Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Nguyên nhân và điều trị bệnh hăm da ở trẻ

Nguyên nhân và điều trị bệnh hăm da ở trẻ

Bệnh hăm da là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở những người có cơ địa suy giảm miễn nhiễm, đái tháo đường, người béo phì và trẻ sơ sinh. Cùng tìm hiểu cách ngăn ngừa và điều trị bệnh hăm da hiệu quả ở bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: 

1. Nguyên nhân của bệnh hăm da

Bệnh hăm da không lây lan qua bất kể con đường nào, tuy nhiên căn nguyên chính dẫn đến bệnh là do tình trạng giữ vệ sinh kém của người bệnh. Chính vì vậy cần tránh sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt cá nhân, đồ cho trẻ nhỏ để tránh việc hăm da phát triển trong cộng đồng.

Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm thì khi khi thời tiết chuyển mùa hoặc do cách chăm sóc của mẹ không đúng như: Mẹ và bé dùng thực phẩm lạ, chứa nhiều axit, hay uống kháng sinh, bé bị ỉa chảy dài ngày, da trẻ bị nhiễm trùng nấm men – nấm Candida… rất dễ dẫn đến tình trạng hăm da. Thông thường bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh còn có nguyên nhân khác là do kích ứng bỉm tã, các mẹ quấn bỉm cho bé quá chặt, không đều đặn thay bỉm khiến da bé bị ẩm thấp liên tiếp. Môi trường chất thải (phân và nước giải) là tác nhân chính gây bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh.

Bệnh hăm da tuy phổ biến, không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho làn da. Cần hiểu đúng về bệnh để có cách phòng tránh và chữa trị kịp thời.

bênh hăm da ở trẻ

Hăm da là căn bệnh phổ biến diễn ra ở trẻ

2. Triệu chứng của bệnh hăm da là gì?

Trẻ bị bệnh hăm da sẽ phát ban đỏ hoặc nâu đỏ, da ngứa hoặc chảy nước có mùi, da nứt hoặc giòn. Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da gấp nếp, tạo sự cọ xát hoặc giữ ẩm nào. Bệnh hăm da có thể xuất hiện ở giữa các ngón chân, vùng nách, phía trong đùi, vùng bẹn, vùng eo, nếp nhăn vùng cổ, giữa mông. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh hăm da thì nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.

Bệnh hăm da là tình trạng nổi mẩn đỏ ở các vùng da gấp nếp

3. Cách điều trị bệnh hăm da

Đối với trẻ sơ sinh có thể điều trị bệnh hăm da bằng cách:

– Dùng thuốc mỡ hoặc kem chống hăm không gây kích ứng, chứa thành phần Acid linoleic (dùng 2-3 lần/ngày) để bảo vệ và làm trơn vùng da bị hăm cho bé sau mỗi lần thay bỉm.

– Vệ sinh sạch sẽ, lau khô rồi mới bôi thuốc chống hăm cho bé. (Cần rửa sạch lớp kem đã bôi trước đó).

Lưu ý: rửa sạch tay trước khi lấy, không dùng chung 1 lọ thuốc chống hăm để sử dụng cho nhiều bé. Sau vài ngày không có chuyển biến tốt cần đưa bé đến bệnh viện gặp bác sĩ da liễu.

bệnh hăm da

Cần bôi kem cho bé là cách trị bệnh hăm da hiệu quả

4. Cách ngăn ngừa bệnh hăm da hiệu quả cho bé

– Giữ cho da bé luôn khô, sạch và thoáng mát. Đặc biệt là vùng da nhạy cảm khiến bé dễ bị hăm

– Thay tã cho bé thường xuyên và lau rửa kỹ. Tuy nhiên, các mẹ tránh lau quá mạnh bằng khăn tay có thể gây ra kích ứng và làm khô da cho bé.

– Các mẹ cần chú ý luôn đảm bảo tã không quá chật. Chừa chỗ cho không khí lưu thông quanh vùng mông của bé.

– Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có tác động đến độ PH trong nước tiểu và phân của bé, làm giảm hăm tã.

– Bệnh hăm da sẽ không còn đáng lo ngại nếu như bạn biết được nguyên nhân, cách ngăn ngừa và điều trị nó sao cho hiệu quả. Bệnh hăm da ở trẻ nhỏ đều có khả năng phòng ngừa, riêng ở trẻ sơ sinh do thường xuyên sử dụng tã bỉm nên cần lưu ý hơn vì khi bị bệnh hăm da bé sẽ khó chịu, đau rát, nên quấy khóc. Phòng ngừa hăm ở trẻ các mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên thay bỉm cho trẻ. Trước khi mặc bỉm nên sử dụng 1 lớp thuốc mỡ ngừa hăm tã (chứa Acid Linoleic và Vitamin E) tạo lớp màng bảo vệ.

Với những chia sẻ trên, hi vọng phần nào giúp ích được các mẹ trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh hăm da ở trẻ. Chúc các mẹ thành công trong việc nuôi dạy con

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…