Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Điều trị côn trùng cắn sưng môi bằng phương pháp tự nhiên

Điều trị côn trùng cắn sưng môi bằng phương pháp tự nhiên

Côn trùng cắn sưng môi không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn khiến trẻ cảm thấy cực kỳ mất tự tin. Trẻ bị côn trùng cắn vào môi xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn và không còn đau ngứa? Mười một cách sau đây sẽ giúp các mẹ bảo vệ con yêu.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu, triệu chứng bị côn trùng cắn sưng môi

Mỗi loại côn trùng cắn vào môi thường đi kèm những dấu hiệu, triệu chứng riêng.

  • Ong đốt: Sau khi bị ong đốt trên môi, bố mẹ có thể nhận thấy vùng môi của trẻ bị sưng to, viêm, đỏ lên kèm cảm giác đau nhức. Một số trường hợp có thể kèm theo xuất huyết trên da.
  • Muỗi: Khi muỗi đốt, nước bọt của chúng sẽ khiến vùng da bị sưng đỏ, cứng, kèm theo cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu bị ngứa và sưng vùng môi thì rất có thể bị mỗi đốt.
  • Kiến lửa: Kiến lửa đốt vào môi có thể khiến vùng da bị đỏ, sưng to rõ rệt kèm theo cảm giác ngứa kéo dài, có thể kéo sang vùng da xung quanh. Nếu trẻ bị vết côn trùng cắn bị sưng đỏ, rất có thể trẻ bị kiến lửa cắn.
  • Rệp: Dấu hiệu khi bị rệp cắn tại môi là hình dạng vết cắn khá gần nhau, nốt sưng nhỏ màu đỏ với quầng màu đỏ xung quanh vết đốt. kèm theo cảm giác đau đớn nhiều hơn khi bị muỗi đốt.
Côn trùng cắn sưng môi và cách xử lý
Bị côn trùng cắn sưng môi và cách xử lý

2. Nguyên nhân gây sưng môi khi bị côn trùng cắn

  • Khi côn trùng đốt vào môi, chất độc hoặc nước bọt của chúng tiếp xúc trực tiếp với vùng da và máu. Cơ thể sinh ra các phản ứng để chống lại sự xâm nhập gây sưng, viêm tại khu vực này.
  • Các loại công trùng có răng hoặc gai nhọn khi đốt vào môi nếu không được xử lý đúng cách sẽ làm dính lại trên vùng da bị đốt, gây nên các vết sưng kèm cảm giác đau nhức khó chịu.
  • Trẻ nhỏ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và đưa tay lên gãy, gây ra những tổn thương và khiến môi bị sưng.
  • Môi là một trong những khu vực nhạy cảm trên cơ thể do vùng da ở đây khá mỏng. Hệ thống dây thần kinh đặc biệt nhiều để chúng ta có thể cử động dễ dàng khi nói chuyện, ăn uống,… Nên khi bị côn trùng đốt tình trạng sưng sẽ nặng nề hơn những khu vực khác của cơ thể.
  • Ngoài ra, khi bị côn trùng cắn vào môi, nhiều bố mẹ vì nôn nóng muốn các vết cắn mau khỏi mà tự ý sử dụng các loại thực phẩm, gia vị gây kích ứng để bôi lên. Điều này khiến tình trạng sưng đau tại môi thêm nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây sưng đỏ ở môi
Nguyên nhân gây sưng đỏ ở môi

3. Xử lý khi bị sưng môi do côn trùng cắn

3.1. Đá lạnh làm dịu ngứa và sưng viền môi

  • Chuẩn bị: 1, 2 viên đá lạnh, chiếc khăn mềm sạch
  • Cách dùng: Dùng chiếc khăn mềm sạch để gói đá lạnh lại và chườm nhẹ vào vùng môi bị sưng khoảng 8–10 phút. Có thể lặp lại sau vài giờ nếu muốn làm giảm vết côn trùng cắn sưng môi nhanh chóng.
  • Chú ý: Tránh lăn đá trực tiếp lên môi vì sẽ gây tê cóng.
Làm dịu vết sưng tấy bằng đá lạnh
Đá lạnh làm dịu vết côn trùng cắn

