Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Chữa chàm sữa bằng hồ nước

Chữa chàm sữa bằng hồ nước

Chữa chàm sữa bằng hồ nước là một trong những cách điều trị hiệu quả tại nhà được các mẹ áp dụng phổ biến hiện nay. Nhưng điều trị chàm sữa bằng hồ nước như thế nào? Làm sao để đạt hiệu quả tối ưu nhất? Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ cho mẹ các kiến thức cần thiết để mang lại một làn da khỏe mạnh cho con trẻ.

Xem thêm:

1. Lợi ích của hồ nước với làn da

– Hồ nước có chứa thành phần kẽm oxyd, glycerin, calci carbonat, nước cất và talc. Dung dịch hồ nước có tác dụng:

  • Làm mát da, kháng khuẩn nhẹ, làm dịu vùng da bị kích ứng.
  • Các phản ứng bất lợi trên bề mặt da sẽ giảm nhanh chóng.
  • Tăng cường dưỡng ẩm làm khô vết thương
  • Tạo lớp màng bảo vệ và chữa lành các tổn thương trên da, tái tạo lớp tế bào da, cải thiện thâm sẹo do chàm sữa.
Phương pháp trị chàm sữa bằng hồ nước
Phương pháp trị chàm sữa bằng hồ nước

– Hồ nước có rất nhiều công dụng, lành tính, rất thích hợp điều trị các vấn đề thường gặp trên da bé như:

  • Chàm
  • Eczema
  • Mụn nhọt
  • Bỏng da
  • Các vết côn trùng cắn
  • Vảy nến
  • Chốc lở
  • Nấm da
  • Bảo vệ da dưới tác động tia UV có tác dụng chống nắng.
Dung dịch hồ nước
Dung dịch hồ nước

2. Cách chữa chàm sữa bằng hồ nước

2.1. Chuẩn bị

Mẹ có thể mua hồ nước ở các hiệu thuốc uy tín, bệnh viện da liễu gần nhất, chuẩn bị sẵn một lọ hồ nước cùng với khăn khô mềm.

2.2. Cách thực hiện

  • Vệ sinh vùng da bị chàm sữa của bé thật sạch sẽ bằng các sản phẩm dành riêng cho trẻ em thành phần nhẹ dịu, phù hợp với da bé. Mẹ sử dụng khăn bông mềm và sạch thấm khô hết nước trên da bé.
  • Lấy một lượng vừa đủ, mẹ thoa hồ nước lên vùng da bị chàm sữa, chú ý nhẹ nhàng để lớp da bị tổn thương không bị bong ra. Lưu ý tay mẹ đảm bảo thật sạch trước khi bôi cho bé, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn trên da.
  • Hằng ngày, mẹ có thể bôi lên vùng da tổn thương của bé từ 2-3 lần.
  • Mẹ nên bôi hồ nước ở một vùng da diện tích nhỏ, nếu không có phản ứng nào mới tiếp tục sử dụng cho vùng da khác. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ngưng sử dụng và đưa trẻ tới bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bôi hồ nước giúp trị chàm sữa cho bé
Bôi hồ nước giúp trị chàm sữa cho bé

3. Thời gian áp dụng

  • Mẹ nên sử dụng hồ nước trong giai đoạn đầu của chàm sữa, da mới đỏ, chảy nước ít.
  • Sử dụng kiên trì trong vòng 1 tuần đến 10 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Thời gian áp dụng bôi hồ nước cho trẻ
Thời gian áp dụng bôi hồ nước cho trẻ

4. Ưu nhược điểm của phương pháp này

4.1. Ưu điểm chữa chàm sữa bằng hồ nước

  • Hồ nước được bào chế dưới dạng thuốc mỡ có tính mát, khá an toàn và lành tính cho làn da nhạy cảm, đặc biệt có thể sử dụng cho trẻ nhỏ.
  • Hồ nước được đánh giá rất hiệu quả đối với các trường hợp bị chàm cấp tính. Hồ nước giúp làm dịu da, mềm da, giảm kích ứng trên da bé như mẩn ngứa, sưng tấy, lại ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời giúp tái tạo khôi phục làn da bị tổn thương.
  • Sản phẩm khá phổ biến, có mặt ở nhiều hiệu thuốc, bệnh viện, giá thành rẻ, tiện lợi giúp mẹ tiết kiệm chi phí, thời gian công sức.
  • Ngoài lợi ích điều trị chàm sữa, hồ nước giúp điều trị bỏng nước nhẹ, eczema, vảy nến, côn trùng cắn. Là sản phẩm “đa zi năng” giúp mẹ xử lý nhiều vấn đề gặp phải trên da bé.
Hồ nước trị côn trùng cắn
Hồ nước trị côn trùng cắn

