Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Những điều cần biết bệnh rôm sảy ở bé

Những điều cần biết bệnh rôm sảy ở bé

Rôm sảy là một loại bệnh da liễu tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng lại gây cảm giác dấm dứt, khó chịu cho người bệnh. Rôm sảy có thể diễn ra ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách trị sảy hiệu quả cho bé

Xem thêm:

1. Bệnh rôm sảy là gì?

Rôm sảy hay nhiệt gai, là những nốt ban đỏ nhỏ gây ra bởi tắc nghẽn tuyến mồ hôi hoặc tuyến mồ hội hoạt động nhiều hơn bình thường. Chính sự tiết mồ hôi này khiến cho các tế bào da và vi khuẩn trên da bị tổn thương nghiêm trọng và ngăn cản gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi gây nên tình trạng bé bị sảy

rôm sảy

Rất nhiều trẻ sơ sinh bị rôm sảy

2. Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ

– Bệnh rôm sảy thường xuất hiện và phát triển sau khi tiếp xúc với điều kiện nóng, đặc biệt ở những vùng khí hậu nóng ẩm.

– Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị rôm sảy hơn cả bởi tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Nhiều trẻ bị rôm ngay trong tuần đầu sau khi sinh hoặc những trẻ được ủ ấm trong lồng kính, được mặc quá nhiều quần áo…

– Người lớn hoạt động quá nhiều, ra nhiều mồ hôi hay những người nằm quá lâu trên giường, bề mặt da tiếp xúc liên tục với mặt giường, gây nóng, bí; người đang điều trị một loại bệnh khác phải sử dụng thuốc có tác dụng phụ…cũng có thể là nguyên nhân của bệnh.

3. Các dạng rôm sảy thường gặp

– Rôm sảy dạng tinh thể: đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh rôm sảy, chỉ có các ống mồ hôi trên cùng của da bị ảnh hưởng. Đặc trưng của cấp độ này là những mụn nước, bóng nước dễ vỡ. Không có hiện tượng ngứa, đau ở những nốt rôm sảy.

– Sảy gai hay còn gọi là rôm sảy đỏ: đây là loại sảy ẩn sâu trong da. Vùng da bị ảnh hưởng xuất hiện những nốt mụn đỏ, cảm giác ngứa như kiến cắn. Người lớn làm việc trong điều kiện thời tiết nóng ẩm kéo dài; trẻ em từ giữa tuần thứ nhất tới tuần thứ ba sau sinh cũng có thể bị ảnh hưởng ở mức độ này.

– Rôm sảy mủ: Tương tự như viêm nang mồ hôi

– Rôm sảy sâu: Cấp độ bệnh ảnh hưởng đến hạ bì – lớp sâu nhất của da. Mồ hôi xâm nhập vào trong da, gây nhiễm trùng và làm da có màu đỏ như da gà. Trường hợp này ít xuất hiện nhất trong bốn dạng rôm sảy.

rôm sảy

Rôm sảy khiến bé vô cùng khó chịu

4. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy

4.1. Điều nên làm

– Trong trường hợp trẻ nổi rôm sảy thông thường, không nhất thiết phải được điều trị bằng thuốc. Bé có thể tự khỏi nếu mẹ thường xuyên tắm rửa và giữ thân thể cho bé luôn khô ráo. Chú ý lau kỹ những vùng da có nếp gấp như bẹn, đùi, nách. Với quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi phóng nơi có ánh sáng mặt trời để diệt khuẩn. Cắt hết móng tay, móng chân của trẻ nếu dài.

– Khi thấy rôm có các đầu mủ và xuất hiện với diện rộng trên bề mặt da, nên đưa trẻ đi khám để được điều trị bằng thuốc nhằm tránh những biến chứng nặng hơn.

– Vitamin C có thể hỗ trợ trong việc tái tạo tế bào da và làm dịu các vết rôm sảy. Chính vì vậy, mẹ có thể bổ sung Vitamin C bằng việc cho bé uống thêm nước cam, nước bưởi, nước ép kiwi bên cạnh việc bổ sung nước lọc đầy đủ để hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.

– Tạo không gian thoáng mát nơi sinh hoạt cũng như vui đùa của trẻ là cách trị rôm sảy hiệu quả. Lau khô mình trẻ mỗi lúc trẻ ra mồ hôi và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.

– Có thể pha nước dung dịch trị rôm để tắm cho bé hoặc dùng những bài thuốc tắm rôm dân gian để làm mát cho trẻ.

– Mặc quần áo thoáng mát khi trời nóng và uống đủ nước. Mùa đông mặc ấm nên nhớ chậm mồ hôi những lúc trẻ chạy nhảy, vui đùa.

– Đặc biệt đối với trẻ nổi rôm sảy trên mặt hoặc cổ là những vùng nhạy cảm bố mẹ cần lưu ý trong chăm sóc đẻ tránh gây ra biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ.

4.2. Những điều không nên làm

– Bôi phấn rôm lên vùng da đang bị tổn thương để tránh bít các lỗ chân lông, làm cản trở quá trình bài tiết mồ hôi.

– Vắt nhiều nước chanh vào nước tắm của trẻ sẽ khiến axit trong chanh làm tổn thương da.

– Nước lá có thể làm tình trạng viêm nhiễm da thêm nặng nên không tùy tiện dùng nếu chưa được bác sĩ chỉ định.

– Tắm sữa tắm có chất tẩy mạnh của người lớn sẽ làm kích ứng da.

– Không tự ý dùng thuốc bôi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…