3.2. Bột nghệ làm lành vết thương

  • Chuẩn bị: 1 thìa đất sét hấp thụ dầu, 1 thìa bột nghệ, nước lạnh
  • Cách dùng: Trộn bột nghệ và đất sét hấp thụ dầu đã chuẩn bị lại cùng một ít nước lạnh để tạo thành 1 hỗn hợp sền sệt đắp lên môi.
  • Chú ý: Không nên đắp 1 ngày quá 2 lần để tránh gây kích ứng cho da.
Bột nghệ làm lành vết thương sưng tấy nhanh chóng
Bột nghệ làm lành vết thương sưng tấy nhanh chóng

3.3. Dùng nước ấm làm dịu vết côn trùng cắn sưng môi

Khi bị côn trùng cắn môi, mẹ có thể dùng nước ấm để làm giảm sưng tấy cho trẻ.

  • Chuẩn bị: Nước ấm, 1 chiếc khăn mềm sạch
  • Cách dùng: Đem chiếc khăn đã chuẩn bị ngâm vào nước ấm rồi vắt khô, đặt lên môi khoảng 8-10 phút để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm sưng môi.
  • Lưu ý: Không nên dùng nước quá nóng vì sẽ khiến việc vắt khăn thật khô trở nên khó khăn hoặc gây bỏng.
Nước ấm làm diụ vết sưng tấy ở môi
Nước ấm làm diụ vết sưng tấy ở môi

3.4. Tinh dầu tràm trà

  • Chuẩn bị: 1 thìa gel lô hội, 2-3 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất.
  • Cách dùng: Trộn đều tinh dầu tràm trà với gel lô hội lại với nhau để massage nhẹ nhàng từ 1-2 phút sau đó rửa sạch bằng nước lạnh.
  • Lưu ý: Nên thực hiện mỗi ngày 1-2 lần để phát huy hiệu quả giảm sưng cho môi.

3.5. Bị sưng môi do côn trùng cắn bôi dầu dừa 

  • Chuẩn bị: 1 thìa dầu dừa nguyên chất.
  • Cách dùng: Bôi trực tiếp dầu dừa vào vùng môi bị sưng, để trong vài giờ sau đó rửa lại sạch
  • Lưu ý: Không nên quá lạm dụng dầu dừa để quá lâu trên môi vì có thể gây bí da, khiến tình hình thêm nghiêm trọng.
Dầu dừa làm dịu vết sưng, ngứa tại chỗ
Dầu dừa làm dịu vết sưng, ngứa tại chỗ

3.6. Baking soda

  • Chuẩn bị: 1 thìa Banking soda, nước lạnh
  • Cách dùng: Hòa baking soda và nước sau đó đem chấm vào vùng môi bị sưng, sau 10 phút rửa lại với nước lạnh.
  • Lưu ý: Nếu trình trạng sưng không giảm có thể lặp lại cách dùng trên sau 3 đến 4 giờ.
Baking soda làm diu vết côn trùng cắn sưng môi
Baking soda làm dịu vết côn trung cắn sưng môi

3.7. Mật ong làm dịu vết côn trùng cắn sưng đỏ

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê mật ong, bông gòn tiệt trùng.
  • Cách dùng: Dùng bôi gòn bôi mật ong lên vùng môi bị sưng, giữ 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch. Có thể lặp lại 2-3 lần trong ngày.
  • Lưu ý: Nên bôi nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh làm vết sưng thêm nghiêm trọng hơn.
Mật ong sát trùng vết côn trùng cắn
Mật ong sát trùng vết côn trùng cắn

3.8. Muối epsom làm giảm các triệu chứng côn trùng cắn sưng môi

  • Chuẩn bị: 1 thìa muối epsom, 1 cốc nước ấm, 1 chiếc khăn mềm sạch.
  • Cách dùng: Hòa tan muối epsom với nước ấm, nhúng khăn sạch vào nước ấm để chấm lên vùng môi bị sưng khoảng 15 phút.
  • Lưu ý: Có thể lặp lại cách trên 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi bớt sưng môi.
Muối Epsom giảm vết côn trùng cắn sưng đỏ
Muối Epsom giảm vết côn trùng cắn sưng đỏ