4.2. Nhược điểm của phương pháp

  • Khi chữa chàm sữa bằng hồ nước, mẹ chỉ nên thoa một lớp mỏng, đều, để thấm nhẹ nhàng vào da bé, nếu bôi quá nhiều sẽ gây bít da, khó làm sạch. Hồ nước dễ gây bẩn, khiến bé có cảm giác khó chịu, không hợp tác khi mẹ thoa tiếp ở các lần sau.
  • Đối với trường hợp da bé bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm, mẹ không nên dùng. Vì nó sẽ khiến tình trạng viêm da trở nên trầm trọng, khó điều trị hơn.
  • Một số thành phần khác trong hồ nước là talc oxyd, nhựa thơm, peru có thể gây dị ứng da do tiếp xúc đối với bé.
  • Chỉ sử dụng trong trường hợp bé bị chàm cấp tính và bán cấp, tuyệt đối không nên sử dụng trên các bé có cơ địa chàm mạn tính. Không những không đem lại hiệu quả mà còn kéo dài thời gian điều trị, khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
  • Tùy thuộc vào cơ địa của bé mà hiệu quả điều trị sẽ khác nhau. Mẹ nên ngừng sử dụng khi điều trị không hiệu quả hoặc da bé gặp phản ứng quá mẫn cảm.
Trong trường hợp bé bị chàm sữa nặng bôi hồ nước sẽ không có tác dụng
Trong trường hợp bé bị chàm sữa nặng không nên bôi hồ nước

5. Lưu ý khi chữa chàm sữa bằng hồ nước

Mẹ cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo làn da trẻ được chữa trị đúng cách bằng hồ nước:

  • Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng hồ nước điều trị và chỉ sử dụng giai đoạn chàm nhẹ.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ tiến hành xét nghiệm trên da bé tránh tình trạng dị ứng hoặc xuất hiện các phản ứng bất lợi khi mẹ sử dụng hồ nước để điều trị.
  • Đảm bảo vệ sinh da bé cũng như tay mẹ thật sạch sẽ trước khi bôi hồ nước
  • Đối với những trẻ có cơ địa mẫn cảm, cần thử bôi trước một vùng da nhỏ. Theo dõi quan sát trong một vài ngày, nếu không xuất hiện vấn đề gì, mẹ có thể bôi cho bé trên diện rộng hơn.
  • Không nên bôi hồ nước lên vùng da có vết thương hở, đang rỉ dịch hoặc trẻ bị chàm bội nhiễm.
  • Ngưng dùng hồ nước nếu trẻ có biểu hiện bị mẩn đỏ, ngứa ngáy hoặc các phản ứng nghiêm trọng khác như phát ban toàn thân, khó thở, choáng váng, buồn nôn, nhịp tim nhanh….
  • Sau khi sử dụng, mẹ nên đậy kín hồ nước. Cất giữ ở nơi thoáng mát, tránh nơi có ánh sáng trực tiếp mặt trời, chú ý hạn dùng trên sản phẩm.
Lưu ý khi dùng hồ nước cho trẻ
Lưu ý khi dùng hồ nước cho trẻ

>>Xem thêm: Bệnh chàm sữa có nguy hiểm không?

6. Đánh giá chung

Chữa trị chàm sữa ở trẻ em bằng hồ nước được khá nhiều mẹ tin dùng vì tiện lợi và chi phí rẻ, mang lại hiệu quả đáng kể đối với trường hợp bé bị chàm ở mức độ nhẹ.

Tuy nhiên việc điều trị chàm trên các bé có cơ địa dễ dị ứng, hoặc chàm bội nhiễm sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng, kéo dài thời gian điều trị hoặc thậm chí gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Vì vậy mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia da liễu trước khi điều trị cũng như theo sát quá trình điều trị của con để đạt kết quả tốt nhất.

Chữa chàm sữa bằng hồ nước là một trong những phương pháp dân gian mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp mẹ chăm sóc và bảo vệ bé tốt hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy để lại câu hỏi ngay dưới bài viết để chúng tôi giải đáp nhé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…