻ mỗi ngày cho tới khi bệnh chàm sữa của trẻ có thể loại bỏ.

4. Chàm sữa tắm lá gì – Lá sim 

Lá sim không phải là loại lá dễ kiếm nếu như bạn không ở khu vực trung du hoặc vùng núi, không có sẵn. Nếu mẹ không tìm được lá sim thì có thể chuyển qua sử dụng các loại lá khác chữa chàm sữa.

4.1. Thành phần

  • Rhodomyrtone, một hợp chất hoạt tính sinh học từ lá cây sim có tác dụng hoạt động kháng khuẩn chống lại một số vi khuẩn.
  • Lá sim cũng được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiễm trùng và làm thuốc sát trùng để làm sạch vết thương.
Trị chàm sữa bằng lá sim
Lá sim có tính sát trùng

4.2. Chuẩn bị

  • 200g lá sim.
  • Nước sạch.

4.3. Cách làm

  • Thái nhỏ lá sim và cho vào đun cùng 1.5l nước với lửa nhỏ. Đun tới khi nước sánh lại thành dạng cao lỏng, có màu nâu sậm thì dừng lại.
  • Để cao nguội thì mẹ dùng tăm bông chấm cao bôi lên vùng da trẻ bị chàm sữa.
  • Đợi khoảng 40 – 50 phút thì rửa sạch lại với nước.

4.4. Lưu ý

Mỗi ngày, mẹ nên bôi cao lá sim cho trẻ 2-3 lần. Thực hiện liên tục trong 10 ngày để thấy tác dụng.

5. Lá ổi

Mẹ có thể dễ dàng tìm mua lá ổi tại các cửa hàng hoa quả nếu không có sẵn.

5.1. Thành phần

  • Hàm lượng Vitamin C và Sắt cao trong lá ổi giúp loại lá này có tác dụng chữa lành vết thương nhanh chóng.
  • Lá ổi có đặc tính chống viêm tự nhiên nhờ khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ.
  • Ngăn chặn sự giải phóng Histamin , có hiệu quả trong việc ngăn chặn tất cả các phản ứng dị ứng như ngứa ngáy. 
Chàm sữa tắm bằng lá ổi
Chàm sữa tắm là gì – Lá ổi

5.2. Chuẩn bị

  • 20g lá ổi tươi
  • Nước, 1 chút muối.

5.3. Cách làm

  • Lá ổi đem rửa sạch và cho vào nồi đun với chút muối trong 5 phút.
  • Để nguội tự nhiên sau đó mẹ lọc lấy nước này tắm cho trẻ.

5.4. Lưu ý

Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối sẽ mang lại kết quả tốt.

6. Chàm sữa tắm lá gì – Lá khế

6.1. Công dụng

  • Lá khế có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
  • Có vị chát, tính bình có thể đặc trị các vết lở loét, viêm da, mẩn đỏ. 
  • Lá khế đặc biệt thích hợp dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt.
  • Dùng lá khế giúp giảm ngứa và sát trùng. 
Lá khế chữa chàm sữa
Chữa chàm sữa bằng lá khế

6.2. Chuẩn bị

  • 200g lá khế
  • 2 lít nước
  • 1 thìa cafe muối trắng.

6.3. Cách làm

  • Lá khế rửa sạch vò nát. Cho vào nồi đun cùng 2l nước và muối. 
  • Đun sôi trong 5 – 10 phút thì tắt bếp, để nước nguội tự nhiên.
  • Mẹ dùng nước này tắm cho trẻ sau đó tráng lại bằng nước sạch.

6.4. Lưu ý

Mẹ nên tắm cho trẻ đều đặn nước lá khế hàng ngày để có công dụng tốt nhất.

7. Lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ không phải là loại lá phổ biến. Khi tìm lá đơn đỏ, mẹ nên lưu ý để tránh nhầm lẫn với các loại lá khác.