3.9. Bị côn trùng cắn môi – Dùng ngay lô hội 

  • Chuẩn bị: 1 nhánh lá lô hội tươi.
  • Cách dùng: Lấy phần gel lá lô hội ở bên trong và thoa lên vùng môi đang bị sưng đau khoảng 8-10 phút. Lặp lại khoảng 2 lần mỗi ngày.
  • Lưu ý: Nên thoa nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương vùng môi đang bị sưng.

3.10. Chiết xuất cây phỉ

  • Chuẩn bị: 1 thìa chiết xuất từ cây phỉ, 2 thìa muối, bông gòn.
  • Cách dùng: Trộn chiết xuất cây phỉ và muối lại với nhau sau đó dùng bông gòn chấm lên môi khoảng 30 phút, rửa lại bằng nước sạch.
  • Lưu ý: Có thể lặp lại 1, 2 lần mỗi ngày đến khi môi hết sưng.
Tinh dầu cây Phỉ
Tinh dầu cây Phỉ

3.11. Dùng kem EmBé khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy

    • Kem EmBé là sản phẩm lành tính dành cho trẻ nhỏ khi bị muỗi đốt, bị côn trùng cắn sưng môi, tê tay… Kem EmBé đã được Cục an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế chứng nhận an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
    • Kem EmBé được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên như tinh nghệ nano (Nano curcumin), tinh chất Cúc la mã, vitamin E, Kẽm oxyd… Kem EmBé có công dụng sát khuẩn, dịu da, giảm sưng viêm do muỗi, côn trùng cắn. Dùng Kem EmBé sẽ làm dịu nhanh chóng vết ngứa, đau đớn, làm mềm da và ngăn ngừa thâm sẹo.
    • Đặc biệt, sản phẩm không chứa paraben hay corticoid nên không gây dị ứng, kích ứng cho làn da của trẻ.
    • Cách dùng: Dùng bông gòn tiệt trùng vệ sinh vùng môi bị sưng sau đó bôi Kem EmBé, dùng mỗi ngày 2-3 lần.
Kem EmBé giảm sưng, tấy nhanh chóng
Kem EmBé giảm sưng, tấy nhanh chóng
  • Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi vừa có dấu hiệu sưng môi do côn trùng đốt.
  • Khuyến cáo: Không dùng cho người dị ứng với các thành phần của sản phẩm.

4. Lưu ý khi điều trị vết côn trùng cắn ở môi

  • Những trường hợp bị côn trùng cắn ở môi có kèm theo một số biểu hiện nặng như viêm sưng, mưng mủ, sốt cao, … Nếu sau khi áp dụng các biện pháp giảm sưng nhưng không có tiến triển, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
  • Khi phát hiện bị côn trùng đốt vào môi, bố mẹ cần nhanh chóng lấy côn trùng ra khỏi vết đốt, vệ sinh và sát trùng thật sạch vết thương rồi mới bôi thuốc.
  • Một số loại côn trùng đốt có thể gây phản ứng nghiệm trọng hoặc sốc phản vệ cho người có cơ địa dị ứng nên khi bị côn trùng cắn sưng môi, bố mẹ cần theo dõi và nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
  • Khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra bố mẹ cần xác định rõ nguyên nhân, loại côn trùng đốt là gì và tình trạng sưng như thế nào để có cách điều trị phù hợp.
Những lưu ý khi trẻ bị côn trùng cắn môi
Những lưu ý khi trẻ bị côn trùng cắn vào môi

Trên đây là một số phương pháp xử lý khi bị côn trùng cắn sưng môi. Hy vọng những phương pháp trên có thể giúp bố mẹ cải thiện tình trạng sưng đau này một cách nhanh chóng giúp bé không còn khó chịu.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…