7.1. Thành phần 

  • Lá đơn đỏ còn được gọi là lá đơn tía, một loại cây chữa được nhiều bệnh khác nhau.
  • Trong thành phần của lá đơn đỏ có chứa hàm lượng Flavonoid cao có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn.
  • Các hoạt chất như Coumarin, Saponin, Tanin, … trong lá đơn đỏ có tác dụng trong việc giảm viêm, kháng khuẩn, giảm đau khắc phục triệu chứng ngứa ngáy và đau rát khó chịu khi trẻ bị chàm sữa. 
Lá đơn đỏ trị chàm sữa
Chàm sữa tắm lá gì – Lá đơn đỏ

7.2. Chuẩn bị

  • 30g lá đơn đỏ tươi
  • 1 thìa cafe muối hột

7.3. Cách làm

  • Lá đơn đỏ tươi rửa sạch vò nát, cho nước vào đun sôi trong 5 phút.
  • Đợi nước nguội bớt thì mẹ dùng nước này tắm cho trẻ. Vắt lấy nước từ lá đơn đỏ lên vùng da trẻ bị chàm sữa.
  • Sau khi tắm xong, mẹ lau lại người cho bé với khăn sạch.

7.4. Lưu ý

Thực hiện tắm nước lá đơn đỏ khoảng 10 ngày liên tục sẽ thấy được hiệu quả đáng kể.

8. 5 lưu ý mẹ cần nắm khi áp dụng phương pháp tắm lá.

Chữa chàm sữa bằng các loại lá
Lưu ý khi áp dụng phương pháp chữa tràm sữa bằng các loại lá
  • Chỉ sử dụng phương pháp này trong trường hợp trẻ bị chàm sữa nhẹ, không áp dụng cho các trường hợp bé bị chàm sữa vừa và nặng.
  • Khi sử dụng một loại lá nào tắm cho trẻ gây ra dị ứng, mẹ nên ngừng ngay. Trường hợp vết chàm sữa của trẻ không giảm sau 1 thời gian dùng lá nào, mẹ nên đổi sang các loại lá khác.
  • Đảm bảo xử lý lá sạch, an toàn. Nên ngâm nước muỗi loãng trước khi đun nước tắm hoặc vò nát.
  • Sau khi tắm bằng nước lá, mẹ nên tắm lại cho trẻ bằng nước sạch một lần nữa để tránh bột lá đọng lại trên da. 
  • Lau khô người bằng khăn mềm và sử dụng kem bôi thảo dược như Kem EmBé để giảm sưng đỏ, mẩn ngứa, bong tróc da do chàm sữa.

9. Hướng dẫn cách chăm sóc da bé bị chàm sữa hàng ngày

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vết chàm bằng nước sạch.

Bước 2: Bôi 1 lớp mỏng Kem Em Bé Derma, không cần rửa lại bằng nước sạch

Mẹ nên làm như vậy ngày 3-6 lần (bé bị nặng hơn có thể bôi tăng ngày 4-6 lần). Các vết chàm sẽ bắt đầu khô se và khỏi trong vòng 5-7 ngày.

Mẹ hãy dùng Kem Em Bé Derma, vết chàm sẽ khỏi ngay thôi

10. Kem bôi da thảo dược Kem Em Bé Derma

Kem Em Bé Derma là sản phẩm chuyên biệt cho da chàm sữa, thành phần từ thảo dược thiên nhiên, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm chứa chiết xuất thông đỏ, sữa dê nhập khẩu Pháp cùng công nghệ Aminovector phức hợp Aquaxyl nhập khẩu Pháp giúp thẩm thấu nhanh các hoạt chất và mang đến công dụng tối ưu: 

– Làm dịu da, mềm da khi bị: chàm sữa, viêm da, sưng đỏ, ngứa ngáy, vảy da, bong tróc da,…

– Kháng khuẩn, dưỡng ẩm sâu, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi da bị hư tổn, cho làn da mềm mại, mịn màng.

Kem Em Bé Derma chứa các thành phần từ thiên nhiên

Kem Em Bé Derma được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 190.000đồng/tuýp 30 gram.

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…